Máy đo cộng hưởng từ trường SR- và mối liên quan đến phong thủy

1. Sóng Schumann resonance
Một dự án mà tôi ấp ủ chế tạo suốt 7 năm nay là chế tạo được 1 máy đo được các lực từ trường có dải tần số tự nhiên schumann resonance (SR) do sấm sét; các dải tần này có liên quan mật thiết đến sóng của não người là sóng alpha 7,83 Hz; ngoài ra là các dải sóng harmonic của tần số trên là 14hz;20Hz v.v.
Về mặt cơ bản, các dạng sóng trên tồn tại trong Trái Đất đã hàng tỉ năm, từ khi hình thành ra Trái Đất, trung bình trong mỗi giây luôn luôn có sự hoạt động của khoảng 200 cơn bão trên Trái Đất, và các cơn bão đó tạo ra tổng cộng 50 sét đánh trong mỗi giây. Sét tạo ra 1 sóng điện từ trường có tần số siêu thấp ELF di chuyển trong Trái Đất; do chu vi Trái đất lấy trung bình khoảng 35.000- 40.000km ta lấy vận tốc của điện từ trường là 300.000km/s chia cho số này ta sẽ ra được con số là 7.83 tức trong 1 giây, sự tác động của 1 lần sét đánh tạo ra sóng đi được 7,83 vòng quanh Trái Đất; chúng đập đi đập lại giữa tầng mặt đất có số vol min =0 với tầng điện ly, ranh giới D có chiều cao 20km là 500.000 vol.
Loại cộng hưởng từ trường SR này nó quyết định đến việc, mọi loài sinh vật muốn tồn tại trên trái đất thì phải thích nghi với nó, phải dựa vào nó để các hệ thống tuần hoàn như chỉ số nhịp tim, chỉ số huyết áp, hệ thống nội tiết,các loại hocmon như serotonin, các hệ thống thần kinh trong cơ thể như độ dẫn truyền của ion Na/K, nói tóm lại là mọi sự hoạt động của cơ thể sinh vật đều cần tương tác với tần số rung động này. Đơn cử với loài người, sóng não của con người khi ngủ có bước sóng hoàn toàn trùng khớp với tần số trên là alpha=7,83hz; tức khi con người ngủ là trạng thái vô thức sóng não hoạt động trùng với nhịp của Trái Đất để có sự cộng hưởng, giúp cơ thể hồi phục lại sức lực, tinh thần để ngày mai tiếp túc làm việc. Và ngoài ra, vì sóng SR nó có xu hướng đập lên đập xuống giữa mặt đất và tầng điện ly tức là di chuyển theo chiều thẳng đứng trùng khớp với những phương pháp phong thủy địa mạch tôi hay sử dụng để ngăn cản những bức xạ đất xấu cũng như khuếch đại các mạch đất tốt, về việc nhiều khi chỉ cần có ngăn cản bức xạ ở tầng 1 có thể đem lại hiệu quả lan ra các tầng cao hơn; nên tôi càng muốn nghiên cứu sâu hơn về tính chất của loại sóng này.
2. Chế tạo máy đo Schumann resonance
2.1. Công tác chế tạo anten- xử lý tín liệu acquisition
Việc thực hiện đầu tiên là chế tạo một cuộn cảm inductor coil với vật liệu gồm lõi sắt từ có giá trị thấm từ rất cao . Vật liệu lõi đó làm bằng kim loại sắt từ mumetal tiêu chuẩn ASTM A753 4 alloy. Cuộn cảm inductor được đề xuất có 40.000 vòng cuộn trên thanh sắt dài 300mm và đường kính 25mm. Điện áp tại 2 đầu cuộn cảm có giá trị rất thấp do trường từ của cộng hưởng schumann có biên độ cực nhỏ cỡ 1-5 pT( so sánh với từ trường của Trái Đất tạo bởi lõi trung bình khoảng 35000-50000uT tức gấp 10 triệu lần cộng hưởng schumann, còn so với từ trường của 1 điện thoại iphone là 200 triệu lần yếu hơn). Để có thể đo được tín hiệu schumann này cần có công tác xử lý số liệu acquisition hiệu quả trong đó bước đầu là khuếch đại tín hiệu và lọc cao tần. Công tác khuếch đại ban đầu là +118dBV. Các tần số cắt (tại -3dB) là 27Hz, trong khi rolloff là khoảng 60dB / octave. Cắt tần số norchfilter 50Hz với tần số dòng điện 2 chiều từ các hệ thống điện cung cấp gần đó. Các loại thiết bị này có thể được chế tạo phần cứng để tạo thành bộ tiền xử lý và sau đó nối với 1 hệ thống xử lý số liệu và máy tính riêng để xử lý, tuy nhiên với điều kiện hiện tại việc chế tao bộ phần xử lý này đắt đỏ do đó tôi hướng tới việc xử lý toàn bộ số liệu từ trường bằng hệ thống xử lý số liệu acquisition trên máy tính, thông tin đầu vào được thiết kế để có thể cắm vào trong dây tai nghe bất kỳ, sau đó được kết nối với cạc âm thanh của máy vi tính sau đó xử lý số liệu tiếp trong phần mềm phân tích tín hiệu địa vật lý Kogeo của Đức- trong đó tất cả các công đoạn cộng hưởng tín hiệu, lọc cao tần, thấp tần, cắt nhiễu tần số riêng 50Hz được thực hiện trên phần mềm này, tín hiệu được đăt tại tỷ lệ 9600 samples/sec; tín hiệu analog to digital là 16bit; đo dải tần từ 1 đến 120 Hz với đơn vị đo là 10 phút 1 lần đo, với việc sử dụng hàm chuyển theo phương pháp Welch method.
2.2. Vị trí đặt sensor đo từ
Quan trọng nhất là với tín hiệu của cộng hưởng sóng schumann yếu như vậy, nó sẽ bị nhiễu hoàn toàn nếu như trong bán kính 2,5km có bất kỳ hệ thống mạng lưới điện sinh hoạt hoặc điện cao thế nào nếu không có công tác xử lý số liệu, kể cả trong trường hợp đã có công tác xử lý số liệu lọc tần của dòng điện sinh hoạt thì để làm rõ được ít nhất 3 tầng số đầu tiên gồm tần 7,83;14 và 20 Hz thì có thể khoảng cách chấp nhận được cũng phải vài tram mét. Trong điều kiện này tôi nghĩ đến việc lắp 1 trạm đo tại 1 vùng thuộc Ba Vì, cách xa khu dân cư và tương đối gần Hà Nội; có thể kết hợp là nơi nghỉ dưỡng tập luyện dưỡng sinh sau này phối hợp với công tác khoa học đo số liệu trong đó trạm đo sử dụng hệ thống điện mặt trời dòng 1 chiều đặt trên đỉnh đồi để không bị nhiễu, nối với đường dây truyền tín hiệu dài vài tram mét đến phòng xử lý số liệu. Tại vị trí đỉnh đồi này, do cây cối có thể dẫn điện và làm nhiễu đi dòng điện rất nhỏ nên tôi sẽ phát quang thảm thực vật trong bán kính 10 mét, đặt 2 thiết bị cảm từ vuông góc nhau 1 cái đặt hướng chính Bắc- Nam và 1 cái đặt tại chính Đông- Tây, chúng được đặt trên mặt đất cứng nền xi măng thấp hơn nền đất ngoài khoảng 20cm để lọc 1 số dạng nhiễu khác do gió đập vào thiết bị tạo ra rung động và làm nhiễu số liệu; chất đất tại vị trí đặt thiết bị cũng cần được kiểm tra sao cho hệ số dẫn điện của đất thật tốt (chọn đất tơi, có độ ẩm của đất ở ngưỡng vừa phải: ví dụ đất đỏ phong hóa bazan). 1 anten đo cường độ điện trường phương thẳng đứng được đặt gần 2 thiết bị cảm từ đơn vị milivol/m; được kết nối với 1 thiết bị âm ly khuếch đại trở kháng cao do cần biết rằng trong không gian luôn có dòng điện tĩnh của Trái Đất có cường độ 100V/m trong thời tiết đẹp cho đến 1000V/m trong điều kiện có mưa bão do đó lại tiếp tục xử lý số liệu cho anten trên, để lọc bớt hiệu ứng nhiễu do dòng điện nằm ngang tôi nghĩ đến việc sử dụng anten marconi loại T để đón tín hiệu điện thẳng đứng và loại đi tín hiệu điện nằm ngang. Phối tất cả các dạng tín hiệu này ta có được 1 thiết bị đo tần số cộng hưởng schumann cơ bản.
3. Lợi ích của việc đo cộng hưởng từ SR
Có vô số lợi ích của việc đo loại sóng này, cũng như kèm theo nó là vô vàn rủi ro bởi tín hiệu sóng quá yếu; sóng tuy yếu, nhưng nó mang lịch sử để hình thành nên mọi chủng loài sinh vật, do đó nó mang tính quyết định đến hành vi của sinh vật trong 1 không gian, thời gian nhất định nào đó. Những liên kết đó bao gồm:
– có nhiều vụ đột quỵ, hoặc ốm không rõ nguyên nhân, hoặc mệt mỏi nhanh hơn bình thường khi có sự bất thường về tần số và cường độ của sóng SR.
– Những tiêu cực về tinh thần của người, như bồn chồn lo âu không rõ lý do liên quan đến sự bất thường của sóng SR.
– Tất cả các quy luật của thời tiết bị thay đổi như nhiều bão, bão to hơn qua các năm, hoạt động núi lửa, động đất, hạn hán liên quan đến sóng SR.
– SR liên quan đến chu kỳ hoạt động của tuần trăng, và chu kỳ của mặt trời do đó sức khỏe con người cũng phụ thuộc vào các chu kỳ này.
– SR liên quan đến chu kỳ ngày đêm- là điều quyết định việc con người nên ngủ vào thời gian nào và thức vào thời gian nào
– Sự dị thường của SR có thể do nguyên nhân của tự nhiên đã gây nên rất nhiều tác hại không nhìn thấy được, nhưng cũng có thể có nguyên nhân từ con người nếu muốn và tác hại đó còn lớn hơn nhiều.
4. Kết luận:
Nếu coi đơn giản phong thủy là 1 bộ môn nghiên cứu môi trường xung quanh để làm sao giúp ích nhất cho con người; thì tôi coi cái cội nguồn của mọi loại lực tương tác đến con người phải xuất phát từ loại sóng SR do sấm sét này. Hành trình 7 năm chỉ mới nghiên cứu được như vậy, do không xuất thân từ người học về điện tử- viễn thông nên kiến thức về chế tạo anten chưa đủ để xử lý được nhiễu, nên tôi chia sẻ ra đây cho mọi người tham khảoKhông có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.1 thiết bị đo đạc cuối cùng cần phải hiển thị ra kết quả đo schumann như trên, với cường độ watt/Hz với tần số 7,83Hz (sóng alpha trùng với sóng của não người) là 0,7 watt/Hz; các bước sóng cộng hưởng harmonic của nó là bước sóng 14Hz có cường độ là 0,2; bước sóng 20Hz có cường độ là 0,18 tức giảm dần về cường độ.

