Kiến trúc cổ đại và thiên văn học

Các công trình cổ đại thường có 1 kiến thức rất đồ sộ về hệ thống thiên văn, phong thủy, huyền thuật, ẩn giấu tầng tầng lớp lớp trong quá trình chọn lựa, thiết kế, xây dựng nên. Thường thì các công trình được xây dựng 1 là phải dựa vào lực địa, không thì phải dựa vào lực thiên, 3 thì có thể dựa vào lực thủy. 1 trong 3: thiên, địa, thủy thường phải chọn lấy 1. Trong bài viết này, các công trình trên có xu hướng chọn địa mạch làm vị(tất cả các công trình trên đều chọn tại nơi đất rất mạnh, coi như đây là yếu tố tất nhiên và phần ‘ĐỊA’ không được đề cập trong bài viết này), còn hướng— thì sẽ chọn ‘THIÊN’. Vậy thiên pháp trong các công trình này được thể hiện như thế nào, dựa trên quy luật gì, tôi đã dày công cố gắng tìm hiểu các công trình trọng yếu, nổi tiếng, tuy còn thiếu nhiều nhưng cũng là các công trình trọng điểm của nền văn minh nhân loại, và bản thân dân tộc Kinh chúng ta cũng vẫn sử dụng các kiến thức này 1 cách mềm dẻo, ẩn tàng- nằm trong câu: xây nhà ba gian, làm nhà hướng nam, và địa mạch Tý- Ngọ hoặc tam hợp của nó.

Chúng ta sẽ thống nhất 1 số định nghĩa trong bài viết này rằng các công trình trọng điểm tâm linh trên thế giới sẽ gồm 2 điểm cần phải quan tâm khi xét về yếu tố ‘THIÊN’: 1. Điểm trung tâm của công trình trung tâm đó- hay gọi theo cách của tôi là điểm trọng yếu.(thường là trung tâm của nhà, đỉnh của vòm, hoặc nơi trống thoáng chính giữa công trình- đại diện cho không akasha- âm- chủ- nội lực)

2. Điểm để tạo sự kết nối thiên văn- hay gọi đơn giản theo cách của tôi là điểm thiên văn.(thường là 1 hoặc 2 hoặc cả 4 cột của công trình- đại diện cho tứ đại đất nước gió lửa- dương- khách- ngoại lực)

Điểm trọng yếu và điểm thiên văn khi nối lại sẽ tạo ra chiều dài và chiều rộng của quần thể đó, mà nó tạo ra 1 tỉ số. Tỉ số này là tỉ số linh động vì công thức tính ra nó phụ thuộc vào vĩ độ của các công trình tâm linh trên. Nó khác với tỉ số cố định như phi, pi, e. v.v.

Đầu tiên, Với angkor wat,Angkor wat đại diện cho đế chế khmer sử dụng hệ thống kiến trúc, phong thủy vastu và tâm linh văn hóa hindu. Do đó, hướng của đền thờ thần Vishnu có hướng chính tây theo thiên văn (true west).  Ta có: Điểm trọng yếu là điểm chính giữa của tòa tháp trung tâm của đền. Điểm thiên văn là tòa tháp phía bên trái của đền nhìn ra, phần cửa phía tây của đền.

Với đế chế la mã, tòa constantinope có điểm trọng yếu là chính giữa vòm của tòa nhà. Điểm thiên văn là cạnh tường hướng tuất của cửa vào chính hướng mùi, điểm thiên văn còn lại lại nằm ở góc tường của tòa ở hướng dần.

Khi nhìn về nền văn minh của người hindu, như đền taj mahan ở trên, ta thấy điểm trọng yếu là cửa chính của đền; điểm thiên văn là các ngã tư kết nối ở phần sân hướng nam của quần thể đền.

Người Việt Nam cũng có kiến thức như vậy, với mô hình căn bản nhất nhưng bị lệch đi vài độ, còn tỉ số thì vẫn tương ứng với công thức chung áp dụng cho các vị trí có vĩ độ ở Bắc bán cầu. Với điểm trọng yếu là giữa của điện kính thiên, và điểm thiên văn là 4 cột ở góc của điện. Mô hình điểm trọng yếu ở chính giữa và 4 cột ở 4 góc nhà là mô hình căn bản nhất, đơn giản và lâu đời nhất.

Vơí thánh địa Mecca của người hồi giáo, chúng ta có điểm trọng yếu là phiến đá đen black stone kaaba, điểm thiên văn là rìa tường hướng tuất của thánh địa. Thánh địa mecca được thiết kế như 1 dải quạt từ hướng bắc đến hết tây bắc, và chuôi quạt là điểm trọng yếu phiến đá đen là 1 thiết kế rất đặc biệt, thiết kế dải quạt hình tam giác là rất hiếm thấy.

Với toà vatican, chúng ta nhận thấy điểm trọng yếu là obelisco nằm ở giữa quảng trường, điểm chính giữa của hình tròn. Điểm thiên văn là điểm kết thúc của 2 dãy nhà hình cánh cung, hướng chính là hướng đông(mão).

