Mối tương quan giữa “thân tứ đại”, hệ thống luân xa trong y học cổ đại Ấn Độ ayurveda, chiêm tinh vệ đà và phong thủy huyền không

Hệ thống y học của Ấn Độ coi luân xa 1 có hành “Earth”= đất, luân xa 2 có hành “Water”= nước, luân xa 3 Solar plexus có hành “Fire”= hỏa, luân xa 4 có hành “Air”= gió; chính là tứ đại đất nước gió lửa trong quan điểm nhà phật. Các luân xa ở cao hơn như 5,6,7 là hành “ether” tôi tạm dịch ra là không gian, hoặc “không”. Hệ thống y học ayurveda này khi kết hợp với chiêm tinh vệ đà tức kết hợp với 12 cung hoàng đạo thì họ dùng biểu đồ sinh của 1 bệnh nhân, xem tại các nhà 1,6,8 và hệ thống đại vận vimshottari dasha, để tính trước về vận số của bệnh nhân để tham khảo thêm cho quá trình chữa bệnh. Khi tìm hiểu về vấn đề này, tôi có tình cờ nhìn được cái hình 1 để giới thiệu cho mọi người, một hình ảnh khá là đẹp và trực quan về sự phân bố của 5 hành vào cơ thể với hành đất ở dưới cùng, tiếp theo là nước, sau nữa là hỏa rồi đến khí và đỉnh đầu là ether.
Cái hay của nó là, khi tôi kết hợp vòng hoàng đạo với tổ hợp 12 cung vào vòng 24 sơn của phong thủy phương đông, thì nó lại lộ ra những quy luật cũng lại là toán học như những bài gần đây hay đăng(24 sơn đã được mã hóa thành các con số cho dễ tính toán). Nó là quy luật chia ra lưỡng phiến 2 cặp 1-6, 4-9 và 2-7,3-8. Quy luật này là tối quan trọng trong trường phái liên thành của phong thủy phương đông, nhưng lại ứng trong đồ hình cơ thể của ảnh 1.
Quy luật 2: 4 cặp tam hợp của 12 địa chi là: Thân tý thìn, tị dậu sửu,dần ngọ tuất và hợi mão mùi, khi chiếu vào 12 cung hoàng đạo từ bạch dương đến song ngư cũng tạo ra theo thứ tự tam hợp hành khí, tam hợp hành đất, tam hợp hành lửa và tam hợp hành nước. Ví dụ 1 hành như hành lửa gồm cung sư tử leo, nhân mã saghitarius, bạch dương aries đều có số thuộc về cặp 4-9.
Chúng ta Lấy tổng các số của tam hợp hành khí tức là 1-6 cộng với tổng các số của tam hợp hành lửa là 4-9 tức ra hợp thập 5-10 tạo thành 1 phiến.(Phần nửa trên cơ thể trừ đầu)
Chúng ta lấy tổng các số của tam hợp hành đất là 2-7 cộng với tam hợp hành nước là 3-8 tức tạo ra hợp thập 5-10 tạo thành phiến thứ hai.(Phần nửa dưới cơ thể)
2 phiến âm dương này, tức gồm 4 tổ hợp số 1-6,3-7,3-8,4-9 tạo ra hệ thống cân bằng âm dương trong nội thể, còn số 5-10 để tạo thành sự thống nhất hệ thống số học của hà đồ lạc thư, có thể coi là sự tổng hợp của 4 hành trên để tạo ra hành thống nhất ứng với các luân xa cấp cao hơn 4 là 5,6,7. Lúc này mới chợt nhận ra, có rất nhiều nền tảng lý thuyết tưởng như chẳng liên quan đến nhau nhiều, nhưng lại cùng 1 gốc, và có vẻ cái móc xích để nối chúng lại với nhau lại là “”TOÁN HỌC””.

 

Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: 1 người

Please follow and like us:

Viết một bình luận