Môi trường và phong thủy địa mạch (P1)

Sự phá hủy môi trường sống khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng suy giảm mà đến hiện này thì ngày càng nhiều người nhận ra hậu quả của nó. Tôi nhận thấy môi trường bị ô nhiễm không những ảnh hưởng đến những chỉ số có thể đo đếm như ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, hay không khí mà nó còn ảnh hưởng đến những giá trị không thể đo đếm được khác như về phong thủy, về năng lượng của các mạch đất. Tuy nhiên, tại bài mở đầu này, tôi chỉ nói hết sức tóm tắt về cơ chế của các thông số có thể đo đạc được, 1 trong những cơ chế quan trọng đầu tiên phải nhắc đến là thạch tín (asen) bởi nó không màu, không mùi không vị nhưng là chất kịch độc, được lan truyền bởi chất liệu không thể thiếu là môi trường nước và tiếp theo là nó là chất độc bị phân tán mạnh theo sự khai thác nước, khoan giếng của mọi người.
Ô nhiễm arsen bắt đầu nhen nhóm nghiên cứu từ năm 1983 khi mà tại bang Tây Bengal của Ấn Độ người ta đã phát hiện trên 200.000 ca nhiễm độc và trên một triệu người đang nằm trong vùng bị phơi nhiễm. Tại Bangladesh, một quốc gia đứng đầu về số lượng giếng khoan bơm tay của khu vực Châu Á, từ năm 1993 sự nhiễm độc nước giếng do asen càng được lớn và tới nay đã có khoảng 35 đến 77 triệu người có nguy cơ bị nhiễm độc. Tổ chức y tế thế giới mô tả sự kiện này là “một thảm họa môi trường lớn nhất từ trước tới nay”. Với đặc điểm địa chất rất giống với vùng đồng bằng Bangladesh, đồng bằng sông hồng cũng nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm asen do tính chất tự nhiên có nguồn gốc từ đá gốc vùng Himalaya, nơi các trầm tích có chứa asen tự nhiên được vận chuyển xuống các lưu vực sông ở hạ lưu đông dân cư bên dưới.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 21,5% dân số Việt Nam (tương đương với 17,2 triệu người) đang sử dụng nguồn nước ăn từ nước giếng khoan, đây là nguồn nước dễ bị nhiễm asen.
Có thể tóm tắt rằng Asen có 2 dạng tồn tại chủ yếu là ở vùng núi và vùng đồng bằng.
1. Dạng tồn tại của Asen ở vùng núi
Tại vùng núi, asen nằm trong đá và các mỏ quặng nhiệt dịch mà chủ yếu dưới dạng các khoáng vật như: arsenopyrit (FeAsS), chu sa, thần sa, hùng hoàng v.v. Như ở nước ta, các mỏ quặng nhiệt dịch đặc trưng của vùng Tây Bắc cũng là nguồn phát tán Asen. Theo thời gian, các hoạt động phong hóa diễn ra khiến các đá gốc bị phong hóa thành đất, một phần asen bị rửa lũa và chảy xuống theo dòng nước để đến hạ lưu nhưng vẫn giữ lại phần lớn Asen.
Những nguyên nhân gây tăng ô nhiễm asen:
– xáo trộn các tầng đất do hoạt động xây dựng, khai thác quặng, khoan giếng tại vùng đất có chứa nhiều khoáng vật arsernopyrit khiến cho arsernopyrite bị oxy hóa; asen bị phát tán mạnh vào môi trường.
– Thời tiết trong giai đoạn nắng to sau đó mưa lớn cũng khiến xuất hiện khí có thành phần là hợp chất asen và các dạng khí khác mà dân gian gọi là chướng khí, đặc biệt khi vùng đó có hệ thống đứt gãy dày đặc và gần sát bề mặt đất. Các khu vực dân cư nằm trên các đới khoáng hóa quặng nhiệt dịch có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn khi trong giai đoạn thời tiết này.
2. Dạng tồn tại của Asen ở vùng đồng bằng
Tại vùng đồng bằng, hệ thống nước ngầm và đặc tính của loại đất chiếm 1 vai trò quan trọng. Hệ thống nước ngầm gồm tầng chứa nước Holocen (tầng trên) và tầng chứa nước Pleistocen (tầng dưới).
Thành phần thạch học chủ yếu của tầng chứa nước này là cát, cát pha, sét pha với độ sâu phân bố từ khoảng 16 – 25m chiều dày thay đổi từ 0 -15,5m trung bình 14,0m. Mực nước tĩnh thay đổi từ 0,5 – 4m.
Tầng chứa nước Pleistocen (tầng dưới) có thành phần thạch học chủ yếu của tầng này gồm cát, sạn, cuội sỏi với bề dày thay đổi trong phạm vi khá lớn từ 9,97 – 30,8m ở phía bắc đến 35 – 45m, có nơi trên 60m ở phía Nam đồng bằng sông hồng.
Tầng chứa nước Holocen(tầng trên) đo được thường có độ ô nhiễm cao hơn so với tầng chứa nước Pleistocen sạch hơn ở dưới.
Những nguyên nhân gây tăng độ ô nhiễm Asen tại vùng đồng bằng:
– Việc khai thác nước ngầm quá mức khiến mực nước ngầm bị hạ, khiến cho môi trường oxy – môi trường khử vốn tồn tại hàng nghìn năm bị thay đổi quá đột ngột sẽ làm tăng lượng Asen bị phát tán vào nước ngầm.
– Khoan quá nhiều giếng khoan khiến cho lượng nước bị nhiễm asen nặng thấm vào tầng nước sạch Pleistocen bên dưới; sau khi giếng không sử dụng nữa lại không có biện pháp lấp giếng đúng tiêu chuẩn nên nước từ tầng nước bẩn phía trên mãi mãi ngấm xuống dưới. Đôi khi tôi thấy nhiều hộ dân lấp giếng chỉ bằng cách làm đúng cái nắp bê tông đậy lại miệng giếng.
– chỉ trừ 1 số vùng đất đặc biệt như vùng đá ong có hàm lượng sắt cao, nhôm ít thì hiện tượng ô nhiễm lan vào các tầng nước sạch giảm bớt.
– Than bùn giàu vật chất hữu cơ là các vật liệu hấp phụ asen và các kim loại nặng khác, khi khai thác, cày xới lên thì nó phát tán trả lại môi trường.
3. Cơ chế tạo thành và lắng đọng Asen
– Arsenopyrit là khoáng vật sulfur có As và Fe: FeAsS khi phơi lộ ra không khí ẩm, nó nhanh chóng bị oxy hoá tạo thành hợp chất arsenat:
– 4FeAsS + 13O2 + 6H2O  4 FeSO4 + 4H3SO4
– Arsenat trong môi trường tự nhiên dễ dàng chuyển hoá thành H2AsO4-2 và HAsO3- di chuyển trong nước, hấp thụ vào trong đất, trong bùn và thực vật.
4. Cách để giảm ảnh hưởng do Asen gây ra
– Ý thức trong bảo vệ tài nguyên nước cần phải được thay đổi, chúng ta dùng nước cần phải ý thức được những hệ quả của việc dùng lãng phí. Với những công trình khoan giếng phục vụ trong sinh hoạt, chúng ta cần tuân thủ đúng các quy tắc lấp giếng để đảm bảo không để nước tầng trên chảy xuống tầng dưới.
– Ý thức trong vấn đề bảo vệ tài nguyên đất, quặng; khi khai thác tức chúng ta làm xáo trộn môi trường của đất, quặng, từ môi trường khử (nằm sâu trong lòng đất) thành môi trường oxy hóa (lộ ra không khí) do đó chí ít khai thác xong cũng cần phủ lại thảm thực vật để trả lại môi trường khử cho môi trường đất.
– Phần lớn các nhà máy nước có cơ chế lọc Asen hiệu quả, gồm quy trình dẫn nước bề mặt, nước dưới đất qua dàn phun và lọc qua bể lọc gồm sỏi, cát thông thường, do quá trình khử sắt trong nước cũng khử phần lớn Asen trong nước nên người dân ở những vùng dùng nước giếng khoan nên chuyển sang dùng nước máy để ăn uống.
– 1 góc nhìn khá thú vị rằng khi thống kê, một số tác giả nhận định rằng đặc tính di truyền của người Việt có cơ chế chống chịu tốt hơn với nồng độ Asen so với các dân tộc khác ở Bangladesh có lẽ là liên quan đến lịch sử lâu đời sống trong môi trường rừng nhiệt đới.
——————————–
– Bàn thêm về cơ chế, việc chúng ta đào xới, khoan giếng làm thay đổi môi trường oxy hóa- khử của đất cũng giống như trong dân gian gọi là động mạch đất; nó có gây ra những biến động về mặt năng lượng với mạch đất đó với nguyên nhân cơ học (thay đổi trật tự của các lớp đất, cái dễ nhìn nhận, dễ phát hiện) và nguyên nhân hóa học (nước bị thay đổi tính chất, cái khó phát hiện ra) do đó nó để lại hậu quả ngắn hạn và dài hạn không thể suy đoán được về phong thủy 1 ngôi nhà. Ví dụ: Nhà tôi có thể không làm gì cả, nhưng 1 nhà khác gần đó động chạm đến 1 mạch nước mà đi qua nhà tôi thì tôi vẫn bị ảnh hưởng. Với 1 quy mô lớn hơn, làng xóm ở vùng thượng lưu phá đất thì ảnh hưởng đến làng bên cạnh ở vùng hạ lưu. Vùng núi khai thác mỏ nhiều nhưng không hoàn thổ thì ảnh hưởng đến vùng đồng bằng đông dân cư bên dưới. v.v.
——————–
Tài liệu tham khảo:
1. NGUY CƠ Ô NHIỄM ARSEN TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA. ĐẶNG VĂN CAN, ĐỖ TRỌNG SỰ và nnk
2. PGS. TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa – Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)
3. Cơ chế làm chậm sự di chuyển của asen qua tầng chứa nước sâu Pleistocene” gồm Alexander van Geen, Benjamın C. Bostick, Phạm Thị Kim Trang và nnk

