Tản mạn chuyện phong thủy sau chuyến du lịch seoul, Hàn Quốc.

Chuyến du lịch đi hàn quốc diễn ra chỉ có 4 ngày, tôi mới về được 1,2 hôm nhưng vẫn có cảm giác như mình vẫn đang ở đấy vậy, bởi lẽ ngoài mục đích đi thư giãn, tìm hiểu cảnh đẹp và đồ ăn thức uống, tôi muốn xem xem nước tiên tiến nó có để ý đến cái lĩnh vực mà tôi đang làm không. Và quả thật khi đặt những bước chân đầu tiên xuống sân bay, tôi bắt đầu hành trình khám phá những phương pháp mà hàn quốc đã làm với địa mạch nước họ, cả do tự nhiên vô tình và cả do đã dày công nghiên cứu, với 1 quy mô đúng kiểu của 1 nước công nghiệp, như kiểu họ đã cải thiện địa mạch thành phố của họ theo 1 cách cực kỳ hệ thống và bài bản. Thời gian chỉ có vài ngày, địa điểm cũng không bao quát hết được nên tôi lấy thành phố seoul làm đối tượng chính để phân tích.

Điều đầu tiên tôi ấn tượng khi du lịch ở Seoul đó là tỉ lệ các dòng địa mạch xấu- ác xạ là vô cùng thấp, thấp dưỡi ngưỡng quy luật tự nhiên thường thấy (đối chiếu với Hà Nội, Việt Nam), dù có cố bới lông tìm vết cũng không ra, thường thì các dòng địa mạch tốt hay xấu nó cũng phải có hướng, có tính liên tục rõ ràng, với chu kỳ phân bố theo hình sin xen kẽ nhau với những mạch ở gần dòng sống ít cũng phải vài trăm mét có 1 mạch nhỏ; nhưng ở seuol tôi gần như không thấy quy luật đó, thậm chí phải vài km tôi mới thấy được 1 mạch như vậy, điều này làm tôi vô cùng tò mò và bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm kiến tạo của thành phố, là thông tin đầu tiên là khung xương cơ bản định hình cho hướng và sự phân bố các dòng địa mạch.
1. Địa chất- Kiến tạo: Thành phố seuol có thể coi là xây dựng trên núi đá, những thung lung tương đôi nhỏ hẹp được phủ kín bởi các tòa nhà cao tầng chứ diện tích đồng bằng của nó tôi thấy là quá nhỏ, chỉ bằng 1/4 tp Hà Nội; thậm chí thành phố còn có rất nhiều đồi núi nhỏ nằm rải rác bên trong nó mà tôi nhận định chủ yếu là 2 loại đá chính là đá Granit(tuổi Jura 161 tr năm) và đá Gneiss (tuổi tiền cambri từ 2,5 đến 1,8 tỉ năm).
Granite là một loại đá đặc biệt phổ biến và chiếm gần 60% số lượng đá tìm thấy được trên bán đảo Triều Tiên có tuổi 161 triệu năm. Trong các thung lũng, và đặc biệt dọc theo sông Hàn, đá granit và đá móng được bao phủ bởi phù sa bao gồm trầm tích lỏng lẻo như bùn, cát và sỏi lắng đọng từ sông.