Tellua- Dòng năng lượng tự nhiên của Trái Đất.

Một hành trình dài nghiên cứu về dòng tellua đã cho tôi 1 góc nhìn khá rõ ràng mang tính định tính về hành vi của địa mạch. Trong đó, đặc biệt là những gián đoạn của các dòng tellua chạy gần mặt đất khi xảy ra tại các đới va chạm, như 2 đứt gãy cắt vào nhau, 2 con sông tụ lại tại 1 điểm; những nơi giao nhau này tôi coi là tiền đề, là đới tạo động lực cho sự hình thành của các khái niệm: long mạch và huyệt mạch nằm gần các điểm giao nhau đó trong phong thủy phương đông đã miêu tả.
Quá trình nghiên cứu của tôi bắt đầu từ đọc các tài liệu về điện trường tự nhiên chảy sát bề mặt trái đất, và tôi thí nghiệm các lực này bằng 1 thiết bị đo điện trường trong đó 2 cực của thiết bị nối thẳng xuống lòng đất với độ sâu 20cm cách nhau 15m, tốt nhất là nên ở khoảng cách xa hơn nhưng tôi chưa có điều kiện thí nghiệm tại nơi đủ rộng và không bị nhiễu điện từ do dây điện trong nhà. Trong những giai đoạn đầu thí nghiệm, tôi sử dụng chất liệu cho 2 cực có thế cực khác hẳn nhau và dẫn điện được. Tuy nhiên, do các dòng tellua này rất nhỏ, nên nếu sử dụng các cực điện có tính phân cực thì kết quả sẽ không được chính xác hoàn toàn, do đó tôi cố gắng chế tạo 1 điện cực khác là điện cực không phân cực, loại này có thể mua của pháp nhưng do rất đắt và chế độ bảo dưỡng rất khó khăn do đó tôi quyết định chế tạo luôn cực điện này; Nguyên tắc để khử thế phân cực là dùng 1 vật chất dẫn điện tôi chọn là Đồng-Cu; đặt trong dung dịch muối của chính nó để khử phân cực tôi chọn dung dịch Đồng sunfat ở chế độ bão hòa; bọc trong vật liệu ngoài là gốm, hoặc thạch cao.
Khi thí nghiệm, cắm các cực vào mặt đất dọc theo tuyến bắc-nam, sau đó kết nối với nhau bằng dây dẫn đến thiết bị đo. Điều quan sát thấy trong phần lớn các báo cáo trước đó từ tài liệu nước ngoài, là sự hiện diện của các loại điện tự nhiên thường mạnh hơn ở hướng bắc-nam so với hướng đông-tây. Nó là dòng chảy là là trên bề mặt trái đất, theo bất cứ đường nào trong lòng đất có trở kháng thấp hơn nơi khác. Đặc biệt, nó tuân theo quy luật của mặt trời tức là dòng tellua sẽ di chuyển theo nơi mà mặt trời chiếu tới; và vào ban ngày nó có xu hướng di chuyển về phía đường xích đạo, trong khi ban đêm lại di chuyển về phía cực của trái đất.
Ở trong điều kiện diện tích khảo sát lớn, sẽ thấy nó phụ thuộc vào đặc điểm kiến tạo dưới lòng đất như đứt gãy, đới magma, đới sunfua và nước ngầm trong đó ví dụ như tại các đứt gãy có thể nhận biết do giảm độ trở kháng của đất (Với quy mô đo đạc khoảng vài chục km mới phát hiện ra, và thường là phát hiện các đứt gãy cực lớn, cực sâu tới tầng moho)