Hệ thống tọa độ thiên văn và ứng dụng trong địa mạch

Hiện nay, trong thiên văn chủ yếu sử dụng 2 hệ tọa độ phổ biến là hệ tọa độ xích đạo và hoàng đạo.
1. Hệ tọa độ hoàng đạo là một hệ tọa độ thiên văn sử dụng mặt phẳng hoàng đạo làm mặt phẳng tham chiếu.
Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời. Hình chiếu của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất lên thiên cầu vẽ thành đường hoàng đạo.Hệ tọa độ này thuận tiện khi xác định vị trí của các hành tinh và các thiên thể trong Hệ Mặt Trời và chia được 12 cung hoàng đạo mà thiên văn hay chiêm tinh đều sử dụng phổ biến.
2. Hệ tọa độ xích đạo là hệ tọa độ thiên văn được sử dụng nhiều cho các quan sát bầu trời từ Trái Đất.
Nó là hệ tọa độ gắn bó chặt chẽ với hệ tọa độ địa lý, vì ở đây người ta sử dụng chung một mặt phẳng quy chiếu và chung các cực. Hình chiếu của xích đạo Trái Đất lên thiên cầu được gọi là thiên xích đạo hay xích đạo trời. Tương tự, chiếu các cực địa lý lên thiên cầu ta sẽ có thiên cực bắc và thiên cực nam.
Tuy nhiên, 2 hệ tọa độ này rất khó ứng dụng vào 1 môn đặc thù là phong thủy, nơi cần phải làm rõ được vị trí của 1 hành tinh trong mặt trời trên bầu trời khi chiếu xuống đến mặt đất thì nằm tại hướng chính xác đến độ/ phút là vị trí nào, do đó có 1 hệ tọa độ ít phổ biến hơn nhiều là hệ tọa độ chân trời đã được sử dụng đầu tiên ghi chép được là 3000 năm trước, và gần như bị lãng quên trong vài trăm năm gần đây tại châu âu khi hệ tọa độ 12 cung hoàng đạo quá tiện lợi trong tính toán thiên văn. Hệ tọa độ chân trời, do độ khó và phức tạp khi chuyển đổi từ hệ tọa độ xích đạo và hoàng đạo, mãi đến khoảng 30 năm gần đây khí phần mêm máy tính tính thay mới trở lại phổ biến để hình thành lại cách tính thời cổ đại về ý nghĩa của năng lượng các hành tinh chiếu theo 360 độ phương hướng nằm ngang.
3. Hệ tọa độ chân trời ứng dụng trong phong thủy phương đông và phong thủy địa mạch
Ứng dụng của hệ tọa độ này là rất khả quan khi tính toán được, khi thiếp lập 1 lá số của 1 người, nó là vị trí các hành tinh theo hệ tọa độ hoàng đạo, do đó khi chuyển đổi xong từ hệ hoàng đạo sang hệ chân trời. Ta có thể biết vị trí những hành tinh tương đối tốt (trong lá số) với người đó nằm tại chính xác tại hướng nào, và những hành tinh không tốt nằm tại hướng nào. Từ đó, ứng dụng trong nội khí căn nhà, khi vẽ hướng các hành tinh trong 1 căn nhà, ta sẽ tập trung những nơi quan trọng trong nhà như bàn thờ tại các nơi có sao Jupiter mộc tinh, Mo mặt trăng (mặt trăng mạnh, ở vị trí tốt trong lá số); những nơi để học tập và làm việc sẽ theo sao Me thủy tinh (không bị sao xấu chiếu aspect) hoặc Ju mộc tinh; đặc biệt nếu như các hành tinh nằm tại các vị trí mạnh và thuận lợi như dig bala, nằm tại cung chủ tinh hay vượng, tướng; nằm tại 4 hướng tứ chính cardinal Nam, Bắc, Đông, Tây v.v. Nên Tránh đặt những vị trí quan trọng tại nơi có sao xấu chiếu qua như Saturn thổ tinh, Trục Rahu la hầu – Ketu kế đô và Mar hỏa tinh.
Với cách cục ngoài nhà, có thể xác định hướng và vị trí của địa mạch đi vào nhà này theo trục nào ứng với các thành viên trong nhà để tìm cách ứng xử. Ví dụ mạch hướng nhâm đổ về có thể kích hoạt các sao có trục Bắc- Nam với 1 người có lá số mà các hành tinh xấu, đặc biệt tù tử nằm ở vị trí Bắc- Nam của lá số. Tương tự cách tính như vậy với vị trí thủy, công trình lớn trong bán kính 100m v.v. Hoặc, với 1 người trong giai đoạn nào đó cần phải đi đến 1 vùng đất khác để lấy lại cân bằng thì nên đi theo trục nào v.v.
Các bạn có thể tham khảo về hệ tọa độ chân trời bằng tiếng anh tại đây:
Horizontal coordinate system
Horizontal coordinates use a celestial sphere centered on the observer. Azimuth is measured eastward from the north point (sometimes from the south point) of the horizon; altitude is the angle above the horizon.
The horizontal coordinate system, also known as topocentric coordinate system, is a celestial coordinate system that uses the observer’s local horizon as the fundamental plane. Coordinates of an object in the sky are expressed in terms of altitude (or elevation) angle and azimuth.
Definition
This celestial coordinate system divides the sky into two hemispheres: the upper hemisphere, where objects above the horizon are visible, and the lower hemisphere, where objects below the horizon cannot be seen, since the Earth obstructs views of them. The great circle separating the hemispheres is called the celestial horizon, which is defined as the great circle on the celestial sphere whose plane is normal to the local gravity vector.[1] In practice, the horizon can be defined as the plane tangent to a still liquid surface, such as a pool of mercury.[2] The pole of the upper hemisphere is called the zenith. The pole of the lower hemisphere is called the nadir.[3]
The following are two independent horizontal angular coordinates:
Altitude (alt.), sometimes referred to as elevation (el.), is the angle between the object and the observer’s local horizon. For visible objects, it is an angle between 0° and 90°.
Alternatively, zenith distance may be used instead of altitude. The zenith distance is the complement of altitude, so that the sum of the altitude and the zenith distance is 90°.
Azimuth (az.) is the angle of the object around the horizon, usually measured from true north and increasing eastward. Exceptions are, for example, ESO’s FITS convention where it is measured from the south and increasing westward, or the FITS convention of the Sloan Digital Sky Survey where it is measured from the south and increasing eastward.
The horizontal coordinate system is sometimes called other names, such as the az/el system,[4] the alt/az system, or the alt-azimuth system, from the name of the mount used for telescopes, whose two axes follow altitude and azimuth.[5]
General observations
A sunset over the horizon of the Mojave Desert, California, USA
The horizontal coordinate system is fixed to a location on Earth, not the stars. Therefore, the altitude and azimuth of an object in the sky changes with time, as the object appears to drift across the sky with Earth’s rotation. In addition, since the horizontal system is defined by the observer’s local horizon, the same object viewed from different locations on Earth at the same time will have different values of altitude and azimuth.
Horizontal coordinates are very useful for determining the rise and set times of an object in the sky. When an object’s altitude is 0°, it is on the horizon. If at that moment its altitude is increasing, it is rising, but if its altitude is decreasing, it is setting. However, all objects on the celestial sphere are subject to diurnal motion, which always appears to be westward.
A northern observer can determine whether altitude is increasing or decreasing by instead considering the azimuth of the celestial object:
If the azimuth is between 0° and 180° (north–east–south), the object is rising.
If the azimuth is between 180° and 360° (south–west–north), the object is setting.
There are the following special cases:
All directions are south when viewed from the North Pole, and all directions are north when viewed from the South Pole, so the azimuth is undefined in both locations. When viewed from either pole, a star (or any object with fixed equatorial coordinates) has constant altitude and thus never rises or sets. The Sun, Moon, and planets can rise or set over the span of a year when viewed from the poles because their declinations are constantly changing.
When viewed from the Equator, objects on the celestial poles stay at fixed points on the horizon.
Note that the above considerations are strictly speaking true for the geometric horizon only. That is, the horizon as it would appear for an observer at sea level on a perfectly smooth Earth without an atmosphere. In practice, the apparent horizon has a slight negative altitude due to the curvature of Earth, the value of which gets more negative as the observer ascends higher above sea level. In addition, atmospheric refraction causes celestial objects very close to the horizon to appear about half a degree higher than they would if there were no atmosphere.

