sách yoga toàn thư

Link sách: yoga toan thu – Swammi Vihnudevananda

 

TÌM ĐƯỢC SÁCH!
Tôi vẫn còn nhớ hồi còn nhỏ, khoảng lớp 5 cứ tầm giờ Dậu mỗi ngày, tôi cùng bố lại bắt đầu tập yoga và bài đầu tiên lúc nào cũng là chổng đầu. Hồi nhỏ lúc còn viết thời khóa biểu toàn môn toán tập làm văn, tôi đã có trong tay cuốn sách màu vàng mà bên trong có những tên chổng đầu, ngọn nến, thỉnh thoảng có tên tiếng phạn chẳng hiểu nghĩa nhưng vẫn nhớ vì đọc nó hay như paschimothan, ida, pingala và viết nó lên tờ thời khóa biểu đó . Tôi tập cũng một cách bản năng, không liên tục,không có thầy, và cũng không sợ bất cứ lời dọa dẫm nào là tập thì có vấn đề đấy; cứ lúc rảnh rỗi, đỉnh điểm là lớp 7,luôn luôn vào giờ Dậu là tôi tập rất chăm, cho đến khi tầm lớp 9 thì cho mượn cuốn sách màu vàng và mất luôn từ đó đến nay, may là đã thuộc gần hết cuốn này, thì tập đều cho đến đại học thì lười biếng ít tập đi, gần 20 năm sau mới tình cờ lùng lại được bản pdf cuốn sách này, ký ức ùa về…những điều khí thuật pranayama, thở luân phiên, thở thái dương vẫn còn đó và tôi nhận ra có những cái rất hay sau khi đọc lại 1 cuốn sách sau 20 năm hồi nhỏ không hiểu thì bây giờ hiểu rõ hơn. Ví dụ như một pháp tối trọng yếu trong thuật điều khí là thở luân phiên: nó là pháp điều khí phù hợp nhất với tôi lúc còn nhỏ, chỉ vài hơi điều là thấy sướng sướng, mồ hôi toát ra như tắm, toàn thân rung rung, cảm xúc trạng thái nghiêm túc hơn nhiều chứ không cợt nhả như bình thường kể cả khi còn là trẻ con; như hiện nay tôi nhận ra vấn đề to lớn là nó là pháp liên quan đến cách thanh lọc 2 trục phụ ida và pingala; khi đến ngưỡng nào đó, chúng ta bắt đầu gặp nguy hiểm khi thực hiện các pháp cao bởi chúng ta chạm trực tiếp luôn vào trục chính sushumma, trong khi quên luôn vai trò của 2 trục phụ chạy song song với trục chính này. Khi trục chính bị tương tác quá mức, việc điên hay tẩu hỏa có thể xảy ra, khi ta ép khí thăng thiên lên đỉnh đẩu quá gắt. Trong khi không lợi dụng được lực âm mát của bên trái cơ thể của kinh ida, không lợi dụng được lực dương nồng ấm của bên phải cơ thể của kinh pingala, 2 trục phụ đóng vai trò dẫn lực theo chiều ngược lại với trục trung tâm sushumma, tức khi hít khí vào, thì dùng ý đẩy lực từ 2 kinh phụ dẫn khí đi xuống, chỉ để chiều khí đi lên cho trục trung tâm sushumma; nó tạo ra 1 chu kỳ có lối cho khí xuống, và có khí cho khí lên 1 cách thông suốt, giảm bớt các va chạm không đáng có nếu ta dùng ý vận luôn chiều khí đi xuống là dọc tủy sống, 2 trục này làm mềm và là pháp an toàn nhất để chúng ta có thể tiến thoái trong vấn đề tu tập, nóng quá thì hạ nhiệt đỉnh đầu, lạnh quá thì thúc lửa bàn chân. Vấn đề tiếp theo là 3 trục này lại trùng với kiến thức về cấu trúc của bảng lạc thư 9×9, và cũng trùng luôn với cả cấu trúc tứ hành của vòng chiêm tinh 12 cung hoàng đạo theo vệ đà là những kiến thức ẩn tôi đã nghiên cứu khoảng chục năm nay . Và việc điều khí của riêng phép thở luân phiên này, đôi khi liên quan đến vị trí của thiên tinh khiến cho kinh ida hay pingala mở ra luân phiên trước tính theo quy chiếu giờ mặt trời bắt đầu mọc tại vị trí vùng đất nào đó.
Còn khá nhiều những nội dung của các pháp điều khí, điều thần hồn khác quan trọng, mà có từ những cuốn sách khác như dòng kriya yoga về vai trò của mộc tinh với điều khí; về định vị vị trí của thất tinh và điều khí theo nó, về vai trò tuyệt đối của tư thế thư giãn xác chết khi kết thúc 1 buổi tập viên mãn từ tập thân, tập khí và tập hồn tôi sẽ viết ra sau này. Có lẽ bài này được viết bởi sự biết ơn với cuốn sách này đã đi theo suốt năm tháng tuổi thơ, hôm nay tìm được lòng tràn đầy niềm vui và kỷ niệm ùa về…. Thôi thì trong thời gian xã hội khó khăn vì dịch bệnh thiên tai, không làm gì được thì ta cố tập cho khỏe thân tâm thần hồn đã là việc có ích rồi
Please follow and like us:

Viết một bình luận