Không có mô tả ảnh.
Ngoài dưới bề mặt đất, do trong không khí sát mặt đất có độ ẩm mà do đó nó vẫn có xu hướng đo được các electron trong không khí nhưng với cường độ nhỏ hơn nhiều. Tôi sử dụng thiết bị đo được giảm hơn vài chục lần. Do đó, sau thí nghiệm này tôi hiểu rõ tầm quan trọng của tính dẫn do không khí và có khá nhiều các ứng dụng trong phong thủy từ tính chất này.
Khi đọc một số tài liệu cách đây khoảng 80 năm về ảnh hưởng đối với sinh vật từ dòng tellua này, họ đã có 1 vài thí nghiệm với sinh vật chủ yếu là thực vật do nó đứng yên- dễ thí nghiệm, họ chặn luôn dòng tellua của trái đất vào mẫu thực vật đó để xem phản ứng của nó thì cho thấy:
Thực vật (và có lẽ là tất cả các loài sinh vật) cần phải tiếp xúc với điện trường tellua tự nhiên của trái đất để phát triển tự nhiên, khỏe mạnh, có năng lượng và ít bệnh.

Không có mô tả ảnh.
Thí nghiệm cho thấy rằng thực vật mọc chậm và tỉ lệ chết cao hơn khi được trồng dưới một lá chắn điện từ triệt để được biết đến qua định luật Faraday bởi nó chặn hết dòng tellua. Họ phát hiện ra rằng việc bảo vệ cây trồng khỏi điện trường bằng cách sử dụng mạng lưới lồng faraday có ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ thực vật. Tuy nhiên, cần hiểu rõ dòng tellua là dòng tự nhiên của trái đất, là dòng một chiều, đã tồn tại hàng tỉ năm từ lúc trái đất hình thành, là đối tượng chúng ta cần bảo vệ, lưu giữ và tương tác nhiều- khác hẳn với dòng điện trường do con người tạo ra- dòng 2 chiều tần số 50Hz mới chỉ được phát mình vài trăm năm và không phù hợp với tự nhiên, là đối tượng cần chặn. Ta vẫn có thể phát triển được các mạng lưới lồng faraday chặn tần số 50Hz mà vẫn cho lọt được các dòng tellua này nếu biết cách, bởi tôi có biết 1 số người làm phong thủy tại hà nội đã sử dụng 1 phương pháp chặn toàn bộ các dòng điện trường 1 cách máy móc, chặn cả ảnh hưởng của dòng 2 chiều, nhưng do không biết nên cũng chặn nốt dòng tellua tự nhiên của đất- điều này ảnh hưởng vô cùng tai hại lên người ở trong căn nhà đó. Trong khi nếu nắm rõ được về sự vận hành của dòng tellua, cái mà hiện tại khoa học hiện đại dù đã dùng nó trong nhiều thập kỷ còn chưa có sự hiểu biết hoàn toàn đầy đủ về nó, thì tôi đang nhận thấy sự tương đồng rất lớn và mường tượng được rất nhiều ứng dụng giữa tính chất của dòng tellua với tính chất của long mạch, của huyệt, của dòng khí tự nhiên của đất, các cách bầy trí trận để tăng mạnh năng lượng của long, thủy bằng cách lợi dụng lực tellua sẵn có của trái đất.

Không có mô tả ảnh.
Trên đây là những góc nhìn cơ bản về dòng tellua, các phần tiếp tôi sẽ nói rõ về các cách phát 1 dòng điện từ vào lòng đất nhằm kích hoạt nguyên tử Hydro trong đất rung động liên tục với 1 tần số cố định, là cách rất tốt để tìm các đới nước ngầm, các túi nước ở trạng thái thấm lọc vv; hay lợi dụng các trạm radio phát sóng siêu thấp tần đã được lắp tại khắp nơi trên thế giới làm rung động các tầng trầm tích dưới đất mà đã dùng từ lâu trong vật lý nhằm xác định các cấu trúc dưới lòng đất.

Tellua- dòng năng lượng tự nhiên của Trái Đất (Phần 2- Các chu trình oxy hóa khử trong lập trận đồ bằng đá).

I. Trong phần trước tôi đã trình bày về máy đo tellua, và tính chất dòng theo khu vực rộng lớn cỡ hành tinh, với dòng bị chi phối bởi ánh sáng mặt trời; trong phần này tôi trình bày sơ qua về các nguyên lý của dòng tellua bị ảnh hưởng bởi tính chất của đất- dựa trên 1 nguyên tắc cơ bản của vật chất trao đổi với nhau theo các phương trình oxy hóa- khử . Như chúng ta đã biết, trong đất luôn tồn tại chất oxy hóa và chất khử, nên quá trình oxy hóa- khử xảy ra phổ biến.
Trong đất những chất oxy hóa phổ biến là O2; NO3-; Fe3+; Mn4+; Cu2+ và một số sinh vật hiếu khí. Chất khử là H2, Fe2+, Cu+ và vi sinh vật kị khí. Và chúng trộn lung tung lại với nhau, để tạo ra đất như ngày hôm nay.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa – khử
Trong đất có chứa nhiều hệ thống oxy hóa – khử (Redox) với nồng độ khác nhau. nồng độ chất oxy hóa và khử của một hệ thống nào cao nhất sẽ quyết định điện thế oxy hóa – khử (Eh) của môi trường. Đó là lý do trong phần 1 của loạt bài viết này tôi đã chế tạo ra máy đo dòng tellua theo quy tắc: bất cứ vị trí nào ở đất cũng có sự khác nhau về nồng độ các chất, do đó khi cắm 2 điện cực có điện thế lệch nhau sẽ tạo ra dòng electron bằng đúng lực tellua đi qua máy đo. Sau một thời gian thí nghiệm liên tục, tôi nhận thấy có 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định đến trị số dòng tellua như sau (bỏ qua yếu tố thời gian như ngày đêm và hướng đo, chỉ tập trung vào yếu tố vị trí đo):
1. Nồng độ oxy hoà tan trong đất, mà nồng độ oxy cũng liên quan đến môi trường khử hay oxy hóa trong đất- tức liên quan đến nước ngầm; nơi ở dưới có nước ngầm là môi trường khử còn nơi ở trên mực nước ngầm là môi trường oxy hóa.