Cơ sở toán học của hà đồ và lạc thư

Khi tìm hiểu sự khác nhau về số học giữa hà đồ và lạc thư, tôi nhận ra rằng chúng có liên hệ toán học với nhau tức cùng 1 gốc gác, nhưng do lạc thư có giới hạn bởi 9 con số nên phải dùng 1 cách tính toán khác để tính; trong khi hà đồ có giới hạn là 10 con số nên lại phải dùng cách tính khác.
Cái khác ở đây, nó chính là modulus.
Hiểu rằng 1 tập hợp các số liên tục trong chuỗi số thập phân khi modulus tức chia hết cho 1 số nào đó thì sẽ ra 1 tập hợp các số khác và tập hợp số này được đại diện bởi 1 là hàm chuỗi số F(x) tạo ra nó và 2 là modulus của nó.
Và:
1. Hà đồ (có 10 số) thì mod 9
2. Lạc thư (có 9 số) thì lại mod 10
Còn F(x) là 1 hình ảnh tôi post trên face của tôi lâu lắm rồi ko ai để ý. Từ Fx này với cách mod sẽ ra được đồ hình của lạc thư và hà đồ.
2 câu trên là phát hiện sau ko biết bao nhiêu năm tháng chỉ có ngồi nghĩ của tôi để ra mỗi 2 câu này, nhưng nó lại chứng minh cho sự phân bố các chuỗi số 1 cách chắc chắn, logic ko thể sai của hà đồ và lạc thư, tôi đã định giấu nó đến cuối đời cũng không nói, nhưng cuối cùng thì về mặt học thuật, có lẽ tôi nên nói bởi hà đồ và lạc thư là gốc gác căn bản nhất của mọi kiến thức về âm dương ngũ hành ứng dụng cho mọi lĩnh vực từ đông y đến khí, đến phong thủy- là những môn tôi coi là những công cụ để con người sử dụng cho hành trình giác ngộ của mỗi người.
Khi mod 9 thì sao và khi mod 10 thì sao, khi mod 9; các số 123456789 sẽ chạy chéo nhau; hay chính xác tạo ra hình số 8; về hình học thì nó gọi là hình torus(hình xuyến).
Còn khi mod 10 thì sao, nó tạo vòng xoáy spiral; 2 hình xuyến và xoáy này đều là cực kỳ quan trọng và có mặt phổ biến trong tự nhiên; truyền thuyết trung hoa vẫn là truyền thuyết; nhưng ẩn ý của nó:
1. hà đồ trên lưng ngựa là 1 động vật có chiều cao hơn so với bề ngang mô tả hình torus tức mặt cắt thẳng đứng tức mối quan hệ của thiên địa, miêu tả lực của trên dưới.
2. Lạc thư: các cụ ví von là con rùa, nhưng con rùa thì bề ngang lớn hơn chiều cao, nó tượng trưng cho việc miêu tả 4 phương 8 hướng 360 độ của không gian mặt phẳng nằm ngang.
Hãy tưởng tượng 1 cái chun có hình tròn, khi ta xoắn 1 đầu vào thì ra số 8; đầu ta xoắn thì bị đảo, đầu không xoắn thì giữ nguyên; thì đầu không xoắn là cặp số 16 và 38; trong khi đầu xoắn sẽ là 27 và 49.
Cho nên: “thủy mộc thì giữ nguyên, mà kim hỏa thì đảo chỗ”
cái kim hỏa của hà đồ miêu tả cho cái chun bị xoắn sẽ khác cái kim hỏa cho cái chun bình thường của lạc thư. Kể cả lạc thư từ ma phương 3×3 hay các ma phương bậc lẻ cấp cao hơn cũng thế thôi. ở hà đồ 27 thì đối nghịch với 16 còn ở lạc thư 49 mới là cái đối nghịch với 16.
Để ý về ma phương 3×3 lạc thư, tổng số hàng dọc, ngang và chéo bằng 15 là điều ai cũng biết; nhưng nó còn luật lệ của hàng chéo nữa; dân gian gọi là trục thiên môn địa hộ và trục còn lại là trục quỷ môn; 2 trục này áp dụng cho toàn bộ các ma phương cấp cao hơn lạc thư. 1 trong những quy luật đó là quy luật tam giác vuông của trục chéo thiên môn địa hộ. Nhìn trong lạc thư có số 3,4,5. ta thấy: 3 ^2+ 4^2 = 5^2 đó là luật của thiên môn địa hộ, Với trục còn lại là trục quỷ môn, nó là trục mà khi chỉ sử dụng các con số trong hệ thập phân nó sẽ ra số 2,5,8 nhưng khi chúng ta khai triển theo tịnh tiến cơ số 1 các số tự nhiên trong các ma phương >3 như 9×9; sau đó mod 10 ứng theo câu “lạc thư dùng mod 10” thì ra toàn ra số 5 cả, 1 loạt chữ số chỉ có số 5. Ứng dụng của 2 đường chéo này là nó fix chặt chẽ tất cả các con số theo 1 luật về số học không thể sai khác được, đường lường thiên xích chỉ là cái chúng ta nhìn thấy về đường đi của các con số, nó không phải số học, nó là hình học. Đường để tạo ra số học là phải chứng minh được và nó là 2 đường chéo. Ví dụ về quy luật tam giác vuông này ở ma phương 9×9, 40^2 + 9^2= 41^2.
Vậy, khi chứng minh được đồ hình lạc thư và hà đồ, thì một loạt các dụng pháp sau đó sẽ nở ra từ 2 hình trên, đầu tiên là tạo ra cơ sở số học của 24 sơn trong vòng tròn 360 độ chia ra 24 vùng có kích thước bằng nhau. Nhờ hà đồ ta tìm ra được luật của thiên nguyên long 147, nhân nguyên long 369, địa nguyên long 258.
Nhờ lạc thư ta tìm ra được tính âm dương của 24 sơn giống trong các môn huyền không hay dùng.
Trong 24 sơn này, có 2 luật để chúng nhóm thành 2 bộ khác nhau; sơn nhâm phối với sơn tí, và 1 loạt sau đó khi dùng thiên can phối địa chi thì tạo ra song sơn ngũ hành trong đó các sơn địa chi là chính, các sơn đi cạnh nó phà phụ,
cũng gọi là giang tây địa quái trong tam ban quái; luật số học ra toàn số 5 và 10 khi lấy số mã hóa của mỗi sơn trên cộng lại với nhau.
Luật thứ 2 là dùng sơn tí phối với quý tức địa chi phối với thiên can, thì ra luật của giang đông thiên quái.
Lại trong 24 sơn, có 12 sơn gọi theo 12 con giáp bởi nó có luật tam hợp và các luật khác của 12 con giáp, nếu dùng bằng số ví dụ như thân tí thìn; hợi mão mùi, dần ngọ tuất, tị dậu sửu tạo ra tứ đại cục, và từ đó là vòng trường sinh ra đời.
Luật số học của 24 sơn, ngoài pháp của người trung hoa, còn là pháp của người thuộc nền văn minh lưỡng hà và ấn độ, cả người do thái lẫn người châu âu; nó thể hiện trong việc mà tôi hay làm xưa nay là lập trận cân bằng địa mạch. Toàn dùng số 6, hay 12, hoặc là 9; bởi nó có luật như vậy, khi lập như vậy nó phối cả khí của mạch đất với lý khí toán học, nó ra lực mạnh hơn với vật liệu ít hơn, quan niệm của tôi là vậy; vì sao người cổ đại châu âu khi một số trận đồ của họ không đặt viên nào vào giữa; hay gọi là vô tâm trận, bởi có cơn bão nào mà ở giữa nó có gió đâu, bão xoáy ở 4 phương trừ tâm của nó; đôi khi khí của mạch đất lại cũng như vậy, nó tuân theo luật của lạc thư, sự cân bằng được hay không ăn nhau ở cái điểm xoáy giữa đó.
Tất cả những điều viết bên dưới về tam ban, thiên quái địa quái, giang đông giang tây giang nam bắc, âm dương và tính thiên địa nhân nguyên long của 24 sơn, song sơn ngũ hành, tứ đại cục đều sẽ sai hết nếu như hà đồ và lạc thư bị sai, quan điểm học thuật của tôi là như vậy. Hà đồ và lạc thư là 2 góc chiếu của 1 đối tượng, vì là 2 góc chiếu khác nhau nên chúng phải có sự khác nhau, nếu không đã bị hòa làm 1 rồi. Luật toán học gốc, tôi xin phép ko công bố chi tiết, bởi toán học tuy khó, nhưng khi lộ ra là coi như mất hết, bài này đăng lên tức là lớp học từ nay khó được tổ chức nữa, nó đã nói gần nửa của những cái sẽ dậy rồi, những học trò cũ cứ dựa theo bài này mà tự tìm nguyên lý. Ai không hiểu thì không cần comment tôi không giải thích đâu, viết đến đây là quá dễ hiểu rồi.

