Phân tích loan đầu bằng mô hình hóa các cấu trúc elip của hệ thống trầm tích do sông

Lấy ví dụ với đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam, khi các bạn ở trên máy bay, và nhìn qua ô cửa sổ- hoặc có thể nhìn qua google maps nếu không đi máy bay, sẽ thấy rất nhiều làng mạc hiện nay phát triển có xu hướng của hình elip- đặc biệt với các làng mạc cổ chưa bị đô thị hóa nhiều. Đây là 1 phương pháp khá hay mà tôi vẫn thường áp dụng khi nhìn bản đồ để phân tích mạch.
Cơ sở của nó là: trong quá trình sinh tồn của các cộng đồng người tìm đất sinh sống tại các vùng đồng bằng ngập lụt theo mùa trong quá khứ, họ sẽ tìm đến các vùng đất cao nhất có thể ở đó. Vấn đề là chẳng phải tự nhiên đất có chỗ cao chỗ thấp, chúng phải có luật, phải có lý do vì sao chỗ này cao chỗ kia thấp đặc biệt là đất đồng bằng có độ dốc chỉ vài độ.
Lý do này hoàn toàn có thể xác định được dựa vào kiến thức địa chất trầm tích học. Phần lớn sự phân chia cao thấp của đồng bằng nhìn theo quy mô rộng lớn là do hệ thống đứt gãy mẹ ở 2 bên cánh tạo nền để hình thành các bồn trũng tại vị trí trung tâm của chúng, góc nhìn lớn này tôi sẽ giải thích tại 1 bài khác vì nó thuộc mảng kiến tạo học. Còn sự xuất hiện của hình elip trong địa hình đến từ hoạt động động lực của sông, với quy mô nhỏ hơn và linh động hơn so với hoạt động kiến tạo đứt gãy. Nơi mà: động lực của dòng nước chi phối đến sự tạo hình thù của các dải đất.
Nó theo luật:
1.Động lực dòng chảy lớn thì sẽ cuốn các hạt trầm tích nhỏ như bùn, sét chỉ để lại các hạt nặng như cát, sỏi.
Động lực dòng chảy nhỏ thì sẽ chẳng đủ động lực để cuốn đi vật liệu gì, khiến ở đó chúng lắng đọng các trầm tích mịn như sét, bùn.
2. Động lực dòng chảy lớn khi để lại các hạt cát, chúng có xu hướng hình thành các đụn cát lớn- và đặc biệt là hay có hình dạng “thấu kính, elip”.
Động lực dòng chảy nhỏ thì có xu hướng san bằng các hình dạng thấu kính này.
3. Một dòng sông bao giờ cũng có thể phân đới ra nơi nào có động lực dòng chảy mạnh hơn nơi khác, do đó có thể phân tích thành phần của 1 dòng sông theo động lực dòng chảy, ví dụ: tướng cát lòng sông cổ, tướng đê cát dòng sông cổ, tướng lòng bùn sét bãi bồi lòng sông v.v.
…………………………………………..
Khi dựa vào kiến thức địa chất, và động lực dòng chảy và nhìn thấy các hình khối elip trên mặt đất; và nếu ta nhìn vào cách các công trình kiến trúc đã xây dựng trên đó: đình ở đâu, chùa ở đâu, nghĩa trang ở đâu, hệ thống đường đi có men theo đường bờ của đê ven sông không, chỗ nào xiên chỗ nào thẳng, thì ta đã có 1 thông tin rất rõ nét, rất quan trọng về động lực của vùng đất đó. Do đó, trận đồ hình elip, vốn có thể thiết lập riêng, hay thực tế là phạm vi để xây dựng những ngôi làng đầu tiên trong đặc thù địa chất vùng đồng bằng châu thổ có yếu tố Sông nổi bật, là 1 trận đồ rất cần phải học kỹ.

Trận đồ nên có tâm hay không? Góc nhìn từ phân tích 1 trận đồ thực tế

Các trận đồ đá cổ đại thường được nghiên cứu bởi các chuyên gia khảo cổ, lịch sử, văn hóa và thiên văn, thì thường sẽ phát hiện ra các quy luật của việc lập trận này sẽ tương ứng với cách tính thời gian, cách tính quỹ đạo của một số hành tinh trong hệ mặt trời như nhật nguyệt, mộc tinh thổ tinh kim tinh v.v., hoặc các định tinh quan trọng, cả ở các chòm trong đường hoàng đạo như aldebaran,altares, pegasus v.v. và ngoài đường hoàng đạo như chòm orion, bắc đẩu.
Vì các trận đồ này vốn đã được xây dựng ít cũng 3000 năm trước, do đó cần các thuật toán nghịch chuyển thiên văn để tìm lại vị trí tương đối của các định tinh vào đúng thời điểm đó để đặt vị trí các khối đá chính xác theo góc nhìn của người thời đó- do đó nó cần sự tham gia của nhóm toán học.
Từ các dữ liệu quan trọng đó, khi đã xác định lại được các hình dạng nguyên bản nhất của trận đồ,
Tôi đã sử dụng các thuật toán riêng biệt cho chạy bản đồ, và các dữ liệu khác như thành phần khoáng vật của các khối đá, địa tầng và kiến tạo của cuộc đất xung quanh, hình dạng của thế đất, đặc tính bồi đọng hay đào khoét của hệ thống sông ngòi, hướng vận hành của địa mạch vùng đất đó, để xác định vì sao người xưa đã đặt những công trình vòng tròn đá tại đó mà không phải ở nơi khác.
Ảnh trên ví dụ minh họa về 1 khu vực trong tổng số 50 khu vực tôi đang thí điểm thử nghiệm mô hình, cho thấy hướng chủ đạo của mạch đất vùng này là hướng Đông Bắc, và cột đá vòng trong(inner pillar)- không phải ở vị trí trung tâm trận, đặt tại vị trí phía Tây Nam(Tọa), và hướng về Đông Bắc (hướng). Người xưa đánh dấu vị trí tây nam này bằng một loại đá thạch anh, khác hẳn các khối đá granit còn lại; và tại hướng Đông Bắc có tổ hợp 4 khối đá chụm vào nhau thay vì 1 khối đá như chỗ khác. Với cách định hình rõ ràng về trục Đông Bắc- Tây Nam tức trục Cấn- Khôn này thì quan điểm của tôi là nó tương ứng với quỹ đạo của Mặt Trăng.
Phần lớn các trận đồ đá của vùng này(vùng tây nam nước Anh), từ đơn giản đến phức tạp đều không có tâm trận, không có khối đá nào đặt tại chính giữa cả; mà thường đặt lệch đi 1 khoảng cách nhất định mà khi tôi áp dụng thực tế theo nguyên lý của họ trong vài năm trở lại đây, tôi thấy đó là 1 nguyên lý rất hiệu quả khi tương tác với mạch đất mà không gây ra các phản ứng tiêu cực.
1 lưu ý quan trọng: Tất cả các bài từ 1 đến 6 đều là các dạng trận không phải hình tròn, chúng là các dạng trận đồ có sự xác định rõ ràng tọa và hướng- do đó đều được xếp vào dạng trận bắt buộc phải biết về địa mạch, nếu không biết chắc chắn mà sử dụng thì dễ gây ra rối loạn mạch- là 1 điều rất tai hại trong môn địa lý. Nếu như không biết địa mạch, thì bắt buộc phải sử dụng dạng trận hình tròn- theo 1 cách nào đó tôi gọi là an toàn, dễ dùng hơn nhiều so với các dạng trận tôi đã miêu tả từ phần 1 đến 6 này. Vì sao tôi lại nói về những dạng trận khó hơn đầu tiên, bởi vì chúng là những dạng trận nêu bật lên tầm tối quan trọng của địa mạch, nếu nắm chắc được những dạng trận này trước, thì ta mới thấy được cái hay của mạch đất.