Không có mô tả ảnh.
2. Độ ẩm. khi đất ẩm nhiều tôi thấy giá trị dòng tellua tăng cao hơn so với lúc đất khô.
Cả 2 chỉ số nồng độ oxy hay độ ẩm đều liên quan đến 1 thứ: đó là nước, nó là yếu tố quan trọng nhất cần nắm rõ để đi đến mục tiếp theo, miêu tả về: “Pin Trái Đất”.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.
III. Pin Trái Đất
Thuật ngữ này nghe có vẻ kỳ bí, nhưng nó hoàn toàn tuân theo các quy luật oxy hóa- khử của vật chất. Trong đó, vật chất tạo ra pin là các loại đá có khoáng vật quặng dẫn điện tử ví dụ như đới mạch nhiệt dịch quặng sunfua có thành phần sunfua-thạch anh- pyrit hay các loại đá khác mà chúng sẽ theo cơ chế dẫn điện như sau: – Dẫn điện điện tử: Do điện tử (e) tự do chạy trong vật dẫn kim loại, khoáng vật dẫn điện như sulfur, hoặc phi kim như grafit. – Dẫn điện ion: Do các ion điện phân trong nước khoáng tồn tại trong lỗ hổng của loại đá bất kỳ.
– Trong môi trường tự nhiên, khi thân quặng, khối đá nằm trên giàu oxy do nước mưa ngấm xuống xảy ra phản ứng oxy hóa mang điệntích âm (-), phần quặng hoặc khối đá ở dưới nước ngầm thiếu oxy xảy ra phản ứng khử sẽ mang điện tích dương (+) thì hội đủ yếu tố để sinh ra trường điện tellua tự nhiên địa phương. Bản thân những thân quặng, khối đá này tạo ra một dòng năng lượng tellua tự nhiên bao xung quanh nó, và phát từ dưới đất lên tới ranh giới mặt đất, và tạo ra dị thường hình tròn về mặt điện trường, càng vào tâm khối đá giá trị càng tăng cao.

Không có mô tả ảnh.
– Ở mức độ yếu hơn khá nhiều (máy đo nhiễu và không ra chính xác kết quả về quy luật) nhưng vẫn phát huy tác dụng dựa trên nguyên lý oxy hóa- khử đã phân tích ở trên, ví dụ như chôn 1/3 khối đá trong đất- và để 2/3 khối đá hiển lộ (3 chìm 7 nổi) trên mặt đất; hoặc chôn hẳn khối đá nhưng tại nơi là ranh giới của 2 lớp đất có cấu tạo khác nhau ví dụ 1 lớp sét và 1 lớp cát, thậm chí yếu hơn là trong chỉ cùng 1 lớp cát – thì nó cũng vẫn là cách tạo ra sự khác biệt về mặt nồng độ oxy cũng như độ ẩm do đó tạo ra các dòng điện chảy trong nội tại và lan ra cả bên ngoài khối đá, quặng- và do đó, như 1 nguyên lý tất yếu khi có dòng điện thì có lực từ xung quanh dòng này và do đó với mỗi khối, quặng đá này nó được coi là 1 viên pin trái đất phát ra nguồn điện cỡ vài chục milivol trong 1 đới rộng lớn và có thời gian hoạt động rất dài.

Không có mô tả ảnh.
IV. Ứng dụng pin Trái Đất trong lập trận đồ bằng đá (sự sắp xếp của các viên pin theo 1 trật tự nhất định): Điều này khiến tôi lờ mờ liên tưởng đến việc người xưa đã ứng dụng các khối đá đã có sẵn, hoặc di chuyển chúng từ đâu đó đến- và lập ra các trận đồ đặc biệt cho mục đích riêng, có thể kết nối chúng lại bằng 1 vật liệu dẫn điện ví dụ như thanh đồng để tạo ra 1 thiết bị phát dòng tellua kép (do 2 khối đá luôn khác nhau về thành phần, kể cả có cùng tên phân loại) – lại được đặt tại những vị trí đặc biệt như huyệt mạch- cũng là 1 đới dị thường về mặt năng lượng để kích hoạt, làm mạnh chúng (Do các khối đá quặng này làm đẩy nhanh quá trình di chuyển của các dòng tellua từ dưới sâu đi lên mặt đất)- tuy nhiên cũng có thể làm ảnh hưởng, bị lệch lạc luôn cả huyệt mạch nếu đặt sai chỗ và sai độ sâu, sai về vật liệu – cho nên tôi thấy đây là vấn đề cần nghiên cứu rất kỹ, và cần có nền tảng tốt nếu muốn áp dụng hiệu quả, và cần lưu ý bằng kinh nghiệm của tôi trong nhiều năm, sự chênh nhau vài chục cm về vị trí đặt cũng có thể tạo ra hiệu ứng trái ngược hẳn nhau.

Không có mô tả ảnh.

Ổn định trường khí nhà bằng kĩ thuật lập lục tinh vô tâm trận và thập nhị tinh vô tâm trận tại trung cung

Tôi bắt đầu ấn tượng và thích thú với vị trí trung cung của nhà qua 1 thảo luận của 1 chuyên gia địa khí người Anh với 1 chuyên gia vastu người Ấn. Ông người Anh- giống như đa phần đều theo lối phương tây rất mạnh về địa mạch thường vẫn tôn vai trò của việc ưu tiên làm mạnh trường khí của vị trí ngủ là quan trọng nhất (là lối mà tôi vẫn theo) trong khi ông người Ấn lại thích ưu tiên cho vị trí trung tâm của căn nhà. Sau đó qua quá trình nói chuyện chém gió rất nhiều với ông bạn người Ấn, tôi có 1 số đánh giá sau: theo quan điểm của người Ấn, trung cung theo tiếng Ấn được gọi là Bramasthann có vai trò không khác gì là động cơ của một cỗ máy, là trái tim của 1 cơ thể, là nơi thực hiện việc bơm sinh khí từ trung cung đi hướng lên trên và lan rộng sang khắp nhà và sau đó đi xuống, lấy trược khí từ khắp nhà đổ về trung cung theo 1 vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại theo 1 đồ hình cơ bản của vũ trụ- “hình xuyến”.
– Vai trò của trung cung trong căn nhà

Trận đồ trung cung trận trong thực tế tôi hay sử dụng

Không có mô tả ảnh.
“Hình xuyến” tại trung tâm nhà với trục giữa cố định và độ lan phụ thuộc vào 4 bức tường tại góc ngoài của 1 căn nhà là tối quan trọng do đó cũng giống như phong thủy của ta: nó là nơi không được đặt bất cứ vật thể gì phạm vào vị trí này như cầu thang, phòng vệ sinh, v.v. làm lệch lạc về một hướng bất kỳ của hình xuyến. Thứ hai, tại vị trí trung cung này nên là 1 vị trí có trường năng lượng địa khí mạnh để quá trình lan truyền các dòng năng lượng tốt này đến toàn bộ căn nhà này diễn ra dễ dàng hơn- giống 1 quả tim khỏe sẽ bơm máu tốt đến toàn bộ cơ thể hơn 1 quả tim bị yếu.
– Ưu và nhược điểm:
Qua quá trình phân tích và thực tế, tôi nhận thấy kĩ thuật về trung cung của người Ấn thiên nhiều về hệ thiên khí hơn hệ địa khí của phương tây, kĩ thuật làm mạnh trung cung cũng có ưu tiên khi cải khí phần thiên khoảng 70% và phần địa khoảng 30%, không thuần nhất về địa khí như phương tây. Và kết quả cũng rất khả quan khi lắp đúng lục tinh trận theo vòng tròn vào tại vị trí trung tâm, là điểm mắt của trung cung, hay có thể gọi là điểm tâm khí của 1 ngôi nhà thì nó khiến toàn bộ trường thiên 70%- địa khí 30% của căn nhà ổn định hơn hẳn. Rõ ràng nhược điểm là do địa khí chỉ 30% nên kĩ thuật này không thể chặn hoàn toàn các luồng địa khí xấu từ đất đổ lên- nhưng với 1 phương pháp đơn giản hơn, rẻ hơn nhiều so với lối chặn mạng lưới của phương tây- thì đó là 1 phương pháp đáng làm, bởi lẽ nhà nào bất luận địa khí tốt xấu cũng đều có trung cung, mà người làm phong thủy có thể cân nhắc để làm mạnh đến ngưỡng nào là đủ.