Với tòa washington capital của nước Mỹ, điểm trọng yếu nằm ở chính giữa của đỉnh vòm, điểm thiên văn là 2 góc tường phía Đông của tòa chính giữa.

 

 

Mô hình chuyển hóa khí cacbonic giữa đại dương và khí quyển (hiện nay và 2099)

Các vùng thoát khí co2 từ nước biển lên khí quyển thường có liên quan đến hiện tượng nước trồi, vốn là hiện tượng do hướng gió, lực coriolis, và hướng, độ dốc của địa hình tạo nên. Ở Việt Nam,  vùng nam trung bộ Việt Nam gồm tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận là điển hình của vùng có hiện tượng nước trồi mạnh với địa hình tương đối dốc, hướng địa hình chạy song song với hướng gió mùa Tây Nam, khiến nước biển sâu mang các khoáng chất và khí cacbon từ dưới sâu đi lên tầng nước bề mặt. Đặc trưng của những vùng có hiện tượng nước trồi là khí quyển ở những vùng này sẽ ít mưa hơn gây ra diện tích có hoang mạc, sa mạc khô hạn cao; bù lại là chất lượng nước biển rất giàu vi chất, khoáng và dinh dưỡng giúp cho sản lượng hải sản cao và có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội so với các vùng biển khác.

Mô hình tăng nhiệt độ không khí toàn cầu đến 2099( phiên bản lạc quan)

Qua phân tích mô hình, chúng ta nhận thấy những vùng có màu đậm là những vùng thay đổi nhiệt độ mạnh nhất, có xu thế là những vùng lạnh trên thế giới như ôn đới và đặc biệt là tại 2 cực khi chúng tăng hơn 6 độ so với nhiệt độ trung bình của thế kỷ 20. Những vùng nhiệt đới vốn có nhiệt độ cao thì ít bị tác động hơn.

Ở Việt Nam, phần lớn nhiệt độ không khí sẽ nóng lên do chịu dư địa của dải nóng có hướng tây bắc- đông nam đến từ vùng phía Bắc Thái Lan đi qua lào và campuchia. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn trong vùng mà ít chịu ảnh hưởng bởi sự tăng nhiệt không khí so với các khu vực khác. Điều này trái ngược với mô hình hóa nước biển dâng, Việt Nam lại là 1 trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

1 case địa mạch Phan Thiết

Thông tin địa mạch, địa tầng chủ đạo gồm tuổi jura sớm giữa và phức hợp đá xâm nhập cho vùng núi và các thành tạo trầm tích do sông có tuổi N2-Q ở đồng bằng.

Cơ chế thủy lực, các động lực do hoạt động do gió tạo ra tướng đê cát ven biển.

đã được thể hiện trong hình ảnh bên dưới.

Kết hợp chiêm tinh, địa mạch và thủy pháp thanh nang

1 case điển hình khi kết hợp các kiến thức phong thủy- địa mạch, thủy pháp thanh nang và kiến thức chiêm tinh:

1.Địa mạch có mạch tọa tý hướng ngọ vào nhà

2.thủy pháp thanh nang ứng khố thủy tại hướng ngọ, linh thủy tại tỵ, canh

3.chiêm tinh gồm phân tích lá số chủ nhà và prashna jyotish

Nhật ký phong thủy địa mạch (P3)- Kiến trúc cổ đại và công nghệ tàng hình

Tôi được tiếp cận với những kiến thức về kiến trúc cổ đại qua 1 bài viết của 1 kỹ sư quân sự radar người Anh, ông đã nói về các kỹ thuật xây dựng từ vài nghìn năm trước có những tính chất rất giống với cách chúng ta phát triển công nghệ tàng hình cho máy bay quân sự ngày nay. Về mặt nguyên lý, người xưa đã sử dụng các loại đá trộn lẫn vào nhau để xây những tòa tháp cao và đặt chúng tại những vị trí đất có năng lượng cực cao (tây gọi là vortex, các điểm xoáy năng lượng, ta thì gọi là huyệt), các tòa tháp này với chiều cao đã được tính toán trước có chức năng phát tán nguồn năng lượng địa mạch lan ra xa hơn thông thường (sau vài năm thì tôi biết được rằng chiều cao này tương thích với dải tần radio vũ trụ phát ra từ chòm cung thủ Sagittarius A)- mà việc biết được tần số với độ dài bước sóng lại liên quan đến phương trình lamda= v/f sau đó vài nghìn năm lịch sử, về vật liệu để xây dựng lại là sự phối trộn giữa các loại đá có đặc tính thuận từ với các loại đá có tính nghịch từ. Các loại đá có thể cắt thành những khối lớn, 1 số loại lại được đập nhuyễn ra trộn với 1 số chất gắn kết để tạo thành xi măng- tức về nguyên lý vẫn phải tuân theo tính chất từ trường của loại đá.
Khi tiếp cận đến giai đoạn này, tôi nhận thấy đây là 1 lối phong thủy hệ thiên cực kỳ cổ đại và nó đã có hệ thống từ lâu nhưng vẫn trong vòng bí mật (dòng địa chỉ quan tâm đến địa mạch, dòng thiên theo lối này lại là cách xây dựng các công trình sao cho thu được tốt nhất năng lượng từ cả hệ địa và hệ thiên), 1 số câu hỏi từ đó khiến tôi phải suy nghĩ và tìm lời giả đáp:
1. Bản chất các bộ phận cấu thành tòa tháp- tương ứng với tất cả các dòng kiến trúc cổ đại đến từ Bắc Âu đến Tây Tạng, Trung Đông đến Đông Á v.v. đều xây dựng các tòa tháp tại các vị trí đối với họ là linh thiêng, thì các bộ phận riêng biệt của tòa tháp sẽ phản ứng thế nào với các dạng sóng điện từ trường đến từ các chòm sao (thiên) và từ địa mạch trái đất (địa). Ví dụ tháp bắc âu liên quan đến chòm sagittarius A?
2. Làm thế nào để chế tạo ra vật liệu có các đặc trưng tương tác với sóng điện từ như sau: Phản xạ sóng điện từ, Hấp thụ sóng điện từ, tán xạ sóng điện từ, tập trung sóng điện từ trong vật liệu?
3. Cách thiết kế kiến trúc như thế nào để tạo ra sự phản xạ hay hấp thụ sóng hiệu quả nhất?
4. Các đơn vị cổ đại từ các nền văn minh vì sao lấy kích thước của hoàng gia cổ đại ai cập làm đơn vị chuẩn?
Phải mất vài năm loay hoay đi tìm lời giải đáp, tôi gần như không tìm ra lời giải đáp, cho đến khi vô tình đọc về công nghệ tàng hình máy bay trong khoa học quân sự thì có thể cho tôi vài nguyên lý cốt lõi. Về mặt nguyên lý, máy bay muốn tàng hình thì các chùm sóng radar phát ra từ hệ thống phòng không khi tương tác vào máy bay phải bị hấp thụ càng nhiều càng tốt, bởi nếu phản xạ thì hệ thống phòng không sẽ phát hiện ra được máy bay đó, do đó vật liệu được phủ bên ngoài máy bay sẽ là loại vật liệu hấp thụ sóng điện từ chứ không thể là vật liệu phản xạ sóng điện từ được.
Bỏ qua các công nghệ phát radar chủ động với cường độ bằng nhưng ngược pha với hệ thống phòng không để triệt sóng, thiết kế sao cho ít góc phản xạ nhất có thể để giảm độ phản xạ thì công nghệ tàng hình mà tôi có thể tiếp cận được là: vật liệu hấp thụ sóng radar và kiến trúc để hấp thụ sóng radar. Sóng điện từ do có 2 thành phần là phần điện trường và phần từ trường do đó trong loại vật liệu hấp thụ sóng này sẽ gồm 2 loại vật liệu chính, 1 là loại dẫn điện cao 2 là loại có độ thẩm từ tốt; để nâng cao được hiệu suất hấp phụ thì tỉ lệ giữa 2 loại vật liệu này sẽ phải được tính toán- 2 loại vật liệu chính lại được phối trộn với 1 số các vật liệu phụ khác để làm tăng đặc tính hấp thụ sóng gọi chung là chất trộn- được bao bọc trong 1 loại vật liệu khác không dẫn điện gọi là chất mang, thường được làm từ nhựa có đặc tính chịu nhiệt, cơ học cao.
Lớp vật liệu trên máy bay này, hay lớp tường bao bọc các công trình cổ đại có năng lượng cao, tôi đều nhận thấy có 1 tính chất chung: Đó là chuyển năng lượng của sóng điện từ thành nhiệt, với hiệu ứng của thời đại ngày nay thì mạnh hơn nhiều và mang tính nhân tạo- khi phải thiết kế hệ thống quạt làm mát trong máy bay quân sự vì sóng radar từ hệ thống phòng không đối phương tạo ra nguồn phát sóng rất mạnh, các vật liệu hấp thụ sóng vì chuyển hóa quá nhiều sóng điện từ mà sinh ra nhiệt năng lớn. Còn với các công trình cổ đại là thu khí một cách tự nhiên, đến bao nhiêu nhận bấy nhiêu, hay có thể gọi là tạo ra nguồn sinh khí, dương khí có nhiệt tính 1 cách tự nhiên từ việc hiểu sự vận hành của trái đất và vũ trụ- tôi coi đây cũng chính là 1 phần bản chất của phong thủy , khi chúng ta tính toán tiếp sự tương tác của các trường sóng điện từ với đối tượng là nước và không khí. Có lẽ rằng, khi nghiên cứu một ngưỡng sâu nào đó , thì tôi nhận thấy không còn ranh giới giữa khoa học cổ đại và khoa học hiện đại, không còn ranh giới giữa phương đông và phương tây, và khi khoa học quân sự càng phát triển thì lại càng là 1 nguồn tài liệu quý giá để tìm hiểu về khoa học cổ đại chăng!