Cách sử dụng con lắc trong nghiên cứu lý khí và phương trình T=2pi* (l/g)^0,5

Qua các bài trước, chúng ta nhận thấy các dạng trận đồ đặc trưng với các hình dạng khác nhau. Bài này, chúng ta xét thêm 1 yếu tố cần phải hiểu rõ, đó là khoảng cách của các khối đá. Để hiểu được những ngóc ngách sâu xa của vấn đề này, ta cần phải hiểu về đơn vị đo của thời cổ đại. Hệ thống huyền thuật của thế giới hiện nay có thể coi là chia làm 2 dạng tính toán, dạng 1 là đơn vị đo do người sumerian sử dụng tương ứng với đơn vị mét ngày nay. Và dạng đơn vị đo thứ hai có thể lấy đại diện là người Ai cập, người Bắc âu với công trình stonehenge với đơn vị megalithic yard. Trong khi nền tảng của việc phân chia theo 360 hay hệ lục thập phân là của người sumerian thì người Bắc Âu sử dụng hệ phân chia 366. và từ đó nó liên quan đến việc có cơ sở gì mà người bắc âu lại sử dụng đơn vị đo megalithic yard hay người sumerian sử dụng đơn vị mét…… cái lý do ẩn sau đó nó chính là cách sử dụng con lắc kết hợp với phân tích quỹ đạo thiên văn để tạo ra cách sử dụng con lắc đó.
………………………………………
Cách sử dụng con lắc có vẻ bí ẩn này tôi nhận ra là nó rất đơn giản và đã nằm ngay trong công thức mà tất cả chúng ta đã học trong môn vật lý cấp 3: gọi là dao động điều hòa của con lắc. Công thức là: T=2pi* (l/g)^0,5
với T là chu kỳ, l là chiều dài sợi dây, và g là gia tốc trọng trường đã biết có độ lớn xấp xỉ 9,81 m/s^2(phụ thuộc vào vị trí của các nền văn minh ở xích đạo hay ở các vĩ độ cao mà giá trị này có thể thay đổi một chút đến giá trị kích thước chuẩn)
chỉ với công thức quen thuộc này, chúng ta nhận ra cách người xưa biến tất cả kiến thức thiên văn vốn để đo thời gian (thời gian con lắc chạy n chu kỳ) thành đơn vị đo chiều dài (l) với gia tốc trọng trường coi như là không đổi. Mà từ công thức về chiều dài, sẽ tính ra được công thức về trọng lượng khi nền văn minh nào cũng lấy chiều dài chuẩn x3x3 thành 1 khối, và đổ nước đầy khối đó là ra khối lượng chuẩn – giống như cách người sumerian từ đơn vị dm đã tạo ra dm3 và ra đơn vị 1 kg=1 lít nước đổ đầy 1 dm3.
……………………………..
Vậy người xưa tính toán thiên văn thế nào để ra được các đơn vị nền tảng này:
Đầu tiên, cần xác định hành tinh nào là đối tượng tính thời gian, sau đó vẽ lại quỹ đạo hành tinh đó, sau đó xét vận tốc của hành tinh đó đang ở chu kỳ nào (khi nhìn từ trái đất, sẽ có thời điểm hành tinh đi nhanh, hành tinh dừng lại và hành tinh nghịch hành (retrograde)), bỏ các giai đoạn dừng lại và nghịch hành, xác định thời điểm vận tốc hành tinh chạy nhanh nhất, và đếm khoảng thời gian khi hành tinh đi được hết 1 độ trong 366 độ vòng tròn đã phân chia( bắc âu) hoặc 1 độ trong 360 độ(sumerian). Lúc này, để hành tinh nhanh đó đi hết được độ phân chia của 1 độ đã cho trước, trong 1 khoảng thời gian đếm được cho trước, thì chỉ còn tham số độ dài l của dây con lắc đóng vai trò quyết định. Tham số độ dài l đó chính là độ dài tiêu chuẩn quyết định đến toàn bộ các kỹ thuật huyền học sẽ áp dụng cho nền văn minh đó.
Lúc này, công thức trở thành: l=g*((T/2)/pi)^2
và chỉ việc căn chỉnh độ dài của con lắc, người cổ đại xác định được đơn vị chuẩn tắc của thiên văn đối ứng với độ dài, trọng lượng, thể tích áp dụng cho tất cả mọi lĩnh vực kiến trúc xây dựng, đo lường buôn bán, huyền thuật, lý khí, phong thủy, tâm linh v.v. giống như cách chúng ta đang sử dụng đơn vị đo lường mét, lít, kilogram trong cuộc sống vậy.
Các hành tinh được áp dụng trong công thức trên: Kim tinh, mặt trăng và mặt trời.
các con số quan trọng xuất hiện sau khi thực hiện các công thức trên theo cm khi ốp quỹ đạo hình tinh: 83cm; 52cm;100cm; 41,5cm; 30cm. và các bước cộng hưởng harmonic của chúng.
……………………………..
Chia 2 nhưng lại là 1: 2 nền văn minh cổ đại trên có công thức liên thông với nhau dựa trên con số tỉ lệ 5/ (pi+phi). Nó là công thức liên thông quan trọng biến cách phân chia 366 thành 360; biến 2 con số tối quan trọng của tự nhiên pi và phi thành con số 5, một con số quan trọng và cân bằng trong tự nhiên.
…………………………………
qua bài này, không giống như các bài trước nói lên tầm quan trọng cực lớn của địa mạch, bài này tôi nói lên tầm quan trọng cực lớn của thiên văn, trong quá trình định hình các môn lý khí cổ đại của các nền văn minh. Thời đại ngày nay con người thích những cái tính toán được hơn, do đó các môn lý khí như phong thủy lý khí- với nền tảng là thiên văn học- có lẽ là cái mà chúng ta dễ phân tích rộng rãi hơn môn địa mạch- 1 môn tuyệt hay nhưng khó truyền ra ngoài.