Brahmathan- trong phong thủy vastu Ấn Độ là vị trí tối quan trọng

Không có mô tả ảnh.
– Quy trình làm:
Việc ổn định trung cung trong bước đầu tiên của quá trình cải tạo trường khí của 1 căn nhà giúp cho toàn bộ quá trình cải tạo trường khí diễn ra nhẹ hơn nhiều cho người làm phong thủy như tôi. Trước đó, tôi thường làm từng khu vực 1 theo phương pháp cuốn chiếu từ sau ra trước (trọng mặt hậu của nhà hơn mặt tiền nhà) tuy nhiên sau này tôi lập các phương pháp làm mạnh trung cung như tạo ra vòng tuần hoàn, tạo ra động cơ của căn nhà trước, sau đó mới tiến hành tiếp các công đoạn trước nay vẫn làm về cải tạo trường khí.

Không có mô tả ảnh.
– Các vấn đề cần lưu ý:
Phương pháp này tác dụng mạnh khi trung tâm của lục tinh trận hoặc thập nhị tinh trận nằm ở vị trí trung tâm của căn nhà, hay gọi là tâm khí của 1 căn nhà, độ sai số cho phép chỉ khoảng từ 5-20 cm là tối đa.
Trận lục tinh cần có đủ các loại vật liệu phân rõ ràng theo quân, thần, tá, sứ không khác gì dùng thuốc trong đông y mà vật liệu và vai trò của từng loại tôi không nói rõ trong bài này được.
Khi đã lập trận này thì thường nó phải được chôn xuống để không được có bất cứ có hoạt động xáo trộn gì đến nó mà để ảnh hưởng làm lệch trường khí của hình xuyến, do đó phương pháp này chỉ thích hợp khi thực hiên cho những căn nhà sẵn sàng cậy nền khoảng 3,4 viên gạch cho mỗi trận để chôn trận xuống đất. Đối với những nhà không muốn cậy nền gạch, thì có giải pháp nhẹ nhàng hơn là đặt trận tại các nơi ít đụng chạm đến như gầm giường, gầm bàn, chậu cây cảnh v.v. tuy nhiên hiệu quả không thể mạnh bằng khi chôn dưới đất được.

 

Tản mạn chuyện phong thủy sau chuyến du lịch seoul, Hàn Quốc.

Chuyến du lịch đi hàn quốc diễn ra chỉ có 4 ngày, tôi mới về được 1,2 hôm nhưng vẫn có cảm giác như mình vẫn đang ở đấy vậy, bởi lẽ ngoài mục đích đi thư giãn, tìm hiểu cảnh đẹp và đồ ăn thức uống, tôi muốn xem xem nước tiên tiến nó có để ý đến cái lĩnh vực mà tôi đang làm không. Và quả thật khi đặt những bước chân đầu tiên xuống sân bay, tôi bắt đầu hành trình khám phá những phương pháp mà hàn quốc đã làm với địa mạch nước họ, cả do tự nhiên vô tình và cả do đã dày công nghiên cứu, với 1 quy mô đúng kiểu của 1 nước công nghiệp, như kiểu họ đã cải thiện địa mạch thành phố của họ theo 1 cách cực kỳ hệ thống và bài bản. Thời gian chỉ có vài ngày, địa điểm cũng không bao quát hết được nên tôi lấy thành phố seoul làm đối tượng chính để phân tích.

Điều đầu tiên tôi ấn tượng khi du lịch ở Seoul đó là tỉ lệ các dòng địa mạch xấu- ác xạ là vô cùng thấp, thấp dưỡi ngưỡng quy luật tự nhiên thường thấy (đối chiếu với Hà Nội, Việt Nam), dù có cố bới lông tìm vết cũng không ra, thường thì các dòng địa mạch tốt hay xấu nó cũng phải có hướng, có tính liên tục rõ ràng, với chu kỳ phân bố theo hình sin xen kẽ nhau với những mạch ở gần dòng sống ít cũng phải vài trăm mét có 1 mạch nhỏ; nhưng ở seuol tôi gần như không thấy quy luật đó, thậm chí phải vài km tôi mới thấy được 1 mạch như vậy, điều này làm tôi vô cùng tò mò và bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm kiến tạo của thành phố, là thông tin đầu tiên là khung xương cơ bản định hình cho hướng và sự phân bố các dòng địa mạch.
1. Địa chất- Kiến tạo: Thành phố seuol có thể coi là xây dựng trên núi đá, những thung lung tương đôi nhỏ hẹp được phủ kín bởi các tòa nhà cao tầng chứ diện tích đồng bằng của nó tôi thấy là quá nhỏ, chỉ bằng 1/4 tp Hà Nội; thậm chí thành phố còn có rất nhiều đồi núi nhỏ nằm rải rác bên trong nó mà tôi nhận định chủ yếu là 2 loại đá chính là đá Granit(tuổi Jura 161 tr năm) và đá Gneiss (tuổi tiền cambri từ 2,5 đến 1,8 tỉ năm).
Granite là một loại đá đặc biệt phổ biến và chiếm gần 60% số lượng đá tìm thấy được trên bán đảo Triều Tiên có tuổi 161 triệu năm. Trong các thung lũng, và đặc biệt dọc theo sông Hàn, đá granit và đá móng được bao phủ bởi phù sa bao gồm trầm tích lỏng lẻo như bùn, cát và sỏi lắng đọng từ sông.

