Hệ thống hóa các cấp địa mạch

Từ hồi bước chân vào cánh cửa đại học với chuyên ngành địa chất, tôi đã bị đất cuốn hút bởi vẻ đẹp của nó, về những tính chất vật lý hay hóa học của từng loại đất đá, tức là những tính chất hữu hình và đo đạc được cho đến khí phát triển hơn khi bị cuốn hút bởi những tính chất vô hình là năng lượng địa mạch. Đối với tôi, nhữ’ng tính chất vô hình nếu không hệ thống hóa được thì nó là vô giá trị”, chẳng đáng giá 1 xu, bởi tôi không thể giải thích được vì sao lại có những mạch tôi biết được đó, với hướng và độ rộng như thế lại tồn tại, sao nó lịa có rung động theo mùa do đó từ lâu rồi tôi cố gắng đi tìm về 1 hệ thống giải thích được cho hệ thống vô hình của địa mạch này, và tôi coi nó là vô giá, tiền bao nhiêu cũng không đáng so với những kiến thức hệ thống hóa này. Tất nhiên, những cái tinh hoa nhất thì phải giữ không bao giờ nói với ai được nhưng những cái đại ý chính để những người anh em bạn bè có cùng sở thích về đất có thể tham khảo lại có thể chia sẻ được. Bởi đa số các anh em là đi theo hệ thống phương đông như âm dương, ngũ hành, hà đồ lạc thư v.v. trong khi tôi lại theo hệ thống địa chất và vật lý, nên có thể 1 số khái niệm anh em sẽ không hiểu thì mong anh em sẽ tra cứu google các khái niệm đó để hiểu rõ hơn.
Nội dung của hệ thống hóa đia mạch tôi đưa ra theo trình tự từ những lực vĩ mô cho đến vi mô như sau:
1. Quy mô cấp lục địa (Cấp 1)
Các vùng núi phía tây bắc và 1 phần bắc trung bộ việt nam là dải nối cuối cùng của các hệ thống núi khu vực tây tạng, nó được để cập đến trong các mô hình kiến tạo của Tapponier với thuyết thúc trồi; nhìn vào trước đó vào kỷ Trias là giai đoạn mà lãnh thổ việt nam nằm trong vùng biển nông, đặc trưng bởi các thành tạo đá vôi tuổi Trias giữa xuất hiện khắp nơi từ ninh bình, hà nam, chạy dọc lên hòa bình v.v. và rất nhiều vùng đất khác nữa. Vậy vì sao vùng biển này giờ lại biến thành những ngọn núi cao, đó là do vào giai đoạn Eocen mảng Ấn Độ lao với vận tốc cực nhanh va vào mảng Châu Á khiến toàn bộ nơi này với môi trường có địa hình thấp như biển, ao hồ bị ép mạnh và trồi lên thành 1 khối lớn chạy gần như cắt ngang lục địa Châu Á, lực ép trồi khiến cho toàn bộ vùng nam á như Nepal, bhutal, bắc ấn độ nâng lên và có các dãy núi cao nhất thế giới. Tại phần rìa ngoài bên phải của đới đụng độ, có 2 lực chính xuất hiện, 1 lực đi theo hướng Tây- Đông là phần tạo ra các con sông Hoàng Hà và Trường Giang ngày nay của Trung quốc; lực ép thúc 2 theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đi qua khu vực Vân Nam Trung Quốc và đi tới nước ta theo hệ đứt gãy sông Hồng, hệ thống năng lượng địa mạch theo như những gì tôi thấy, xét trên độ sâu của các đứt gãy theo quy mô lớn này thì sẽ theo trục Mão- Dậu, Tân- Ất và Tuất- Thìn với lãnh thổ miền Trung Trung quốc và theo trục Càn- Khôn với lãnh thổ phía Tây Nam trung quốc, miền Bắc và Bắc trung bộ Việt Nam. Tôi phân loại hệ mạch này là hệ địa mạch cực sâu, không thể bị con người làm cho thay đổi, và là nguồn địa mạch mẹ phân bố các dòng khí đi lên các cấp bậc mạch nhỏ hơn.
2. Quy mô cấp khu vực (cấp 2)