Định luật 8. Vai trò của đo đạc ứng với thiên tinh

Khi các bạn đọc về khoa học kĩ thuật quân sự, đặc biệt là những mảng quan trọng nhất, có xu hướng phát triển nhất hiện nay là công nghệ radar, tàng hình và chống tàng hình, thì các bạn nếu có nghĩ về những kiến thức phong thủy hay huyền học thời xưa sẽ thấy mối liên hệ vô cùng chặt chẽ giữa chúng.
Khi tôi đọc báo và thấy những thông tin về quân sự ngày nay như: hệ thống phòng thủ chủ động trên xe tăng khi thấy tên lửa địch dẫn đường bằng lazer liền bắn ra một hỗn hợp các sợi vật liệu để đánh lạc hướng gồm: thủy tinh, nhôm, kẽm, polyme, v.v. với chiều dài các sợi bằng nửa bước sóng của sóng phát từ radar địch….
hay lớp sơn của máy bay tàng hình cần sơn nhiều lớp và các lớp có độ dày sao cho bằng một phần tư bước sóng của sóng phát ra từ radar địch…
Tất cả đều là: “nửa bước sóng”; hoặc “một phần tư bước sóng”
Nói rõ ra thì: Tất cả các vật thể khi có kích thước nhất định, hoặc cách nhau một khoảng cách nhất định bằng 1 nửa bước sóng với một vật thể phát nào đó thì chúng sẽ tương tác với sóng của vật thể phát đó.
Đó là lý do, chỉ cần biết tần số máy phát radar của địch là tìm ra cách để tàng hình trước loại máy đó (ứng với quân sự- hiện đại ngày nay) và tương tự, chỉ cần biết tần số sóng từ các hành tinh trong hệ mặt trời là cũng tìm ra khoảng cách, hoặc kích thước vật thể tương tác được với hành tinh đó (ứng với kỹ thuật lập trận, xây dựng trong phong thủy trong quá khứ).
…………………………………
Do có sự cộng hưởng harmonic, do đó, các kích thước của hai vật thể sẽ = n.lamda/2 trong đó n là số nguyên; trong khi đó để giảm cộng hưởng, hay triệt tiêu sóng thì ta lại dùng công thức =n.lamda/4 trong đó n=1,3,5,7,9,11,13v.v.v.(tức toàn số lẻ).
……………………………………
Khi nắm vững được nguyên lý về cách cộng hưởng hay triệt tiêu sóng như tôi đã phân tích ở trên, chỉ dựa trên kích thước và khoảng cách vật thể, chúng ta thử đối chiếu một cách đơn giản về thước lỗ ban. Có thể nói rằng, thước lỗ ban có áp dụng nguyên lý của sóng điện từ như tôi đã nói ở trên, và khi các bạn áp công thức đầu n*lamda/2 các bạn sẽ thấy ví dụ với thước 52,2 cm coi là hết chu kỳ 1 bước sóng, vậy nửa bước sóng của thước trên = 52,2/2= 26,1 cm. Lúc này ta xem xét phần tốt của thước nằm ở khoanh vùng đầu thước, cuối thước giữa thước với các con số 0;26,1;52,2 và cứ thế lặp lại giống như cộng hưởng harmonic tôi trình bày ở trên. Trong khi đó, khoành vùng không tốt là gì? Chính là vùng có công thức thứ 2 về giảm sóng: n*lamda/4 với n=1,3,5,7,9v.v.
…………………………………………………..
Lại đối chiếu với bài 7 tôi đã trình bày sơ bộ, các thước này trong quá khứ được sử dụng như một cách để tương ứng với lực thiên, hay cụ thể là 5 hành tinh kim tinh, thủy tinh, hỏa tinh, thổ tinh, mộc tinh và 2 ngôi sao mặt trăng và mặt trời.
tôi đối chiếu rất nhiều và nhận ra rằng, các kích thước thật sự thường được sử dụng nhiều nhất, mang tính lành và ổn định nhất nên dựa trên 4 sao chính: Mặt trời, Mặt trăng, Mộc tinh và Kim tinh. Đặc biệt là mặt trời được sử dụng vô cùng nhiều, và do đó, trận lục tinh vô tâm trận mà tôi vẫn hay sử dụng cũng dựa trên nguyên lý này, mà đôi khi cũng có thể gọi là thái dương trận.
……………………………………………..
Đến lúc này, bạn đọc có thể nhận ra rằng, khoa học từ lâu đã đo được các dải tần của các hành tinh một cách chính xác khi nghành thiên văn vô tuyến phát triển bùng nổ những năm 1940, cũng như các kĩ thuật quân sự và hàng không vũ trụ tân tiến hiện nay về cộng hưởng sóng, giao thoa sóng, triệt tiêu sóng, khi đọc được các tài liệu sóng điện từ đó và đối chiếu với các công trình tâm linh cổ đại còn sót lại đến ngày này, tôi đã tìm ra được quy luật liên kết giữa chúng và nhận ra rằng, có vẻ người xưa biết nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Nguyên lý tam hợp của thiên văn