Độ tuổi của đá gneiss và đá granit của Seoul cách xa nhau đến 2 tỉ năm! và không có dấu vết của bất kỳ loại đá nào khác có độ tuổi ở giữa, cũng như các tài liệu địa nhiệt cho thấy nhiệt độ của lớp vỏ Trái đất bên dưới Seoul cao hơn nhiều so với bình thường – có lẽ tương đương với nhiệt độ tăng từ 40-50 ° C / km chiều sâu, và các khối đá granit nhô ra thành núi trên bề mặt đất cho thấy đã có 1 pha nâng tạo núi diễn ra liên tục và đã từ rất lâu. Khi đã có pha tạo núi xảy ra, thì quá trình phong hóa lại càng xảy ra mạnh, đá khi được nâng lên lại bị các dạng phong hóa hóa học, phong hóa cơ học, phong hóa do sinh vật phá hủy, làm vỡ các khối đá lớn thành các mảng nhỏ hơn để thành ra cuội, sạn, cát sét và được các hệ thống sông như sông Hàn vận chuyển thành phù sa tạo ra đồng bằng seoul ngày nay (ví dụ theo tính toán khối đá granit insubong cao 810 m có tốc độ bị phong hóa khoảng 6cm/1000 năm và mất 12,6 triệu năm để cao bằng mức của sông hàn hiện nay). Đặc biệt, do đá gneiss là đá có sức chống chịu với các quá trình phong hóa yếu hơn nhiều so với đá granit nên tại seoul chúng thường có độ cao thấp hơn, đỉnh núi thường có hình tròn, mịn và rất đều . Các đá granit nếu so về khả năng chống chịu phong hóa thì thật ra là thua xa đá vôi, nên cũng không thể có đỉnh chóp nhấp nhô lởm chởm như đá vôi mà ta hay thấy ở Hòa Bình. Những yếu tố về hình thể, nhìn đỉnh chóp đoán chủng loại đá này là 1 trong những thông tin quan trọng ban đầu giúp tôi định hình được trật tự địa tầng- kiến tạo của 1 vùng đất bất kỳ.
Các hệ thống núi ở đây được phát triển dựa trên hệ thống đứt gãy có 4 hướng cơ bản gồm á kinh tuyến Bắc- Nam, TB-ĐN, Đ-T và ĐB-TN. Với hệ thống các đứt gãy, và các hệ khe nứt nhỏ đi kèm tại 1 đất nước ôn đới có mùa đông có tuyết, các mạch nước đóng băng tạo ra sự giãn nở thể tích khiến các khối granit bị chẻ ra 1 cách tự nhiên tương đối đều đặn theo khe nứt giúp cho việc xây nhà dựa trên các vật liệu này dễ dàng hơn rất nhiều và được áp dụng gần như triệt để trong xây dựng đô thị.
Giống như bất cứ đô thị nào, những nơi trũng của thành phố bao giờ cũng phải được cung cấp bởi loại vật liệu nào đấy để bồi cao lên nhằm tránh trở thành rốn lũ ngập úng của cả thành phố, việc này đã bắt đầu từ hàng trăm năm hết đời này đến đời khác, mỗi 1 thời kỳ lại bồi thêm 1 chút, mỗi 1 công trình lại bồi cao phần móng lên cho nên tôi thấy có khả năng họ đã dùng các sản phẩm phong hóa của các loại đá gneiss và granit phủ lên toàn bộ diện tích này.
2. Hệ thống Sông và nước ngầm
Khu vực đô thị của Seoul có thể được chia thành hai phần (bắc và nam) bởi sông Hàn chảy về phía đông, được cung cấp bởi 8 nhánh. Với độ thẩm thấu cao, trầm tích phù sa tạo thành tầng chứa nước chính của Seoul và nước cũng đi qua tương đối chậm thông qua hệ thống khe nứt của đá granit- điều mà trong phong thủy đồng bằng tôi gọi là nước phải đi kèm với núi, thủy phải đi kèm với sơn, chúng không tách rời nhau mà nhiều khi là hòa vào nhau làm 1. Nước ngầm chảy từ các ngọn núi xung quanh về phía sông Hàn ở độ sâu tăng lên về phía sông Hàn với mức cao hơn (độ sâu càng lớn) trong mùa thu sau mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9(thời gian mà tôi đi du lịch) và thấp nhất (sâu nhất) mực nước ngầm vào mùa xuân. Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực Seoul là từ 1200 đến 1300 mm và độ sâu trung bình đến đỉnh của mực nước ngầm là khoảng 12,3 mét. Nước ngọt thu được từ tầng chứa nước thông qua 15.000 giếng (năm 2000) khoảng 41 triệu mét khối nước ngầm được bơm hàng năm.
3. Ứng dụng trong phong thủy địa khí theo quy mô lớn
Tôi viết ra những phần về địa chất kiến tạo và hệ thống nước ngầm của seoul ở phần trên chỉ để chứng minh 1 điều: Làm phong thủy địa mạch quy mô lớn ở những thành phố này là quá dễ, nó vốn đã được tự nhiên phân bố các loại đá như granit, gneiss có khả năng làm bình ổn trường khí đất ở mức trung bình khá, nếu như lại được con người hiểu kỹ về nó để chữa nốt những nơi còn sót lại của các hệ khe nứt chiếu lên mặt đất thì hầu như không còn thấy chút dòng ác xạ nào dưới đất cả. Đặc điểm của các thành phố lớn như seoul là có rất nhiều ngôi nhà cao tầng có kết cấu móng cọc cắm rất sâu vào lòng đất, điều mà rất đáng lưu ý do có thể tuy không làm đứt được nhưng có thể gây xáo trộn các dòng địa mạch thì tôi cũng không phát hiện ra cả điều đó, và chính các loại đá địa phương có sẵn ở trên đã khiến hiện tượng này gần như được xử lý triệt để và theo quy mô rất lớn- (tất nhiên là còn những kĩ thuật riêng mà tôi có thể chưa phát hiện ra). Điều này khá là quan trọng với tôi bởi lẽ, địa chất hà nội không dễ làm như vậy, nó có khác gì túi than, túi bùn đâu, môi trường đầm hồ quá nhiều, đá móng ở trong trung tâm thành phố hà nội nằm sâu vài trăm- vài nghìn m dưới lòng đất,các địa mạch nhỏ phân bố theo đặc điểm trầm tích, theo thủy ngầm nhiều hơn là theo sơn, nhưng nó là những minh chứng đầu tiên cho thấy cách xử lý về phong thủy hiện đại, phong thủy địa mạch tại các nền kinh tế phát triển đã tiến xa đến đâu, đã làm theo quy mô hệ thống lớn như thế nào, làm thế nào mà tốt từ trong nhà đến ngoài ngõ, đến cả đường phố cũng vẫn tốt, thậm chí khi đã theo 1 công thức kĩ thuật nhất định, tôi cảm tưởng như không cần thiết phải có người làm và nghiên cứu về lĩnh vực này nữa mà chỉ cần làm đúng theo công thức như vậy thôi, nếu mà ở Hà Nội được như vậy thì tốt quá.
Có lẽ, sẽ còn cần phải đi đến nhiều nơi khác để định hình cách các nước tiên tiến đã đi xa đến đâu trong lĩnh vực này, mà nổi tiếng nhất vẫn là đại diện 4 nước Đức, Áo, Anh và Pháp; những nước này hệ thống núi không có nhiều, đồng bằng là chủ yếu, là 1 điểm tôi thấy có sự tương đồng hơn so với Hà Nội, và chắc chắn sẽ có những đầu mối về 1 hệ phương pháp áp dụng được cho bài toán vĩ mô dễ làm hơn cho vấn đề cải tạo trường khí đất tại Hà Nội mà những người bạn ở những đất nước phương Tây này hay nói với tôi về sứ mệnh của họ: “Healing the land”.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Ondol, một hệ thống sưởi ấm độc đáo của Hàn Quốc
<Một căn phòng được sưởi ấm bằng ondol trong một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc (hanok).>