Nền tảng toán học của nhị thập bát tú.

Nhị thập bát tú được ứng dụng nhiều trong việc chọn ngày trong dân gian, tuy nhiên nhị thập bát tú của trung hoa có khác so với nơi sinh ra hệ thống lý thuyết của nhị thập bát tú (nashaktras)là từ nền văn minh Ấn Độ. Tại đây, nhị thập bát tú = 27 sao + thêm 1 sao ảo (sao abhijit). 27 sao này được xếp khít vào vòng zodiac 12 cung hoàng đạo với mỗi cung hoàng đạo = 2,5 sao. Trong mỗi 1 sao trong 27 sao lại chia ra làm 4 phần gọi là pada. Có tổng cộng 27×4=108 pada. con số 108 chúng ta có thể thấy quen thuộc trong các nền tôn giáo phương đông từ ấn độ cho đến trung hoa, trong cả phật giáo hindu giáo và đạo giáo, ý nghĩa của nó mình sẽ không giải thích ở đây, mình chỉ giới thiệu ra chứ cũng không giải thích các quy luật toán học của 108 pada trong các hình bên dưới. Chỉ cần biết rằng, tại hình 6 cũng là hình mình post từ cách đây vài tháng 108 padas này nó tương ứng với sự vận hành của số 0 từ lúc xuất hiện, chạy hết chu kỳ của đường lường thiên xích, biến mất đi và trùng sinh lại là đúng 108 số đếm. Còn tại hình 5, pada 1 tức cột đỏ số 1 khi cộng các số lại chúng ta ra quy luật 3,6,9; pada 2 thì tạo ra số 1; pada 3 thì ra quy luật 9,6,3; và pada 4 thì ra số 8. Các quy luật này của các pada là giống nhau tại mọi sao trong 27 sao và 12 cung hoàng đạo. Ví dụ: cung bạch dương aries có chòm nhị thập bát tú là Ashwini có pada 1 tức phân cung đầu tiên của Ashwini sẽ có số toán học là 3. Tương tự như vậy, các số 3,6,9 sẽ bao bọc toàn bộ 27 nashaktra. Vì sao điều này là quan trọng, ngoài việc các pada được sử dụng để xác định biểu đồ hậu vận navamsa D9 của 1 lá số, nó còn thể hiện cho luật toán học mà người xưa đã tìm ra để miêu tả về bầu trời- đến cấp độ nhỏ nhất là 108 đơn vị. Từ cơ sơ toán học của những đơn vị nhỏ nhất, ta nhanh chóng nhận ra nó trùng với cơ sở toán học của những đơn vị lớn nhất ví dụ như cơ sở của việc chia 4 hành đất nước gió lửa phân ra cho 12 cung hoàng đạo vì sao nhà 1 lại là aries lửa thì bên cạnh nó taurus bắt buộc phải là đất; từ đó mà ứng với những môn có tính chuyên ngạch hơn, nhỏ hơn như phong thủy chẳng hạn: 4 hành này hoàn toàn ăn khớp với tứ đại thủy cục của tam hợp, ứng với phân chia lưỡng phiến của các môn phong thủy huyền không, và còn rất nhiều những bí ẩn của phong thủy mà nhiều người thuộc nhiều dòng còn tranh cãi lẫn nhau hoàn toàn có thể chứng minh bằng toán học được. Các hình bên dưới mình sẽ không chứng minh chi tiết, ai thấy tin nó quan trọng thì tự phá giải, mỗi hình mình đưa lên là có dụng ý rất nhiều rồi.