Định luật 9. Tính chất tam hợp của các hành tinh
khi 2 hành tinh có sự khác biệt về trọng lượng đủ lớn: khoảng trên 25 lần thì lực hấp dẫn của chúng sẽ đủ lực để tạo ra các điểm quan trọng mà tại đó, khi các mảnh thiên thạch di chuyển vào sẽ bị tích tụ lại tạo ra các đám mây thiên thạch gọi là các điểm Lagrange point. Trong hình hiển thị 5 điểm lagrange point từ L1 đến L5. Trong đó, L1,L2,L3 luôn luôn là điểm thẳng hàng với đường nối 2 hành tinh, điển hình là Mặt Trời và Mộc tinh. Và 2 điểm quan trọng nhất là điểm L4,L5 luôn luôn tạo 1 góc 60 độ so với đường thẳng nối 2 hành tinh. Trong hệ mặt trời, 2 điểm L4,L5 nổi tiếng nhất có tên gọi là Trojan đến từ sự tương tác lực hấp dẫn giữa mặt trời và mộc tinh, 2 sao lớn nhất trong hệ mặt trời. Ngoài ra, còn nhiều điểm L4,L5 quan trọng khác nên được xét đến như giữa trái đất với mặt trăng v.v.
Để hiển thị được mô hình các điểm lagrange một cách đơn giản nhất, có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình python để chạy như sau:
#khai báo thư viện hỗ trợ
from __future__ import print_function, division
from PyAstronomy import pyasl
import numpy as np
import matplotlib.pylab as plt
# tạo trục tọa độ x,y
x, y = np.linspace(-1.5, 2, 300), np.linspace(-1.6, 1.6, 300)
xx, yy = np.meshgrid(x, y)
# lập trong hệ mặt phẳng nên z=0
z = 0
# mô hình hóa nên sử dụng tỉ lệ trọng lượng 2 hành tinh =q
q = 0.2
#giá trị q có thể thay đổi để tạo ra các phiên bản mô hình hóa dựa trên giá trị trọng trường thật của bất kỳ hành tinh nào cần tính trong hệ mặt trời. ví dụ về ảnh tại phần comment có đưa về phiên bản mô hình khi q =0.05 (Tức tỉ lệ trọng lượng giữa hành tinh lớn hơn và nhỏ hơn là 20 lần)
p = pyasl.rochepot_dl(xx, yy, z, q)
# xác định vị trí các điểm Lagrange points
l1, l1pot = pyasl.get_lagrange_1(q)
l2, l2pot = pyasl.get_lagrange_2(q)
l3, l3pot = pyasl.get_lagrange_3(q)
l4, l5 = pyasl.get_lagrange_4(), pyasl.get_lagrange_5()
l4pot = pyasl.rochepot_dl(l4[0], l4[1], l4[2], q)
l5pot = pyasl.rochepot_dl(l5[0], l5[1], l5[2], q)
# tạo ra khung hình kích thước 15×15 pixel
fig= plt.figure(figsize = (15, 15))
# Vẽ các dòng lực có cùng mức giá trị bằng hàm matplotlib.pyplot.contour với color g=green, b=blue,r =red
plt.contour(p, [l5pot*1.02, l3pot, l2pot, l1pot], colors=[‘g’, ‘c’, ‘b’, ‘r’], extent=[-1.5, 2, -1.6, 1.6])
# Lập các điểm từ L1 đến L5 lên khung hình
plt.text(l1, 0, ‘L1′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l2, 0, ‘L2′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l3, 0, ‘L3′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l4[0], l4[1], ‘L4′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l5[0], l5[1], ‘L5′, horizontalalignment=’center’)
# Lưu dữ liệu vào desktop với tên : anh.jpg
plt.savefig(“C:/Users/Administrator/Desktop/”+ ‘anh.jpg’)
#hiển thị kết quả
plt.show()
——————————–
Tính chất tam hợp của thiên, hay của địa đều được ứng dụng nhiều trong phong thủy, cũng như trong các môn nhân mệnh như chiêm tinh, tử vi mà tôi sẽ giải thích nhiều hơn trong các bài sau

