Hệ thống các bài tập dành cho bộ môn phong thủy địa mạch

Việc xem 1 mảnh đất chưa bao giờ là đơn giản, đặc biệt khi không có hệ thống các bài tập rèn luyện thích hợp thì rất có hại cho người biết môn này.Tôi vẫn nhớ hồi còn bé tí đã có mối lương duyên với các bài tập yoga và khí từ cuốn sách rất cổ mà giờ tìm lại thì không thấy đâu bán nữa, từ hồi lớp 5, trong thời khóa biểu hồi đó, bên cạnh những môn toán, tiếng việt, thì đã có những bài tập như trồng cây chuối, ngọn nến, hay thở luân phiên,v.v. những bài tập từ tuổi thơ dù lúc chăm lúc lười nhưng 20 năm nay vẫn cứ theo tôi, bởi tôi thấy những bài tập đó là quá hiệu quả nên thích tập, nó khiến bản thân mình thấy vui, thấy cần khi mình yếu thì tập nó là khỏe lại, những bài tập đó có rất nhiều mục đích, từ thể chất như khỏe hơn, tinh thần minh mẫn dễ chịu hơn, cho đến cả về tâm linh như chống đỡ được ngoại tà cho chính mình, chữa được các bệnh về tâm linh kiểu tẩu hỏa thể nhẹ cho người khác(cái này thì không nên làm nhiều). Vậy nó phải có 1 hệ thống phát triển đồng đều, đầy đủ các mặt của 1 con người mà tôi gọi tóm lại là thể, khí và hồn. Có tất cả các dạng bài tập để tập: về thể tức thể chất; về khí là cách điều khí, cân bằng khí, xả khí hút khí trong cơ thể; về hồn là các bài làm vững mạnh hồn của chính mình, khiến nó tràn đầy, khiến nó vững chãi, nó đối ngược lại với cái cảm giác trống rỗng không có tí sinh lực nào của 1 vài người bệnh trước đây tôi chữa, những người trong hoàn cảnh nghĩ quẩn, muốn quyên sinh cũng có, mà tôi đều thấy đặc điểm chung là hồn trống rỗng, như không còn là mình nữa. Quy trình tập, dù ngắn hay dài, đều phải có các bước đi từ thấp là về thể, sau đó là về khí, sau đó về hồn, bởi tập thể xong thì nó hỗ trợ cho tập khí, tập khí xong thì hỗ trợ cho tập hồn cuối cùng là bài tập phân tán toàn bộ hocmon có ích cơ thể tiết ra khi tập ra toàn bộ cơ thể.
Tôi nêu 1 ví dụ về các bước tập như sau:
1. Về thể: thực hiện các động tác khởi động, chào mặt trời, trồng cây chuối là tư thế chí dương, ngọn nến tiếp theo sau đó là tư thế chí âm để cân bằng, các động tác gập và ngửa cột sống, và đặc biệt 1 bài tập thời cổ đại là chạy chân đất theo vòng tròn phương tây gọi là cycle barefoot walking. Yêu cầu là các động tác cần phối hợp nhuần nhuyễn với hơi thở, ngửa thì thở vào, gập thì thở ra.
2. Về khí: gồm các bài tập thở xả tà khí qua tứ chi đầu tiên, sau khi xả tà ra như xả rác, thì đến bài làm sạch lại các đường kinh bằng cách cân bằng trái phải cơ thể qua thở luân phiên trái phải; tiếp theo là thở theo lối thủy hỏa để cân bằng phần trên cơ thể với phần dưới cơ thể, đặc biệt Bài thở cuốn chiếu tức tư thế xác chết của yoga,Và 1 số bài khác tùy từng trạng thái cơ thể. Có thể sử dụng thêm các kiến thức của lập trận trong địa mạch nhằm tăng cường năng lượng địa khí nơi tập để hỗ trợ cho quá trình điều khí.
3. Về hồn: Trong bài này tôi sẽ nói rõ về phần này nhất, vì từ nhỏ đến giờ tôi coi bài này là hay nhất, là giai đoạn cuối của mỗi buổi tập và kết quả của buổi tập đó hiệu quả nhiều hay ít. Tôi nhận thấy trong tự nhiên có 1 loại lực khác với lực đất, nó không phân bố như đất, đất thì có chỗ mạnh có chỗ yếu theo mạch có đường đàng hoàng, khi tập tại nơi đất mạnh thì dùng phần lớn là các huyệt ở chân như dũng tuyền, đổ dọc tủy lên các huyệt dọc sống lưng( còn với vùng đất xấu thì thôi không nên tập môn gì liên quan đến thiền cả trừ tập thể lực) ; còn lực này nó khác, nó là lực của ánh sáng mặt trời được tích lại thành lá cây hay chất diệp lục, miễn có cây và ở khoảng cách phù hợp (trừ 1 số ít loại cây vô cùng âm, nếu hấp thu ở quá gần thì sẽ bị nhiễm âm) thì đều tập được do đó tôi thấy nó độ an toàn của nó cao hơn so với cách tập liên quan đến đất, các lực này ko dùng bộ huyệt ở chân được mà dùng các bộ huyệt của mắt, kiểu giống câu tục ngữ con mắt là cửa sổ tâm hồn là tôi thấy đúng thế luôn, chúng ta hấp phụ các lực đó (không phải là hút, hút là hút sinh khí của cây, còn hấp phụ là cây nhả ra đến đâu trong không gian ta tôn trọng đón nhận đến đấy).
Tôi coi không phải là khi phải có lực tà nào tác động thì chúng ta mới bị mất hồn, hớp hồn, sợ hồn xiêu phách lạc v.v.; tôi coi khi chúng ta bị những yếu tố khó khăn của cuộc sống tương tác vào và khiến chúng ta quên luôn cả mình, chúng ta thấy mình trống rỗng và chẳng thiết gì nữa, thấy trầm cảm, thấy phát điên thì chúng ta đã bị mất hồn thể nhẹ rồi; và lúc đó, khi nhìn vào lá cây, nhìn vào đó thì các huyệt của mắt được kích hoạt, lấy chính những cái đau đớn và khó khăn của cuộc sống kia mà làm động lực, vì hốc mắt là lõm nên có chức năng thu hồn rất mạnh hút lại những cái thuộc về mình, thu 1 lúc thì đầy dần, 1 lúc nữa thì tràn đầy, tràn đầy hồn thì tràn đầy khí, tràn đầy khí thì thấy cơ thể tràn đầy lực và có sức sống, nó lan ra đầy ắp thấy tức các ngón tay, tủy sống thì thấy thanh và sáng, tinh hần thấy hạnh phúc và yêu đời vậy 1 buổi tập đến giai đoạn này coi như là gần hoàn tất.
4. Phân tán lại hocmon: Là các cách dùng tay tương tác vào các bộ phận để phân tán lại nguồn năng lượng có được của cả buổi tập ra khắp cơ thể, thường thì đi theo 12 đường kinh và kết thúc buổi tập, bắt đầu làm việc tiếp.
1 buổi tập thường diễn ra trong 45 phút, thích nhất là lúc mặt trời lặn.

Please follow and like us:

2 bình luận về “Hệ thống các bài tập dành cho bộ môn phong thủy địa mạch”

Viết một bình luận