Về tổng thể, các đứt gãy cấp 2 trong chuyên ngành kiến tạo học thường có vai trò như các đứt gãy tạo bồn, để hình dung dễ hiểu nếu như cả 1 lưu vực sông hồng như 1 cái chậu, phần biên của chậu đến đâu thì chứa được nước đến đó thì các đứt gãy cấp 2 này chính là phần đó. Nó là 1 loạt các đứt gãy tại lưu vực sông Hồng như đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy sông Lô, đứt gãy sông Chảy. Những đứt gãy này hoạt động trong 1 giai đoạn địa chất rất dài, làm cho vùng đất đó liên tục bị sụt xuống, sụt đến đâu thì được dòng sông vận chuyển trầm tích (các loại đất đá, vật chất hữu cơ v.v.) nhiều đến đó khiến cho bề dầy trầm tích tại các vùng này tăng cao hơn rất nhiều so với các vùng đất khác. Những đứt gãy này là phổ biến hơn so với các đứt gãy cấp 1 là ranh giới của 1 mảng kiến tạo; hay lộ ra trên bề mặt do đủ lớn để giữ lại dấu vết địa chất đến ngày nay; và hệ thống năng lượng địa mạch theo như những gì tôi thấy, xét trên độ sâu của các đứt gãy theo quy mô lớn này thì sẽ theo trục Mão- Dậu với lãnh thổ miền Trung Trung quốc và theo trục Càn- Khôn với lãnh thổ phía Tây Nam trung quốc, miền Bắc và Bắc trung bộ Việt Nam.
3. Quy mô cấp vùng (cấp 3)
Từ các đứt gãy cấp 2 theo trục Càn- Khôn mà ta có thể thấy tại vùng núi và trung du, sẽ xuất hiện các hệ thống đứt gãy chân chim nhỏ hơn đi theo các hướng khác nhau. Nó thường được hình thành vào các pha sau của giai đoạn Eocen 50 triệu năm trước, ví dụ như giai đoạn Miocen giữa, muộn hoặc Pliocen 5 triệu năm trước. Vì hình thành sau, và gốc đứt gãy thường nằm trên cánh trượt của đứt gãy cấp 2, các loại đứt gãy này thường có xu hướng phá hủy bồn trầm tích, khiến cho tính liên tục của các vật chất trong bồn bị biến dạng, thay đổi, xoay trượt, loại hình này xuất hiện ở hầu khắp vùng đồng bằng sông hòng nhưng đặc trưng nhất là khu vực thanh hóa, nghệ an với các dãy núi bị xoay trượt so với trục Càn- Khôn Tây bắc đông nam.
4. Quy mô cấp 4
Hệ thống các đứt gãy dạng này tiếp tục có biên độ nhỏ hơn so với cấp 3, tiến tới các trạng thái tồn tại ở dạng khe nứt (tức có sự nứt toác ra nhưng không có biên độ dịch trượt của các tầng đất); đây là cấp trung gian giữa hệ thống đứt gãy vĩ mô ở phía trên với hệ thống vi mô ở phía dưới.
5, Quy mô cấp vi mô (sử dụng cho nhà ở)
Các đứt gãy siêu nhỏ tiếp tục xuất hiện với biên đô dịch trượt nhỏ hơn, dần dần chuyển sang các hình thức biến dạng dẻo, các khe nưt không nhìn thấy rõ được nữa nhưng quan trọng là chúng vẫn có các động lực dòng được truyền lên từ các đứt gãy cấp 4, do đó nó vẫn ảnh hưởng đến địa mạch, do các lực này tương tác vào các tầng đất trên cùng như tầng pleistocen độ sâu trung bình 30-70m đến holocen độ sâu 0-10m là các tầng đất bở rời do đó không còn thấy các dấu hiệu của đứt gãy, biên độ dịch trượt nữa. Hệ thống này do đó không thể nhìn thấy được mà phải dựa vào các hệ thống vĩ mô cao hơn ở phần trên để suy luận và hệ thống háo. Đây là hệ thống quan trọng nhất trong tất cả các hệ thống địa mạch, bởi nó ở gần mặt đất nhất và là lực tương tác của địa vào trực tiếp con người, nó giống như các hệ thống trước là rễ và thân, lá cây thì hệ thống này là quả để ăn vậy. Ở quy mô cấp này, bắt đầu 1 chuyên gia phong thủy địa mạch sẽ phân tích và phân bố tính chat địa mạch cấp 5 trong 1 căn nhà, bởi độ rộng của nó theo chu kỳ khoảng vài mét đến vài chục mét phù hợp với diện tích 1 căn nhà trong giai đoạn hiện nay; phân được nơi tập trung năng lượng mạch cao nhất trong nhà theo quy mô từng phòng từ đó chọn ra phòng nào có vai trò quan trọng như phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ sẽ ở nơi mạnh nhất, sân vườn, phòng để đồ, phòng vệ sinh ở nơi yếu nhất trong nhà.