Vài lời nói với học trò về lạc thư

Bạn Minh hỏi: Thưa thầy mối liên hệ giữa âm dương với ngũ hành, và ngũ hành với bát quái là gì ạ?
Trả lời: Chúng ta có lẽ đều đã được nghe câu : “Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái” rất là nhiều rồi. Nó được giải nghĩa bởi nhiều người, qua nhiều thế hệ rồi, tuy nhiên thầy sẽ giải nghĩa câu nói này theo 1 cách riêng để trả lời câu hỏi của em.
Đầu tiên, cần phải nhìn vào bảng lạc thư để đối sánh với các câu nói ở trên, và hãy nghĩ về lạc thư theo 2 góc nhìn, bởi cách suy nghĩ của 2 nền văn minh là Ấn Độ- phương tây (phương tây giống ấn độ đều dùng tứ hành nay gộp chung là ấn độ) và Trung Quốc, chỉ có sự đa dạng góc nhìn thì mới có sự hiểu rõ hơn về đặc thù huyền thuật của mỗi quốc gia. Cả 2 nền đều coi cái vô (trung quốc) hay hành akasha ( tính không) đều nằm ở trung tâm của lạc thư- tức số 5. Từ số 5 này mới tạo ra được các phiến số khác phủ khắp hệ thống cơ số đếm thập phân mà chúng ta dùng 1,2,3,4,6,7,8,9. Tuy nhiên, trong hệ thống thập phân, thì phải hiểu là cả hai hệ thống đều ghép cặp số hết, và họ ghép cặp như sau: Từ số 5 đẻ ra 2 cánh giống như chữ vạn mà ta vẫn thấy trong ký hiệu của Phật giáo. Cánh chữ vạn thứ nhất sẽ có số là : 1-6-4-9 không tách rời- đại diện cho dương. Cánh chữ vạn thứ hai sẽ có số là: 2-7-3-8 không tách rời đại diện cho âm. Lúc này nó ứng với câu Thái cực sinh lưỡng nghi của đạo giáo.
Tiếp theo sẽ là câu lưỡng nghi sinh tứ tượng: thì vẫn dựa theo logic về sự phân chia: lúc này số 1-6-4-9 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách ra thành 2 số: 1-6 không tách rời và 4-9 không tách rời, bản chất dương lúc này đã tách ra làm 2 và đạo giáo gọi là thái dương và thiếu dương. Còn số 2-7-3-8 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách thành 2 số: 2-7 và 3-8 gọi là thái âm và thiếu âm. Câu lưỡng nghĩ sinh tứ tượng là cái gốc của khai triển các pháp, là cái cấu trúc lõi huyền thuật mà cả 2 nền trung hoa và ấn độ còn rất giống nhau, bởi ấn độ sử dụng toàn là tứ tượng pháp hết mà chúng ta gọi là tứ đại, thân tứ đại đất nước gió lửa đều là nằm ở câu nói này. 1-6 hành khí vayu, 2-7 hành đất prithvi, 3-8 hành nước jal, và 4-9 hành lửa agni. Ví dụ: chúng ta thấy qua 1 phép điều khí thuần hoả của người Ấn sẽ thấy sự vận dụng của triết lý tứ đại như sau: Lưỡi đặt tại huyệt ngân giao tức tại vị trí hoả, 2 ngón tay trỏ tượng trưng cho dương khí, và ngón cái tượng trưng cho dương hoả chạm vào nhau tạo thành dương quyết, và lưng thẳng, đầu gập cằm tì vào ngực tạo ra khoá (bandha)dương là 3 điểm (tam hợp) khoá dương trong 1 lần điều khí.
Lúc này, em đã thấy mối liên kết giữa học thuyết âm dương với học thuyết về ngũ hành- hoặc tứ hành của ấn độ. Đừng ngại về sự khác biệt đôi chút về ngũ hành và tứ hành, bản chất của chúng đều được tạo ra từ sự quan sát bầu trời của người xưa, nhưng vì người ấn họ nhìn bầu trời theo kiểu cái gì giống nhau thì gộp lại là 1, và họ nhìn nghiêng bầu trời còn người trung quốc lại gộp kiểu cái gì thiếu thì sẽ cặp với cái thừa, và nhìn thẳng bầu trời; do 2 kiểu nhìn khác nhau với cùng 1 sự vật là các vì sao trên bầu trời mà có sự lệch, còn bản chất là như nhau không khác biệt. Do đó, câu lưỡng nghi sinh tứ tượng lại có thể trở thành 1 chuỗi những phương trình để miêu tả tính chất quỹ đạo di chuyển của các hành tinh trên bầu trời sao cho trùng khít với hệ thống lý luận huyền thuật của cả ấn độ và trung quốc, mỗi hệ thống giống nhau từ đầu đến cuối vài trăm dòng code phương trình, lúc cuối chỉ chỉnh thêm vài dòng code phương trình là miêu tả được sự khác biệt của 2 phía.
Tiếp theo, câu tứ tượng sinh bát quái: lúc này theo logic thì cặp số 1-6 sẽ tách thành số 1 và số 6 tức quái khảm và quái càn; số 2-7 tách thành số 2 và số 7 tức quái khôn và quái đoài; số 3-8 tách thành số 3 và số 8 tức quái chấn và quái cấn, số 4-9 tách thành số 4 và số 9 tức quái tốn và quái ly. Sự tách này lúc này đã phân chia ranh giới rõ ràng, như lạc thư qua mỗi con số đều có ranh giới phân chia thành bảng lạc thư 3 hàng 3 cột, với số 5 ở giữa. Lúc này, là con đường riêng của huyền thuật trung quốc, ấn độ họ không tách thêm từ tứ đại nữa, họ dừng ở số 4 là cái nền tảng phân chia vậy là đủ, còn các sự phân chia nhỏ hơn thì đều sẽ quy về tứ đại hết như hệ thống 27, 108, 120 cũng sẽ quy về 4. Còn trung quốc họ chia thành số 8, do đó lúc này câu hỏi của em về sự liên kết giữa ngũ hành với bát quái nằm ở đâu, thì câu trả lời như ở trên có lẽ em đã hiểu.
Lưu ý để em hiểu thêm: Cái khái niệm hành thì người trung quốc dù coi trọng hành thổ, hành thổ là trung tâm của mọi hành thì họ vẫn có xu hướng đếm số hành thổ là 1 trong 5 hành; còn với người ấn, họ đẩy cao vai trò của hành thổ- hay hành không lên đến mức nó vượt ngưỡng vai trò để gọi là 1 hành giống như 4 hành còn lại- đã là không rồi thì không có gì có thể miêu tả, không thể miêu tả được- do đó không đếm được- và thậm chí khi đến các môn cao cấp hơn khi sử dụng các bộ tam hợp hay bộ tứ xung vào tính toán thì cũng phải bỏ các thông số liên quan đến số 0 và 5 tương ứng với hành thổ ra mới dùng được- vậy nay ngũ hành chỉ còn lại tứ hành. Việc nghiên cứu cái gốc rễ của âm dương ngũ hành của cả trung quốc hay ấn độ hay phương tây (phương tây giống ấn sử dụng tứ hành) nhằm làm em có tính linh động và vững vàng hơn với mọi ý kiến có thể xảy đến trong con đường học tập huyền thuật của mình, giới huyền thuật có tính tranh cãi và đố kỵ vô cùng nhiều, nên em cần có sự linh động để ứng phó với mọi vấn đề sẽ đến với em.