Từ tịnh tiến số tự nhiên đến lạc thư

Có lẽ để mọi người hiểu rõ hơn về con đường kết nối của toán học đến huyền học, thì 1 phương pháp tương đối đơn giản là đưa ra mối liên hệ sâu xa giữa 1 bên là bảng đếm số mà học sinh lớp 1 cũng đếm được: đó là đếm số từ 1 đến 108. Và hai là: bảng ma phương 3×3 lạc thư, nền tảng của mọi môn phong thủy hay các môn huyền học khác không chỉ của trung hoa mà cả ấn độ, lưỡng hà và phương tây. Các yantra cổ đại của ấn độ rất hay khi hệ thống bảng của họ có 1 nửa dưới thể hiện cho lạc thư, nửa trên lại thể hiện cho số tự nhiên với ranh giới là đường chéo 258 trong bảng lạc thư- ứng với trục Cấn- khôn của la bàn phong thủy 24 sơn. Điều đó có ý nghĩa gì, điều đó muốn nói lên rằng hệ số đếm tịnh tiến như vậy khi cộng lại với nhau tức mod 9, (1 bài viết khá lâu trước đó tôi nói là mod 10 là lạc thư và mod 9 là hà đồ) tại phần nửa trên của các yantra là thể hiện cho hà đồ, hà đồ là thể hiện các số tịnh tiến như đếm số của học sinh lớp 1 vậy, nửa dưới là lạc thư. Từ đó, tôi nhận ra rằng chắc chắn có dấu vết khi thiết lập bảng ma trận 3×3 cho số tự nhiên và tìm manh mối logic về lạc thư chuyển hóa ra sao khi cho số tự nhiên chạy liên tục từ 1 đến vô cùng. Các ảnh bên dưới thể hiện từng bước 1 cho sự biến đổi từ ma trận 3×3 số tự nhiên khi biến chuyển thành hình thoi (pháp toán học cổ đại có 1 pháp gọi là kim cương hóa ma trận,nó đơn giản thôi tức là nhìn nghiêng 1 góc 45 độ 1 hình vuông thì trật tự các số xếp thành hình thoi) sau đó 4 số chẵn âm 2,4,6,8 đứng yên; 4 số dương lẻ 13 79 xoay vần ngược nhau 180 độ. Sau đó, ép 4 số dương lẻ 1379 này vào sao cho thành hình vuông thì chúng ta có gì: lạc thư xuất hiện. Tuy nhiên, ta không thể hiện số lạc thư thông thường, ta phải thực hiện phép đảo ngược 45 độ lại 1 lần nữa để ra bảng của hình 5, đó là bảng ta sẽ sử dụng để truy tìm tính quy luật số học của cột lạc thư so với quy luật tịnh tiến đếm số ở cột hà đồ.
Cái hay nhất của nó là, khi ta cho chạy số từ 1 đến 9 thì xuất hiện nền lạc thư. Khi cho chạy tiếp từ số 10 đến 18 mod 10, ta thấy xuất hiện số 0, ta gọi là số 0 sinh ra đầu tiên tại vị trí tây bắc của ma phương 3×3. Tiếp tục tịnh tiến số, ta thấy số 0 sẽ chạy theo đúng đường lường thiên xích. Đến số tự nhiên 90, con số 0 đã chạy đến cuối con đường của nó. Đến số 99, số 0 biến mất, chỉ còn lại cái nền cũ là lạc thư. Và đến số 108, số 0 hồi sinh trở lại. Các con số lớn hơn 108 thể hiện vòng lặp lại của số 0, cho nên đến số 108 là dừng cho 1 chu trình sinh diệt của số 0. Ý nghĩa toán học của sự tịnh tiến số tự nhiên (hà đồ) cuối cùng lại có sự trùng khít với chu kỳ sinh ra, phát triển, chết đi và lại sinh ra (theo quỹ đạo lường thiên xích) của 1 con số đại diện là số 0 đôi khi tôi thấy như cuộc đời của 1 con người vậy. Trong phật giáo có nói đến 108 vị phật, 108 nỗi khổ của đời người. Trong văn hóa lưỡng hà, 108 thể hiện cho 108 pada vùng trời dùng cho vedic astrology; trong các trận đồ bánh xe năng lượng của văn minh maya có 36 số x3 cũng bằng 108. Nó là 1 con số có lẽ còn nhiều ý nghĩa hơn thế về mặt huyền học mà tôi chưa hiểu hết được, nhưng về mặt toán học, mối liên kết này đã khiến tôi suy ngẫm khá lâu, cũng đã viết bài về con số này khá lâu nhưng không giải thích, nay tôi giải thích kĩ cho mọi người cùng hiểu và suy ngẫm tiếp.