6. Quy mô cấp siêu nhỏ
Ở cấp 6 này, nó không phải là phân định mạch nữa mà là phân định tâm mạch, là tinh túy của 1 mạch đã chạy 1 con đường dài từ lòng đất để đến được đây, nó được ví như tủy sống so với xương sống vậy. Đây là cấp độ cao của 1 chuyên gia địa mạch, để xác định được nó rất khó, nhưng nó có vai trò quan trọng đối với các mục đích cũng vi tế không kém, như 1 mạch này chạy tại trung tâm của bát hương tại trung tâm của 1 bàn thờ, hay đặt 1 ngôi mộ với mạch này đi theo đúng hướng rót vào đúng tai của người mất; hay tại nơi trung tâm của tủy sống của 1 người đang tu tập. Những mạch như vậy lại rất dễ bị tổn thương, dễ vô tình bị phá hủy, bị thay đổi vị trí và lực, bị thay đổi từ cực tốt sang cực xấu do bị chặn và do nhiều nguyên nhân khác mà tôi không thể kiểm soát thống kê hết, nhưng đây là những mạch cần nhất mà con người cần bảo vệ. Hay đối nghịch với những mạch tốt lại là mạch xấu có cấp tương tự khi chém vào bàn thờ lại gây ra vô số chuyện khó giải thích, chém vào đầu người lúc ngủ có thể gây mất ngủ, trầm cảm, điên loạn, khó tập trung, không có sức lực sinh khí. v.v. và những mạch như vậy cần có biện pháp để làm giảm tác hại của chúng.
Tất cả các dạng mạch trên về hệ thống đều có liên quan đến nước, có các động lực cấp 2,3 tạo lực khiến đất bị xung yếu và sụt lún thì nước mới tụ về để ra con sông hồng; có các đứt gãy cấp 3,4 thì mới có các khe nứt lớn để nước thấm vào; các đứt gãy cấp 5,6 thì bản chất gần như hòa làm 1 với nước trong môi trường động lực đất bở rời, các lực ở trạng thái biến dạng dẻo và nó làm nên 1 bức tranh toàn cảnh có lớn có nhỏ, có chính có phụ, có trước có sau của 1 nguồn năng lượng vô cùng khổng lồ nhưng cũng thật vi tế của đất. Tôi viết những dòng này bởi tôi cũng khá may mắn khi được học các kiến thức hệ thống về địa chất, cũng như có cơ may trải nghiệm những dòng năng lượng vi tế không nói bằng lời từ đất đổ lên và nó giúp tôi trưởng thành rất nhiều, tôi thấy trân trọng và biết ơn với những trải nghiệm đó.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.

Bản đồ đứt gãy chính cấp 1,2 phần Nam, Đông Nam và Đông Á

Không có mô tả ảnh.

Mô phỏng thí nghiệm khi mảng lục địa ấn độ va vào mảng châu á khiến vùng đông nam á xoay theo trục tây bắc- đông nam (trục càn khôn) và vùng trung quốc theo trục Ất- Tân, Mão- DậuKhông có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.mặt cắt địa chấn, thể hiện các đứt gãy sâu cấp độ 2 và 3,4 trong trầm tích kainozoi với độ sâu tối đa 16km, mô phỏng các thành tạo đá móng tuổi Mesozoi như jura,trias, creta và các hệ tầng Eocen, oligocen, Miocen sớm giữa muộn, Pliocen và đệ tứ

Không có mô tả ảnh.Mô hình hóa các đường hướng địa động lực theo các thời kỳ 0-15 triệu năm và 15-30 triệu
Không có mô tả ảnh.Mô hình hóa các đường hướng địa động lực theo các thời kỳ 30-40triệu năm và 40-45 tri

Duy Tuấn , Hà Nội 19/2/2019

Please follow and like us:

Viết một bình luận