Cửu diệu phù

Học trò An có hỏi 1 câu hỏi hay và khá phổ biến về sự phổ biến của lạc thư tại các nền văn minh ngoài Trung Quốc thì như thế nào?
Thường thì mọi người vẫn nghĩ lạc thư hay hà đồ chỉ xuất hiện tại Trung Quốc, tuy nhiên qua những gì mà tôi tìm hiểu, chúng xuất hiện ở mọi nền văn minh khác, bài này tập trung vào cách vận hành lạc thư ở Ấn Độ mà tôi lấy ví dụ đặc trưng từ phân tích cửu diệu phù của người ấn.
Hệ thống của cửu diệu phù nhìn chung khá giống với huyền không phi tinh, khi trong huyền không phi tinh chia làm 9 vận và các vận không phải số 5 như vận 8 thì số 8 nằm ở trung cung và phi tinh theo lường thiên xích để phủ kín ma phương 3×3. Vấn đề ở đây là với các ma phương 3×3, mà vẫn phải tuân theo nguyên tắc đi theo đường lường thiên xích, thì với các con số trung tâm khác 5 thì bao giờ tổng hàng ngang, dọc, chéo sẽ có 1 tham số bị sai khác với phần còn lại, và giá trị sai khác sẽ = 9 và do đó gọi là các ma phương không hoàn hảo. Ở đây, chúng ta sẽ thấy con đường của việc sử dụng các ma phương không hoàn hảo chia làm 2 nhánh:
+Nhánh 1 giống như huyền không phi tinh đã rất phổ biến ở Việt Nam và nhiều người sử dụng, là tiếp tục sử dụng các ma phương không hoàn hảo đó để sử dụng cho tính toán về vận, v.v. sách viết nhiều rồi tôi không đề cập nữa.
+Nhánh 2 là cửu diệu phù của người Ấn, họ có 1 phương pháp rất tài tình để chuyển các ma phương không hoàn hảo thành hoàn hảo, và đây là điều bắt buộc, tiên quyết để sử dụng các pháp mà số trung tâm của ma phương không phải số 5. Và qua việc phân tích vài bước toán học đơn giản, họ sử dụng hệ thống này để sử dụng cho các pháp hệ thiên, đôi khi nói theo dân gian là cúng sao, đôi khi là dán phù kết hợp với việc đã phân tích lá số của những người trong nhà, đại loại phần ứng dụng là vậy tôi không quan tâm lắm đến phần này mà chỉ tập trung vào bản chất toán học trong cửu diệu phù mà thôi.
Bản chất là: với điều kiện của 1 ma phương hoàn hảo cần có hàng dọc, hàng ngang, hàng chéo cộng lại phải bằng nhau. 1 đường chéo khi modulus 9 phải tạo ra tổ hợp 147,258,369; và điều kiện cuối cùng là 1 đường chéo có số tăng dần của số tự nhiên.
Bước 1: Xác định số trung tâm
Với các ma phương có số trung tâm khác 5, chỉ có thể có 9 số là thỏa mãn điều kiện như trên bao gồm các số: 5,6,7,8,9,10,11,12,13. Các ảnh bên dưới tôi tính toán thử với số 1,2,3,4 là số trung tâm, và chúng đều có sự khác biệt về tổng của hàng ngang, dọc, chéo do đó không thể có các số trung tâm 1,2,3,4 và các số >14 được.
Bước 2: Trong cửu diệu phù, chúng ta nhận thấy từ số trung tâm( trừ số 5), các số còn lại chạy theo thứ tự giảm dần và đi về phía của quái Càn, và bao giờ cũng vậy, điều quan trọng cốt lõi là tại vị trí của quái Khảm, các số tại ví trí này bao giờ cũng phải chuyển- theo ngôn ngữ toán thì gọi là đảo ngược modulus 9, theo ngôn ngữ của huyền thuật ứng với con người thì đó là sự thay đổi về vận, về nghiệp, về hạn- tức là 1 bước chuyển lớn trong cuộc đời có thể là tốt lên hoặc xấu đi rõ nét. Ví dụ: số 3 = 12 vì 1+2 =3; số 4 =13 vì 1+3=4; lưu ý cho là trong các môn huyền thuật, kỹ thuật tính toán modulus và đảo ngược modulus sử dụng vô cùng nhiều. Và chỉ nhờ phương pháp đơn giản này tại đúng quái cần chuyển, tất cả các ma phương không hoàn hảo với số trung tâm khác 5 thì nay trở thành ma phương hoàn hảo, và người Ấn gom góp tất cả 9 trường hợp này lại để tạo thành 1 loại phù cửu diệu- hay hợp lực của 9 hành tinh gồm mặt trời, mặt trăng, sao mộc, sao thổ, sao thủy, sao hỏa, sao kim, kế đô và la hầu.