Thảo luận về Đại ngũ hành Pancha maha bhoota

Đại ngũ hành Pancha maha bhoota( tiếng Phạn : पञ्चभूत , पञ्चमहाभूत) là 5 nguyên tố cơ bản gồm: Vayu hành khí, Agni hành hỏa, Jal hành nước, Prithvi hành đất và hành không Akasha. Trong lịch sử, có sự thay đổi trong góc nhìn là có 4 hành gồm hành đất nước gió lửa còn hành tổng hợp akasha- do sự trừu tượng, và có gì đó vượt trên 4 hành còn lại mà không được xét là một hành nữa, mà nó được sử dụng như 1 nguồn lực vô hình vượt trội hơn 4 hành còn lại, tạm gọi là hành không, tiếng anh dịch là Space. Trong khi các giai đoạn trước thời đức phật sử dụng pancha maha bhoota 5 hành, thì phật giáo sử dụng 4 hành gọi là tứ đại đất nước gió lửa, như bánh xe kết nối tứ hành. 1 ví dụ được mô tả như sau về sự vận hành của tứ đại: Mỗi bước chân là chu kỳ dịch chuyển của tứ đại, hành khí là sự khởi đầu, động lực để bước chân lên, tiếp đến hành lửa bốc cao là lúc chân giơ cao nhất so với mặt đất, hành nước lạnh, đi xuống là lúc chân bắt đầu đi xuống, hành đất hứng chịu là lúc chân chạm vào mặt đất; cứ lặp lại chu kỳ như thế mỗi bước chân, mỗi hơi thở đều có tứ hành trong đó. Và qua mỗi chu kỳ, hành không akasha lại được tích lại thêm 1 chút.
Tiếng anh dịch hành không là space hay không gian, nhưng chúng ta cần hiểu không gian ở đây không phải là không gian của không có gì; mà ngược lại akasha là không gian của cái tồn tại. Ví dụ như chúng ta có thể nghĩ rằng cơ thể chúng ta có hình dạng như thế này là do hành akasha của bản thân chúng ta có hình dạng đúng như thế, chúng ta có 5 ngón tay bởi chúng ta có quyền được tồn tại 5 ngón tay.
Cái điểm tương đồng lớn nhất của ngũ hành Ấn độ với ngũ hành của Trung Quốc đó là sự tương đồng của akasha và sự tương đồng của hành thổ khi nhìn theo cấu trúc của lạc thư. Càng tìm hiểu sâu hơn về nó, tôi nhận thấy sự xuất hiện của lạc thư trong tất cả các nền văn minh trên thế giới đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn độ, Lưỡng Hà và châu âu. Tôi vẫn nhớ tôi đã ngạc nhiên vô cùng khi nhìn cách phân tích lạc thư của người da đỏ, sự tính toán và ghép cặp của chỉ 9 con số trong lạc thư thành các bộ số hàng chục và hàng trăm là góc nhìn vô cùng lạ nhưng cũng cho thấy mỗi bảng lạc thư- vốn là cái gốc của mọi môn phái huyền học còn vô cùng nhiều cái để nghiên cứu. Trở lại với câu truyện về đại ngũ hành, hành akasha tương ứng với hành thổ và tương ứng với số 5 của lạc thư- tức tại trung cung của lạc thư. “Vạn vật quy thổ”, hay “thập toàn- 10 cái đẹp” của văn hóa Trung Quốc chính là đồng nghĩa với akasha.
Một vấn đề quan trọng mà vì sao tôi phải liên tục nói về ngũ hành, bởi người Ấn sử dụng ngũ hành để tu luyện rất nhiều, và có sự logic chặt chẽ, chắc chắn về cấu trúc và trùng khít với các con số vận hành trong lạc thư.
Chữ “khởi thủy” là 1 từ tương đối quen thuộc, tuy nhiên ứng với sự khởi phát đầu tiên là hướng Bắc số 1 trong lạc thư mới ứng với chữ này, và cặp 1-6 tức hành khí vayu chính là sự khởi đầu, sự tạo động lực đầu tiên cho lối tu tập tâm linh dựa vào ngũ hành. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng, hành khí 1-6 vayu là hành khởi đầu, có tính chất dễ thay đổi nhất trong các hành, do đó tập trung vào tập hành khí vayu dễ đạt được thành tựu nhất trong giai đoạn ban đầu, lối tập vayu có thể tương ứng với lối điều khí pranayama trong yoga. Con đường huyền học sẽ dễ hơn nhiều nếu tập trung vào hành khí, và để từ đó – chúng ta có hành tiếp theo là hành lửa Agni. Hành lửa Agni nó giống như niềm tin vậy, và niềm tin đó chỉ có khi người đó đã có chút thành tự về mặt khí, lúc đó mới có niềm tin mà tập tiếp. Nhiều người không tin tâm linh bởi bản thân cả đời chưa bao giờ biết tập khí là gì, và có người không tin tâm linh bởi tập khí mãi mà chẳng thấy gì…. lúc đó có thể coi việc phát triển mỗi hành khí ban đầu đã không làm được thì họ coi như không có duyên và không cần phải tin vào các lực tâm linh nữa.