“Ondol” là ký tự Trung Quốc trong từ tiếng Hàn “gudeul”, có nghĩa đen là “đá nướng”. Vì vậy, ondol đề cập đến một hệ thống sưởi ấm trong đó đá được “nướng” để làm nóng sàn. Lịch sử của ondol ở Hàn Quốc kéo dài hàng ngàn năm, được chứng minh từ các hiện vật thời tiền sử được khai quật từ thời kỳ đồ sắt (khoảng thế kỷ thứ 2) và tranh tường Goguryeo. Những hệ thống Ondol sớm nhất chỉ làm nóng các bộ phận của một căn phòng là phòng ngủ. Hệ thống sưởi ấm toàn bộ căn phòng đầu tiên xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 của triều đại Goryeo và trở nên phổ biến khắp bán đảo Triều Tiên vào đầu triều đại Joseon (cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16). Giai đoạn phát triển dài của Ondol đã dẫn đến các hệ thống khoa học và cấu trúc phức tạp.
Khía cạnh quan trọng nhất của cấu trúc ondol là gorae, khu vực mà khói từ các viên đá nóng đi qua (xem sơ đồ bên dưới). Gắn trên gorae là hệ thống mạng lưới các cột đá (gudeul), trên lớp đá là một lớp đất sét bùn đỏ để ngăn chặn khói thấm vào phòng. Khi một ngọn lửa được thắp sáng trong lò sưởi, lửa và khói nóng đi qua gorae dưới các phòng, nâng nhiệt độ của sàn nhà và sau đó đi qua ống khói ở cuối. Nguyên tắc của ondol đồng thời sử dụng dẫn, bức xạ và đối lưu của nhiệt. Nhiệt được tiến hành thông qua các tảng đá gắn liền với sàn nhà, và sau đó tỏa ra khắp toàn bộ sàn nhà. Nói cách khác, nhiệt độ ấm được duy trì thông qua sự đối lưu của không khí.
Chỉ những nơi khác trên thế giới sử dụng các nguyên tắc sưởi ấm tương tự là các phần của Đông Bắc Trung Quốc và Mông Cổ. Đông Bắc Trung Quốc sử dụng hệ thống ondol sớm chỉ sưởi ấm một số khu vực nhất định của một phòng ngủ, trong khi ở Mông Cổ hệ thống sưởi ấm ondol được sử dụng cho tầng ger, nhà ở truyền thống (còn gọi là yurt). Hệ thống cài đặt gudeul trên toàn bộ sàn nhà chỉ được tìm thấy ở Hàn Quốc. Ưu điểm của nó là hiệu quả nhiệt, việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu và cơ sở vật chất, và độ bền. Ưu điểm lớn nhất của tất cả là nó tốt cho sức khỏe.
Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 4 người, bao gồm Duy Tuan, mọi người đang cười

Các phương pháp bổ trợ cho phong thủy địa mạch- phương pháp điện (địa vật lý)

Như tôi đã từng trình bày, hiện nay việc đo đạc tính toán phong thủy rất cần có sự kết hợp với các kiến thức khoa học chuyên nghành địa chất, địa vật lý và môi trường bởi các nghành này cho ta các số liệu rất đáng tin cậy về tính chất vật lý, các đới kiến tạo, trầm tích, đới nước ngầm dưới lòng đất mà ta không nhìn thấy được. Mà phong thủy địa mạch qua kinh nghiệm của tôi lại cho thấy mối tương quan cực lớn với các hình dạng, hướng chảy của các dòng nước ngầm, đứt gãy, vv
Phương pháp đo sâu điện
Phương pháp này sử dụng 4 cực trong đó 2 cực phát dòng điện DC 1 chiều có cường độ 1 Ampe để phát ra dòng điện xuống lòng đất; 2 cực còn lại là cực thu đo dòng điện dưới lòng đất bằng vol kế. Cơ sở của phương pháp là khi dòng điện chạy dưới lòng đất thì mỗi loại đất đá nó có tính chất dẫn điện khác nhau, tính dẫn điện còn phụ thuộc vào độ ẩm, hay thành phần nước dưới lòng đất do đó có thể đo được nơi có nước ngầm nếu tín hiệu đủ lớn, hoặc có thể đo được hố rác thải cũ nếu tài liệu đủ lớn. Phương pháp cũng giúp ích cho quá trình xác định ranh giới các lớp đá, và các đới quặng kim loại nếu có.
– Việc đo được các cấu trúc dưới sâu vài chục đến vài trăm mét dưới lòng đất phụ thuộc rất lớn vào việc người đo chọn hệ điện cực gì để đo đạc (Hình 3: sơ đồ mạng lưới đo điện, các chấm đen là các đơn vị hiển thị giá trị đo). Có các hệ điện cực pole-pole, dipole-dipole, wenner và schlumberger (Hình 5 miêu tả sự khác nhau giữa các hệ cực, và ưu nhược điểm của mỗi loại hệ cực- Tôi thường dùng hệ wenner- Schlumberger do ưu điểm đo được độ sâu lớn trong 1 phạm vi nhỏ khoảng 100 m đổ lại)
– Khi sử dụng với mỗi hệ cặp cực thì có 1 hệ số K gọi là hệ số thiết bị (geometric factor) mà cần phải nắm rõ để đo đạc chuẩn được hiển thị tại hình 4, hình 7.
– Trong quá trình đo, vol kế sẽ hiển thị ra giá trị ∆U tính ra Volt, I tính ra Ampere, khoảng cách là mét, thì ρ là Ωm hay Ohm.m. theo công thức ρ= k.∆U /I Đối với hệ schlumberger- wenner tôi hay dùng thì hệ số k= pi.n.(n+1).a
– Sau khi đã có số liệu điện trở suất, việc quan trọng cần làm là có phần mềm để chạy inversion ra mặt cắt địa điện. Các phần mềm được các công ty địa vật lý trên thế giới tạo ra thường đi kèm cùng hệ thống thiết bị của công ty đó tuy nhiên do giá thành cao, khi ta dùng thiết bị của mình thì cần có bước thiết lập số liệu đo của mình có cấu trúc giống hệt số liệu của thiết bị của công ty đó để chạy phần mềm. Hình 6 miêu tả về cấu trúc dữ liệu của 1 file đo điện tiêu chuẩn hệ cực wenner- schlumberger. Hình 8 miêu tả về quy trình tôi chuyển toàn bộ số liệu đo sang file excel sau đó export về file .dat để phần mềm có thể đọc.
– Hình 1. Miêu tả quá trình hiển thị số liệu đo bằng phần mềm, khi read data mà phần mềm chấp nhận quá trình đọc thì tức là ta đã hoàn thành 1 phần quy trình xử lý số liệu, trong quy trình này ta có thể sử dụng chức năng inversion để phần mềm nội suy mặt cắt địa điện dưới lòng đất. Thông thường độ sâu đo được tương đối chuẩn xác bằng 1/3 so với tổng chiều dài tuyến đo. Có thể chỉnh lý số liệu bằng cách cắt bỏ các tín hiệu nhiễu, thiết lập bề dày và độ sâu các điểm đo để kết quả chính xác hơn.
– Nhược điểm của phương pháp:
không đo được cho nhà chung cư, nhà đã ốp gạch nền, sàn gỗ.
Phương pháp cho kết quả ở ngưỡng tương đối, chứ không chính xác tuyệt đối
Hệ máy ở ngưỡng hiện đại trên thế giới thì chi phí quá cao, 1 cá nhân thì không mua được, những loại này thì độ chính xác cao hơn rất nhiều do tự động có chức năng lọc nhiễu điện trường thiên nhiên,dòng tellur và phân cực kích thích, v.v.
Với diện tích quá nhỏ(vài chục m2- ví dụ nhà dân có diện tích nhỏ) thì phương pháp không có tác dụng nhiều.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.