Bước 3: Quy luật sắp xếp của cửu tinh
Xét về mặt toán học, sự sắp xếp diễn ra theo chiều ngang có nhiều ý nghĩa hơn sự sắp xếp theo chiều dọc. Nếu xét tổng hàng ngang trong mỗi ma phương 3×3, ta sẽ thấy sự xuất hiện của cặp số 3,6,9 (khi modulus 9). Còn khi xét số hiển thị khi tính tổng các hàng ngang của cả 3 ma phương 3×3 sẽ tương ứng: 72 khi thủy tinh, kim tinh và mặt trăng xếp ở vị trí trên cùng. 63 khi mộc tinh, mặt trời và hỏa tinh xếp ở giữa, và 108 với thổ tinh, la hầu và kế đô ở dưới đáy. Bản thân nếu như các bạn học chiêm tinh, cũng nhận ra 1 cách tương đối là những sao xếp trên cùng đa số trường hợp cách cục sẽ là cát tinh; ở giữa là có cát có hung; và ở dưới cùng đa số là hung tinh.
Bước 4: Khi modulus 9 tạo ra được ma phương cơ bản và hoàn hảo, chúng ta sẽ lại phải sử dụng modulus 10 để tìm ra bản tính của 4 hành xoáy trộn bên trong mỗi pha phương. Với ma phương chuẩn chỉnh như lạc thư chúng ta thấy tứ đại đất nước gió lửa xoáy quanh hành không; nhưng với ma phương không phải số 5 ở giữa, ta sẽ thấy tổ hợp số 5 10 sẽ xuất hiện tại 1 cánh của ma phương, với vai trò giống hệt như các đại còn lại, ví dụ khi ta nhìn vào ảnh 2, vào vị trí của ma phương thủy tinh, số 8 ở giữa, cặp số 3-8 bị cắt đứt số 3, số nào đã ở trung tâm thì mất số ghép cặp sinh – thành của nó, các cặp số còn lại 1 6,2 7,4 9, 5 10 tiếp tục xoáy vần quanh số 8 trung tâm. Điều tương tự lặp lại với tất cả 7 cửu tinh còn lại. Cho nên, trong bất cứ một ma phương nào, miễn là hoàn hảo bất kể số ở giữa không phải số 5, thì ta đều thấy bóng dáng của cả hà đồ và lạc thư trong đấy. Như 1 câu đúc kết tôi đã nói nhiều năm về trước khi nhắc về hà đồ lạc thư: hà đồ 10 số thì mod 9, lạc thư 9 số thì mod 10.
Bước 5: Khi toán học đã phân tích xong, chúng ta nhận thấy có chút niềm tin về cấu trúc của các pháp mà người xưa đã để lại, toán học rất hay nhưng khó nhớ, do đó, khi toán đã xong nhiệm vụ của nó là tạo ra cấu trúc của 1 pháp, thì phần đắp thịt tạo ra cái hồn của pháp đó nó đến từ văn hóa, nghệ thuật, tâm linh. Trong hình ảnh đầu tiên của cửu diệu phù, chúng ta nhìn thấy các biểu tượng symbol: kế đô là cờ, la hầu là phướn, sao thổ là cánh cung, sao mộc là hình vuông, sao hỏa là hình tam giác ngọn lửa, mặt trời tỏa nắng ở chính giữa, thủy tinh là mũi tên của trí tuệ, kim tinh là phước lành của ngôi sao 6 cánh, mặt trăng là hình tròn biểu tượng cho tính âm, bình của tâm trí. Kết hợp lại với các con số được thể hiện ở bên trong các biểu tượng. Tạo ra 1 loại phù duy nhất có thể kết hợp được cửu tinh vốn là 9 hành tinh riêng biệt tụ hợp vào nhau mà không phá nhau.
Mục đích của bài viết này không chỉ để trả lời cho câu hỏi của bạn An, mà thực ra vẫn là mục đích mà tôi luôn luôn hướng tới, là tìm những điểm hòa đồng của vạn pháp từ những nơi rất xa nhau nhưng đều tựu lại có những điểm giống nhau về mặt bản chất. Chỉ có hiện tại, huyền thuật mới bị phân ra theo nước này nước kia, còn bản chất từ xa xưa, huyền thuật chẳng bị phân ra theo bất kỳ điều kiện gì, môn của vệ đà cũng giống như môn của phương tây, môn phương tây cũng giống như môn của ai cập, và môn của ai cập thì cũng giống như môn của trung quốc vậy.