Khi đã có chút hiểu biết về hành khí đủ để tin, và đã tin đủ để bắt đầu cảm nhận được sự yêu thương, và trân trọng vô cùng với các lực vô hình của tự nhiên- đó là lúc ta chạm đến hành nước Jal; hành nước Jal cũng có thể được miêu tả như cảm giác vui như trẻ con thích nghịch nước vậy . Và khi có sự yêu thương, trân trọng chúng ta có sự an toàn, vững chãi và nguồn sinh lực của hành đất Prithvi. Thường thì, trong phong thủy cổ vốn có 2 lối chính, 1 lối đại diện cho chú trọng vào hành khí vayu: tức có sự thay đổi tốt nhanh, có động lực để khởi 1 cái gì đó tuy nhiên không lâu bền, tượng trưng cho các lối thuộc thiên lực; và lối còn lại chú trọng vào hành đất Prithvi 2-7: thích sự vững chãi, an lành, giàu sinh lực một cách lâu bền nhưng do hành đất chậm chạp cần thời gian để có tác dụng, tượng trưng cho các lối thuộc địa lực. Và nếu như, người thày phong thủy có thể khiến cho những người được xem nhà hiểu về cách vận hành của khí vayu 16, và địa prithvi 37 thì qua quá trình sinh hoạt, sống trong căn nhà đó mà tự họ sẽ tạo thêm được qua quá trình tu tập và giao thoa với tự nhiên hành tổng lực akasha 5 hơn.
Vì có cấu trúc tương tự như lạc thư, chúng ta nhận ra hành vayu khí 16 ở ngực luân xa 4 với hành lửa Agni 49 ở luân xa 3 tạo ra cặp số 16-49 là 1 phía tức phía trên cơ thể; trong khi hành nước 38 và hành đất 27 tạo ra cặp số 27-38 ở phía dưới cơ thể; nó là cách phân thượng hạ của cơ thể cũng như phân âm dương; vì cách diễn giải của các lực trong ấn giáo có xu hướng giống bên châu âu tức coi có 3 lực là âm, dương, và sự hợp nhất âm dương tức số 5 akasha- sẽ khác với lối phân chia 2 lực âm, dương của người Trung Quốc, cũng như lối chia kinh mạch của người Ấn coi có 3 trục kinh lạc chính gọi là 3 nadi gồm nadi trung tâm shushumma, nadi bên trái ida và nadi bên phải pingala; cũng khác với với phân chia 2 mạch nhâm đốc của người Trung Quốc- do đó chúng ta chỉ cần nhớ bản chất như trên tôi đã phân tích, sự khác biệt là do góc nhìn- khi người ấn tính thêm 1 lực chính để phân biệt với âm, dương là sự phối trộn âm dương- gọi là bộ ba lực trinity.
Có lẽ với những ai đã tìm hiểu sâu về các môn phái phong thủy như phi tinh,bát trạch, liên thành v.v. thì chúng ta đã thấy sự trùng lặp bản chất của việc hình thành các bộ môn này với lối phân tích đại ngũ hành pancha maha bhoota dựa trên cấu trúc lạc thư như trên tôi đã viết. Với môn phái phong thủy tam hợp, thì tôi thấy chúng có điểm trùng nhiều khi xét theo 4 đại đất nước gió lửa hơn, bởi khi tứ đại đất nước gió lửa nhân ba và sắp xếp đều trong cấu trúc của 12 cung- thì chúng ta sẽ có được các tam hợp tứ hành gồm tam hợp hành hỏa dharma trikona tượng trưng cho tam hợp pháp, hay tam hợp hành nước moskva trikona tượng trưng cho tam hợp giác ngộ. các hành này xoay vần theo từ hành lửa đến hành đất đến hành khí và đến hành nước tạo ra chu kỳ khép kín giống như hình ảnh bên dưới là đồ hình chuẩn xác nhất về cấu trúc tứ hành.
Dù có như thế nào, trong các môn phong thủy từ cổ chí kim đến nay, từ phương Tây đến phương Đông, tứ hành được sử dụng để tính toán rất nhiều và cố gắng làm sao cho chúng ghép cặp, và tạo ra được sự hợp thập tức hợp nhất về hành không akasha. Tuy nhiên, khi đến hành không akasha rồi thì tính toán ra sao nữa thì tôi thấy không có sách nào nói đến- bởi vì akasha là hành không thể tính toán, mà chỉ có thể trải nghiệm qua việc tập luyện, cố gắng trải nghiệm, tương tác với nó, bởi nó đến từ không gian vũ trụ- tôi vẫn coi nó thuộc về hệ thiên nhiều hơn so với hệ địa, và do đó, tôi tạm gọi nó là “thiên không akasha”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về Đại ngũ hành pancha maha bhoota, là góc nhìn tổng hợp của tác giả về vai trò của học thuyết đại ngũ hành ứng dụng trong mọi môn huyền học, có thể sai hoặc đúng với các bạn mong các bạn coi như là đọc cho vui.

Quân mã trên bàn cờ – lạc thư mở rộng theo cấp số lẻ lớn hơn 3

Hệ lạc thư mở rộng gồm 5×5,7×7,9×9 hay 27×27 và lớn hơn nữa đều tuân theo nguyên tắc duy nhất ứng với cách di chuyển của con mã trên bàn cờ.