Độ tuổi của đá gneiss và đá granit của Seoul cách xa nhau đến 2 tỉ năm! và không có dấu vết của bất kỳ loại đá nào khác có độ tuổi ở giữa, cũng như các tài liệu địa nhiệt cho thấy nhiệt độ của lớp vỏ Trái đất bên dưới Seoul cao hơn nhiều so với bình thường – có lẽ tương đương với nhiệt độ tăng từ 40-50 ° C / km chiều sâu, và các khối đá granit nhô ra thành núi trên bề mặt đất cho thấy đã có 1 pha nâng tạo núi diễn ra liên tục và đã từ rất lâu. Khi đã có pha tạo núi xảy ra, thì quá trình phong hóa lại càng xảy ra mạnh, đá khi được nâng lên lại bị các dạng phong hóa hóa học, phong hóa cơ học, phong hóa do sinh vật phá hủy, làm vỡ các khối đá lớn thành các mảng nhỏ hơn để thành ra cuội, sạn, cát sét và được các hệ thống sông như sông Hàn vận chuyển thành phù sa tạo ra đồng bằng seoul ngày nay (ví dụ theo tính toán khối đá granit insubong cao 810 m có tốc độ bị phong hóa khoảng 6cm/1000 năm và mất 12,6 triệu năm để cao bằng mức của sông hàn hiện nay). Đặc biệt, do đá gneiss là đá có sức chống chịu với các quá trình phong hóa yếu hơn nhiều so với đá granit nên tại seoul chúng thường có độ cao thấp hơn, đỉnh núi thường có hình tròn, mịn và rất đều . Các đá granit nếu so về khả năng chống chịu phong hóa thì thật ra là thua xa đá vôi, nên cũng không thể có đỉnh chóp nhấp nhô lởm chởm như đá vôi mà ta hay thấy ở Hòa Bình. Những yếu tố về hình thể, nhìn đỉnh chóp đoán chủng loại đá này là 1 trong những thông tin quan trọng ban đầu giúp tôi định hình được trật tự địa tầng- kiến tạo của 1 vùng đất bất kỳ.
Các hệ thống núi ở đây được phát triển dựa trên hệ thống đứt gãy có 4 hướng cơ bản gồm á kinh tuyến Bắc- Nam, TB-ĐN, Đ-T và ĐB-TN. Với hệ thống các đứt gãy, và các hệ khe nứt nhỏ đi kèm tại 1 đất nước ôn đới có mùa đông có tuyết, các mạch nước đóng băng tạo ra sự giãn nở thể tích khiến các khối granit bị chẻ ra 1 cách tự nhiên tương đối đều đặn theo khe nứt giúp cho việc xây nhà dựa trên các vật liệu này dễ dàng hơn rất nhiều và được áp dụng gần như triệt để trong xây dựng đô thị.
Giống như bất cứ đô thị nào, những nơi trũng của thành phố bao giờ cũng phải được cung cấp bởi loại vật liệu nào đấy để bồi cao lên nhằm tránh trở thành rốn lũ ngập úng của cả thành phố, việc này đã bắt đầu từ hàng trăm năm hết đời này đến đời khác, mỗi 1 thời kỳ lại bồi thêm 1 chút, mỗi 1 công trình lại bồi cao phần móng lên cho nên tôi thấy có khả năng họ đã dùng các sản phẩm phong hóa của các loại đá gneiss và granit phủ lên toàn bộ diện tích này.
2. Hệ thống Sông và nước ngầm
Khu vực đô thị của Seoul có thể được chia thành hai phần (bắc và nam) bởi sông Hàn chảy về phía đông, được cung cấp bởi 8 nhánh. Với độ thẩm thấu cao, trầm tích phù sa tạo thành tầng chứa nước chính của Seoul và nước cũng đi qua tương đối chậm thông qua hệ thống khe nứt của đá granit- điều mà trong phong thủy đồng bằng tôi gọi là nước phải đi kèm với núi, thủy phải đi kèm với sơn, chúng không tách rời nhau mà nhiều khi là hòa vào nhau làm 1. Nước ngầm chảy từ các ngọn núi xung quanh về phía sông Hàn ở độ sâu tăng lên về phía sông Hàn với mức cao hơn (độ sâu càng lớn) trong mùa thu sau mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9(thời gian mà tôi đi du lịch) và thấp nhất (sâu nhất) mực nước ngầm vào mùa xuân. Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực Seoul là từ 1200 đến 1300 mm và độ sâu trung bình đến đỉnh của mực nước ngầm là khoảng 12,3 mét. Nước ngọt thu được từ tầng chứa nước thông qua 15.000 giếng (năm 2000) khoảng 41 triệu mét khối nước ngầm được bơm hàng năm.
3. Ứng dụng trong phong thủy địa khí theo quy mô lớn
Tôi viết ra những phần về địa chất kiến tạo và hệ thống nước ngầm của seoul ở phần trên chỉ để chứng minh 1 điều: Làm phong thủy địa mạch quy mô lớn ở những thành phố này là quá dễ, nó vốn đã được tự nhiên phân bố các loại đá như granit, gneiss có khả năng làm bình ổn trường khí đất ở mức trung bình khá, nếu như lại được con người hiểu kỹ về nó để chữa nốt những nơi còn sót lại của các hệ khe nứt chiếu lên mặt đất thì hầu như không còn thấy chút dòng ác xạ nào dưới đất cả. Đặc điểm của các thành phố lớn như seoul là có rất nhiều ngôi nhà cao tầng có kết cấu móng cọc cắm rất sâu vào lòng đất, điều mà rất đáng lưu ý do có thể tuy không làm đứt được nhưng có thể gây xáo trộn các dòng địa mạch thì tôi cũng không phát hiện ra cả điều đó, và chính các loại đá địa phương có sẵn ở trên đã khiến hiện tượng này gần như được xử lý triệt để và theo quy mô rất lớn- (tất nhiên là còn những kĩ thuật riêng mà tôi có thể chưa phát hiện ra). Điều này khá là quan trọng với tôi bởi lẽ, địa chất hà nội không dễ làm như vậy, nó có khác gì túi than, túi bùn đâu, môi trường đầm hồ quá nhiều, đá móng ở trong trung tâm thành phố hà nội nằm sâu vài trăm- vài nghìn m dưới lòng đất,các địa mạch nhỏ phân bố theo đặc điểm trầm tích, theo thủy ngầm nhiều hơn là theo sơn, nhưng nó là những minh chứng đầu tiên cho thấy cách xử lý về phong thủy hiện đại, phong thủy địa mạch tại các nền kinh tế phát triển đã tiến xa đến đâu, đã làm theo quy mô hệ thống lớn như thế nào, làm thế nào mà tốt từ trong nhà đến ngoài ngõ, đến cả đường phố cũng vẫn tốt, thậm chí khi đã theo 1 công thức kĩ thuật nhất định, tôi cảm tưởng như không cần thiết phải có người làm và nghiên cứu về lĩnh vực này nữa mà chỉ cần làm đúng theo công thức như vậy thôi, nếu mà ở Hà Nội được như vậy thì tốt quá.
Có lẽ, sẽ còn cần phải đi đến nhiều nơi khác để định hình cách các nước tiên tiến đã đi xa đến đâu trong lĩnh vực này, mà nổi tiếng nhất vẫn là đại diện 4 nước Đức, Áo, Anh và Pháp; những nước này hệ thống núi không có nhiều, đồng bằng là chủ yếu, là 1 điểm tôi thấy có sự tương đồng hơn so với Hà Nội, và chắc chắn sẽ có những đầu mối về 1 hệ phương pháp áp dụng được cho bài toán vĩ mô dễ làm hơn cho vấn đề cải tạo trường khí đất tại Hà Nội mà những người bạn ở những đất nước phương Tây này hay nói với tôi về sứ mệnh của họ: “Healing the land”.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Ondol, một hệ thống sưởi ấm độc đáo của Hàn Quốc
<Một căn phòng được sưởi ấm bằng ondol trong một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc (hanok).>

