Counterclockwise energy earth vortex.(điểm xoáy vortex: nơi giao nhau của 2 long mạch earth energy line)

Tôi có nhiều dịp trao đổi cùng các anh em người mỹ, hay châu âu về đề tài long mạch, thì mới thấy không chỉ có ở phương Đông mà phương Tây họ cũng cực kỳ quan tâm đến vấn đề này. Họ coi long mạch đơn giản là các dòng năng lượng dưới lòng đất và việc xác định nó cũng không quá khó, cái khó nhất trong hành trình tìm kiếm 1 chỗ thật mạnh đó là nơi giao nhau của 2 long mạch thì tây nó gọi là điểm xoáy vortex. Các vortex này nó có nhiều cấp độ mạnh yếu khác nhau, độ to nhỏ của điểm này cũng khác nhau nhưng trung bình khoảng 1,5m (bề rộng đường của đế chế la mã cổ cũng có độ rộng này và nhiều đường đi của đế chế này cũng trùng với 1 long mạch- là điều mà mấy ông bạn ở châu âu vô cùng tò mò, ngạc nhiên và nói lại với tôi). Tại các nền văn hóa cổ xưa hơn, bọn họ có nghiên cứu và phát hiện ra các vortex này được người cổ đại cách đây khoảng cỡ 5000 năm -10000 năm đã biết được những điểm này và sắp đặt các vòng tròn đá lên trên chúng nhằm mục đích chữa bệnh tự nhiên, hoặc các nghi thức lễ hội văn hóa; về sau như ở châu âu thì những điểm này thường được xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng như thư viện, trường học, nhà thờ v.v. Những vòng tròn đá (stone circle) nổi tiếng nhất thế giới có thể kể đến như stonehenge,avebury ở Anh, hàng triệu vòng tròn đá nhỏ ở ubuntu, nam phi của người tối cổ; vòng tròn malmo ở thụy điển, menhir tại bồ đào nha, serpent hint tại mỹ. Tất cả các loại vòng tròn này, dù đến từ dân tộc nào và thời gian nào trong lịch sử, gần như là không cần học hỏi nhau mà vẫn tạo dựng ra được, dù có khác nhau về số lượng các hòn đá tạo dựng nên và cách tương tác với đất và hướng của mặt trời và mặt trăng nó làm cho tôi nghĩ đến về việc con người đã vận dụng các lực tự nhiên trong lòng đất và lực từ thiên văn một cách tự nhiên nhất để phục vụ cho lợi ích toàn cộng đồng.
Các điểm xoáy này, theo quan điểm về địa chất, tôi nhận thấy có 1 số điểm có thể lưu ý sau: Nó thường là nơi trũng xuống của 2 đỉnh núi lửa (tức kẻ 1 đường nối 2 đỉnh của ngọn núi lửa cổ hay vẫn hoạt động, thì điểm thấp nhất trên đường thẳng này là khu vực có khả năng cao tìm ra điểm trên). Hoặc tại những nơi giao cắt của 2 đới đứt gãy, 2 hệ thống sông lớn cũng là nơi dễ có loại xoáy này, nói chung là có rất nhiều sự tương đồng về mặt địa chất kiến tạo để làm dấu hiệu đi tìm những điểm xoáy này trong tự nhiên.
Lợi ích của việc tìm đến những vị trí này: tôi thường chỉ nghĩ đến mục đích hồi phục lại khí lực, sức khỏe là chủ yếu còn các vấn đề khác tôi thường không màng đến, tại vị trí này đôi khi chỉ trong khoảng vài phút khi đặt vị trí cơ thể, tại nơi tủy sống trùng với tâm của mạch xoáy có thể hồi phục sinh lực, cũng như cảm xúc rất nhanh, tôi nghĩ chỉ tầm vài phút đến 15 phút là đủ. (1 số điểm xoáy ở hồ tây và hồ gươm đạt đến ngưỡng này) mà 1 bài viết của tôi từ 1,2 năm trước viết chi tiết về việc hấp thụ sinh khí của long mạch đã viết trên newfeed.
Về vấn đề xây nhà trên các đới này: việc xây nhà có thể chấp nhận được nếu như các cột của công trình không chạm vào tâm của mạch dẫn đến vòng xoáy; ví dụ như nếu vòng xoáy này ăn với nước ở tầng holocen thì nhiều khi sâu 1-2 m không sao; với các mạch ở tầng sâu hơn pleistocen thì sâu vài chục mét thì tránh việc đóng cọc đúng vào vị trí này.
Tôi nhận thấy 1 mạch nó rất mong manh, dễ bị làm cho xáo trộn, gãy khúc, dù không mất hết hiệu quả nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều. 1 mạch có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như động đất làm nó gãy khúc, chệch hướng, nhưng theo thời gian cũng tự có khả năng nối liền lại. Tựu chung lại, con đường nghiên cứu về các dạng mạch đất là 1 con đường rất dài và còn nhiều điều để khám phá.Không có mô tả ảnh.

Please follow and like us:

Viết một bình luận