Từ lạc thư hay ma phương 3×3, dựa trên 1 quy luật tính toán duy nhất áp dụng cho tất cả các ma phương có số lẻ và bậc cao hơn như 5×5,7×7; Lúc này, ta xét ma phương 9×9. Bao giờ cũng sẽ có 3 ô sát nhau tính từ trung tâm tạo ra 1 tam giác vuông pytago. Với điểm trung tâm tức cột 5 và hàng 5 ta có số 41; thì 2 ô bên cạnh có số 40 và số 9; ta sẽ có công thức: 9×9+40×40= 41×41= 1681. Và trong bảng ma phương trên, hãy ghi chú ra 3 con số quan trọng: 9,40,41.
Tương tự như vậy, với ma phương 3×3 lạc thư: ta sẽ có tam giác vuông từ 3 con số quan trọng: 3,4,5

Trục mundi- trục xuyên tâm của 1 trận đồ

1 trận đồ luôn có 1 trục quan trọng- đó là trục mundi
Trục mundi= hay năng lượng chạy xuyên suốt toàn trận- giống như tủy sống của con người vậy, người xưa gọi các kinh mạch của con người là nadi và trục quan trọng nhất trong tủy sống là sushumma nadi, đi kèm với 2 nadi phụ quan trọng khác là ida nadi(kinh âm) và pingala nadi (pingala nadi).
Trục mundi của 1 trận đồ, xét trên đồ hình đơn giản hơn so với trận đồ trước dựa trên đoạn thẳng OA.
Xét trên thực tế: chúng ta có 1 miếng đất, và có 1 dòng mạch đất mạnh ở bên dưới, nó là tiền đề để thiết lập đoạn thẳng OA- hay trục của trận đồ.
Phân tích hình học của trận đồ trên như sau:
Từ OA ta có thể tạo ra 2 cung có độ dài bằng nhau là OM và ON; sao cho MC=CE=EN và OC=OE; từ các điểm này, ta tạo ra được 1 cấu trúc ngôi sao trong trận đồ đó mà tất cả các điểm phụ đều là các mắt xích năng lượng quan trọng trong cấu trúc trận đồ đó.
Lúc này: tỉ số của trục AB/MN= 0,86
Và tỉ số của cả hai đồ hình trên- sẽ liên quan đến 1 tỉ số quan trọng của 2 hành tinh tối quan trọng trong phong thủy mà sẽ có dịp tôi đề cập đến.

Tam giác vuông cơ bản 3-4-5. Nền tảng của toán học trong thiết lập trận pháp

Thiết lập các tam giác vuông pitago từ tâm trận”.
Trong lịch sử hình thành bộ môn phong thủy trên thế giới, chúng ta cần có góc nhìn rộng mở rằng không chỉ Trung Quốc có kiến thức về bộ môn trên mà trên thế giới cũng có kiến thức rất sâu rộng về bộ môn này. Phong thủy không chỉ bao gồm một vài môn được phân loại như loan đầu, bát trạch hay huyền không phi tinh như chúng ta vẫn nghĩ, mà là tổ hợp của nhiều bộ môn cổ hơn nhiều nhưng đã bị thất lạc rơi rụng bớt. 1 trong những phần quan trọng nhất trong bộ môn phong thủy bị rơi rớt đó chính là kiến thức về lập trận. Bản thân khái niệm “Lập trận” có nhiều mục đích: có trận dùng để đo đạc thời gian như 1 đài thiên văn, có trận thì dùng để xác định điểm mốc để từ đó xây dựng các cộng đồng dân cư sinh sống quanh đó mà giống người xưa ở ta chính là đình làng, có trận thì nằm ở vị trí đất quan trọng để làm bệnh viện, hay các công trình công quyền và tâm linh tức đóng vai trò quan trọng cho cả cộng đồng; và có cả các dạng trận có quy mô nhỏ hơn để sử dụng tại nhà của các gia đình nhỏ.
Loại kiến thức này đã khiến tôi thực sự bị thu hút và dành rất nhiều công sức để nghiên cứu và áp dụng, và do đó những bài viết đầu tiên để nói về cơ sở khoa học ẩn sâu của bộ môn phong thủy sẽ là những bài nói về cơ sở của việc lập trận.
…………………………
Trở lại với đầu đề của bài, chúng ta thấy định luật quan trọng đầu tiên của bất cứ một trận đồ đá nào đó là bao giờ cũng có một tam giác vuông ảo được xác định tại tâm của trận đồ đó. Chúng được tạo ra như thế nào và có vai trò gì trong định hình trận đồ đá?
Bước 1: Xét vòng tròn đen ngoài cùng, ta có cung CMANG = 240 độ, chia đôi chúng ra ta có các cung CMA = GNA=120 độ;
Bước 2: Từ tâm của trận O, ta lấy trung điểm của cạnh OC ra được điểm E.
Bước 3: Chỉ tập trung để tính toán tam giác OEF, với F là 1 điểm nằm trên đoạn thằng OB. Ta có thể tính được điểm F sao cho tam giác OEF là 1 tam giác vuông, với việc coi OF=1 và OE=2 thì đoạn EF= căn 3 dựa trên pytago: EF^2+ OF^2= OE^2
Điểm F trên là 1 điểm đặc biệt trong cấu trúc của trận đồ, ngoài tâm trận ra.
Bước 4: Từ điểm F lấy tang (EF/FA)= căn 3/5. Số này có một mối tương quan với góc beta B mà sau khi tính được góc này, ta sẽ vẽ được nốt cánh cung còn lại của trận là đoạn CDBHG.
Để đơn giản hóa: lúc này ta chỉ còn tính tỉ lệ giữa AB/MN= xấp xỉ 0,91
………………….
Việc xác định các tam giác vuông pytago bên trong một trận đồ giúp định hình được các điểm mà có vai trò để tạo ra các lớp bên trong, hay bên ngoài một trận đồ nhằm làm tăng cường vai trò của trận đó lên. Giống như bên trong cấu trúc các con số bên trong lạc thư- cái gốc gác của mọi môn phong thủy lý khí- cũng đều có con số pytago trong đó- mà được thiết lập theo tiêu chuẩn là từ trung tâm chiếu theo trục Tây Bắc- Đông Nam hay trục Càn- Tốn mà tôi sẽ tiếp tục nói tại các bài viết tiếp theo. Và tôi gọi nó là định luật đầu tiên cần nói đến khi xét bất cứ 1 trận đồ chuẩn tắc nào.