“Ondol” là ký tự Trung Quốc trong từ tiếng Hàn “gudeul”, có nghĩa đen là “đá nướng”. Vì vậy, ondol đề cập đến một hệ thống sưởi ấm trong đó đá được “nướng” để làm nóng sàn. Lịch sử của ondol ở Hàn Quốc kéo dài hàng ngàn năm, được chứng minh từ các hiện vật thời tiền sử được khai quật từ thời kỳ đồ sắt (khoảng thế kỷ thứ 2) và tranh tường Goguryeo. Những hệ thống Ondol sớm nhất chỉ làm nóng các bộ phận của một căn phòng là phòng ngủ. Hệ thống sưởi ấm toàn bộ căn phòng đầu tiên xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 của triều đại Goryeo và trở nên phổ biến khắp bán đảo Triều Tiên vào đầu triều đại Joseon (cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16). Giai đoạn phát triển dài của Ondol đã dẫn đến các hệ thống khoa học và cấu trúc phức tạp.
Khía cạnh quan trọng nhất của cấu trúc ondol là gorae, khu vực mà khói từ các viên đá nóng đi qua (xem sơ đồ bên dưới). Gắn trên gorae là hệ thống mạng lưới các cột đá (gudeul), trên lớp đá là một lớp đất sét bùn đỏ để ngăn chặn khói thấm vào phòng. Khi một ngọn lửa được thắp sáng trong lò sưởi, lửa và khói nóng đi qua gorae dưới các phòng, nâng nhiệt độ của sàn nhà và sau đó đi qua ống khói ở cuối. Nguyên tắc của ondol đồng thời sử dụng dẫn, bức xạ và đối lưu của nhiệt. Nhiệt được tiến hành thông qua các tảng đá gắn liền với sàn nhà, và sau đó tỏa ra khắp toàn bộ sàn nhà. Nói cách khác, nhiệt độ ấm được duy trì thông qua sự đối lưu của không khí.
Chỉ những nơi khác trên thế giới sử dụng các nguyên tắc sưởi ấm tương tự là các phần của Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ. Đông Bắc Trung Quốc sử dụng hệ thống ondol sớm chỉ sưởi ấm một số khu vực nhất định của một phòng ngủ, trong khi ở Mông Cổ hệ thống sưởi ấm ondol được sử dụng cho tầng ger, nhà ở truyền thống (còn gọi là yurt). Hệ thống cài đặt gudeul trên toàn bộ sàn nhà chỉ được tìm thấy ở Hàn Quốc. Ưu điểm của nó là hiệu quả nhiệt, việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu và cơ sở vật chất, và độ bền. Ưu điểm lớn nhất của tất cả là nó tốt cho sức khỏe.
Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Duy Tuan, mọi người đang cười

Please follow and like us:

Viết một bình luận