Vector thuỷ động lực cho vùng ven sông Hồng- Thuỷ pháp nhằm xác định các đới năng lượng cao

Đã rất nhiều bài đăng trước tôi nói về các kiến thức cơ bản về địa mạch, về thiên văn, và tại bài trên là các thông số đầu vào quan trọng liên quan đến thuỷ pháp. Ví dụ tại hình trên, khi chúng ta nhìn vào dòng 2 của đoạn code do tôi viết về thuỷ pháp, thì các dòng lực nó phụ thuộc đầu tiên là vị trí của dòng nước chảy trên vị trí nào của Trái Đất, do Trái Đất quay ngược chiều và có hình elip, do đó các dòng nước khi chảy đủ dài sẽ chịu tác động của lực xoáy mà Bắc Bán cầu sẽ ngược lại với Nam bán cầu. Do Việt Nam ở Bắc bán cầu, do đó tôi viết phần mềm chỉ dành cho Bắc bán cầu mà nếu áp dụng tại Nam bán cầu sẽ bị đảo ngược kết quả.
2. Nhìn vào tổng thể, 1 đoạn code quan trọng nhất là các thông số đầu vào, khi phân tích bất cứ 1 khúc sông nào, sẽ có các thông số đầu vào sau bắt buộc phải có:
F= (vận tốc dòng chảy, vĩ độ thuỷ đến, vĩ độ thuỷ đi, chiều dài dòng sông và bán kính khúc sông) với các đơn vị quy về m và seconds.
3. Các phương trình khai triển của các thông số đầu vào tôi không cung cấp, bởi chỉ cần có các thông số đầu vào tại mục 2 cũng đủ để những người nghiên cứu phong thuỷ lâu năm cũng định hình được các vị trí nào của khúc sông sẽ hội lực hay tán lực. Và khi kết hợp được các điểm tụ cốt lõi của dòng sông với kiến thức của địa mạch mà tôi đã nói nhiều lần tại các bài trước đây, chúng ta có kết quả là tìm được nhiều vị trí khả quan để ứng dụng cho cả dương trạch và âm trạch.
4. Nói về các phương trình, các kiến thức khoa học thì thuỷ pháp vô cùng sâu xa và phức tạp, nói nhiều dòng cũng không hết, do đó tôi ngắt quãng và nói tiếp về phần tâm linh của thuỷ pháp mà theo kinh nghiêm của tôi sẽ như sau:
Những kỹ thuật điều khí liên quan đến thuỷ pháp:
Không giống như các pháp điều khí của địa mạch, các pháp điều khí của thuỷ pháp nó có vị trí đặt gốc lưỡi, cách bắt ngón tay, cách vào khí khác.
– Vận tốc di chuyển của người cảm khí: Thường thì khi cảm nhận các dòng thuỷ, vận tốc của người cảm nhận phải nhanh hơn so với cảm đất, đất thì cần chậm, đi chậm hơn vận tốc đi bộ bình thường mà thuỷ thì phải nhanh( đi nhanh hơn vận tốc đi bộ bình thường).
– Vị trí đặt lưỡi: Cảm thuỷ thường có xu hướng đảo lưỡi, chứ không cố định lưỡi như địa mạch, với xu hướng đảo lưỡi và hướng về phía trong của đỉnh đầu.
– Bộ phận cảm nhận thuỷ khí: Do thuỷ là các dòng lực ngang, khác với địa lực từ dưới đất lên và thiên lực từ trên rót xuống, do đó với thuỷ phải cho khí qua 2 tai. Và thường thì cảm nhận sẽ tốt nhất khi khí hậu lạnh, trời khô ráo.
– Cách bắt quyết khi cảm khí: Trong huyền thuật cổ đại, các ngón tay được phân ra dựa theo đặc tính hành của chúng. Mỗi ngón tay đại diện cho 1 hành, và cách kết nối các ngón tay tạo ra sự kết hợp của ít nhất 2 hành trong bất cứ trường hợp nào. Với trường hợp của thuỷ pháp: Nên sử dụng các quyết liên quan đến các ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái tại các đoạn thuỷ hung hiểm và các ngón nhẫn, út tại các đoạn cát thuỷ. ví dụ khi gặp các đoạn thuỷ có xạ, hung thuỷ thì gần như người thầy bắt buộc phải bắt quyết liên quan đến 3 ngón đó để phòng thân, và do thuỷ có lực ngang nên thường sẽ để tay tại vị trí trung tâm của khí phần ngực là huyệt đản trung.
– Cách ứng phó với âm, hung lực: Thuỷ có sự khác biệt lớn so với địa, thuỷ có tính vui vẻ, hoà đồng, nhanh và nhẹ nhàng, nếu làm sai thì vẫn có sự tha thứ, khác hẳn so với địa lực vốn có tính nghiêm khắc, chắc chắn, làm sai thì hậu quả rất nặng mà không có sự tha thứ. Do đó, người cảm về thuỷ lực cũng không có nhiều những cấm kỵ như người cảm về địa lực, chỉ cần nhớ cách bắt quyết, cách đặt lưỡi, và tương tác 1 cách nhẹ nhàng khi đến đoạn thủy là cát, và cần tập trung cao độ hơn khi đến đoạn thủy là hung.
– Các phương pháp chuyển hóa khí:
Trong khi địa mạch có rất nhiều pháp để cải thiện dòng địa khí, thì thuỷ mạch rất là khó để chỉnh, nó phụ thuộc hoàn toàn vào địa thế, hình dạng, vận tốc dòng sông tự nhiên, chế độ hoạt động thủy văn theo mùa v.v. chứ con người không hoán cải được nhiều, do đó với thuỷ pháp nó hiệu quả nhất ở khâu đầu tiên của phong thuỷ là khâu chọn đất, còn địa pháp lại hiệu quả đều ở tất cả các khâu từ chọn đất đến cải tạo đất.

1. Trích đoạn đoạn code sử dụng cho phân tích thuỷ pháp

import tkinter as tk
from tkinter import *
import math

root = Tk()
root.title(“PHẦN MỀM THỦY PHÁP DÙNG CHO BÁN CẦU BẮC- DUY TUẤN “)

vantoc_Label = Label(root, text=”Nhập vận tốc dòng chảy(m/s) : “, width=30, height=5, highlightbackground=”purple”)
vantoc_Label.grid(row=0, column=0, padx=5, pady=1)
vantoc = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vantoc.grid(row=0, column=1, padx=5, pady=1)

vido_Label = Label(root, text=”Nhập vĩ độ thủy đến-Hà Nội nhập 21:”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
vido_Label.grid(row=1, column=0, padx=5, pady=1)
vido = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vido.grid(row=1, column=1, padx=5, pady=1)

vido1_Label = Label(root, text=”Nhập vĩ độ thủy đi-Hà Nội nhập 21.5:”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
vido1_Label.grid(row=2, column=0, padx=5, pady=1)
vido1 = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vido1.grid(row=2, column=1, padx=5, pady=1)
l_Label = Label(root, text=”Nhập chiều dài dòng sông(m):”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
l_Label.grid(row=3, column=0, padx=5, pady=1)
l = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
l.grid(row=3, column=1, padx=5, pady=1)
r_Label = Label(root, text=”Nhập bán kính độ cong khúc sông(m):”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
r_Label.grid(row=4, column=0, padx=5, pady=1)
r = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
r.grid(row=4, column=1, padx=5, pady=1)

submit= Button(root, text=”OK”, width=30, height=5, highlightbackground=”orange”,
command= lambda: thuyphap(vantoc.get(), vido.get(), vido1.get(),l.get(),r.get()))
submit.grid(row=5, column=1, padx=5, pady=1)
def thuyphap(vantoc,vido,vido1,l,r):

…………………….Hết trích

 

 

2. Trích đoạn phân tích thuỷ động lực cho vùng bất kỳ (hạ lưu sông Hồng)