Sứ mệnh của người làm phong thủy địa mạch

Địa mạch, một từ mà nói ra thật sự có nhiều người sẽ không thể hiểu, và cũng sẽ không tin, bởi nó đúng là 1 loại không thể đo đếm được kể cả dùng máy móc cũng không đo được, tôi vốn xuất thân làm về địa vật lý, dùng cũng rất nhiều hệ máy để đo đạc thông số dưới lòng đất, từ hệ máy từ proton vô hướng, đến phóng xạ mặt đất, đến điện trường tự nhiên, địa điện, radon, rồi cả phương pháp địa chấn, không chỉ dùng máy, tôi còn dùng tất cả các kiến thức về địa chất, nhìn vết lộ đá bất kỳ để hiểu cơ chế thành tạo tổng quan của khu vực, nhìn đứt gãy để biết hướng động lực chi phối trong vùng, nhưng tất cả dù vô cùng hữu ích nhưng đều chỉ dừng ở mức tạo ra thông tin tham khảo khoanh vùng lại các vùng trọng điểm và ở tầm vĩ mô thì dùng được, chứ các hệ phương pháp đó không thể đo ở mức độ vi tế như những gì mà tôi nhận thấy, những địa mạch cực mạnh chỉ rộng có 4cm, chẳng có cặp cực điện nào đo chính xác được như thế; cũng chẳng đo được cái địa mạch nó cứ rung động sang ngang một chút khoảng vài cm trung bình mỗi 10 phút và nhìn giống con rắn , giống như dây đàn đang rung vậy, đó là với địa mạch mạnh mà tôi vẫn tương tác và phân tích trong suốt 3 năm nay, những địa mạch khác, vốn trước tốt sau bị phá; hoặc những địa mạch rất xấu, những địa mạch rối loạn trong quá trình tôi hành nghề thì muôn hình vạn trạng về hình dáng, về độ rung động, độ sâu, tính chất mạnh yếu, có lẽ chính thế lại hay vì nó biến đất vốn chẳng có gì để nhìn thành ra lại rất sống động, rất đáng để tìm hiểu, và rồi lúc nào đấy thì nhận ra có thể nó là niềm vui khó bỏ, và trở thành sứ mệnh của mình. Có một đặc điểm là, khi càng nghiên cứu sâu tôi càng thấy lĩnh vực này sâu không thấy đáy, đến sứ mệnh chung chung là phong thủy địa mạch kia cũng phải phân ra những nhiệm vụ khác nhau bởi không thể học và làm hết được, tôi tạm sơ bộ phân chia ra các nhiệm vụ như sau:
1. Người chuyên tìm địa mạch: bằng bất kể phương pháp gì, có thể bổ sung tất cả các dạng máy địa vật lý hiện có để giới hạn lại về hướng địa mạch và vùng có thể có mạch mạnh, tìm ra được các địa mạch chính và còn mạnh, tìm các nơi giao cắt của các địa mạch này, phân tích biểu đồ rung động theo thời gian trong ít nhất 1 năm bởi mùa khô vị trí và độ rung động khác mùa mưa do chênh lệch chế độ oxy hóa khử dưới lòng đất, vẽ lại trên sơ đồ sau đó chuyển dữ liệu cho nhóm người thứ hai. Trong xã hội, những nghành phù hợp là địa chất, du lịch thích lang thang đây đó như phượt thủ v.v. tức những người thích gần gũi với tự nhiên và thích di chuyển.

Không có mô tả ảnh.
2. Kiến trúc sư xây dựng trên địa mạch: Xây dựng bởi nó là 1 phương pháp khuếch đại lực của địa mạch, và có thể dùng các công trình này cho mục đích công cộng như trường học bệnh viện, công viên v.v. người kiến trúc sư trong lĩnh vực này dựa trên bản đồ đã được vẽ, xây dựng lên các công trình đầu tiên là không ảnh hưởng suy yếu mạch, sau đó là khuếch đại mạch. Một số Ví dụ: cấm không thiết kế kết cấu các cọc móng đâm sâu vào trúng tâm địa mạch, các cọc này phải ở rìa biên của mạch theo tỉ lệ cân bằng. Ngoài ra, vật liệu xây cột cần là loại đặc biệt phối với vật liệu trải nền để có thể khuếch đại được địa mạch. Nghành nghề kiến trúc sư có thể là những người phát huy được nhiệm vụ này tốt nhất.

Không có mô tả ảnh.
3. Người chuyên bảo vệ và phục hồi địa mạch: có lẽ đây là nhiệm vụ khó nhất, bởi phá thì dễ hồi phục thì mới khó, và không bao giờ được tốt như trước cả, nhưng đây lại là nhiệm vụ quan trọng và phổ biến nhất cần phải làm vì nó giống như khâu sửa chữa và hồi phục lại cho tự nhiên vẻ đẹp vốn có của nó vậy, không chữa nhiều thì cũng phải chữa 1 ít. Kiến thức chính cần có là sử dụng tài liệu của nhóm người thứ nhất và thứ hai, quản lý và theo dõi về tính chất địa mạch trong suốt quá trình từ lúc tìm ra, xây dựng nếu có và sau quá trình xây dựng, theo thời gian cần xem xét liệu có bị ảnh hưởng gì không nếu vô tình có các công trình khác chém ngang qua nó. Sau đó là các kĩ thuật hồi phục địa mạch, sử dụng lực xoáy, sử dụng các dạng khoáng vật có tính nối kết cao khi gặp nước gọi là khoáng vật trám mạch, kĩ thuật đảo lưỡng cực v.v. những người phù hợp là làm về khoa học môi trường (các thông số môi trường có độ tương đồng rất lớn với độ mạnh yếu của địa mạch, ví dụ chế độ môi trường oxy hóa khử của các tầng đất); người biết về khí và có nền tảng về khí (lúc hồi phục mạch mất vô cùng nhiều sinh khí bản thân)
Có lẽ 1 quốc gia, 1 vùng đất, kể cả không ai nói phải làm gì, thì tự nhiên vùng đất đó cũng sẽ tự đào tạo ra những người có nhiệm vụ như vậy không cần phải viết, tuy nhiên, tôi vẫn thích tính hệ thống và logic sâu chuỗi của 1 vấn đề, tính cần thiết phải có 1 hệ thống những con người yêu thích và muốn bảo vệ thiên nhiên trong tất cả các góc nhìn từ chất lượng môi trường nước không khí đất, đến năng lượng, đến các dòng địa mạch nên viết ra những dòng này. Những điều này, là ở tầm vĩ mô hơn và ý nghĩa hơn so với việc xem phong thủy đơn thuần cho 1 căn nhà của 1 khách hàng, nhưng thực tế là chẳng đem lại 1 lợi ích gì về mặt vật chất cho người thực hiện, thậm chí phải mất tiền mà mua vật liệu, nhưng tôi nghĩ đây lại là 1 hình thức giúp nâng cao được ý thức biết ơn vùng đất, và từ đó trả ơn cho đất, nơi chúng ta đã sinh ra và đang sinh sống.

 

Phân loại kỹ thuật địa châm (1 kỹ thuật trong nhóm kỹ thuật lập trận đồ)

Khi nói về địa mạch 1 vùng đất, có 2 kỹ năng trọng yếu 1 là chọn đất, tức là có thể lập được sơ đồ năng lượng địa mạch của vùng đất đó, các mạch chạy theo hướng nào, độ rộng của mạch bao nhiêu, độ sâu mạch áng chừng là bao nhiêu, tính chất thay đổi theo mùa khô và mùa mưa như thế nào, có liên hệ như thế nào đến địa hình, địa chất như kiến tạo, đứt gãy, trầm tích; có những vật liệu có độc tính, có phóng xạ không v.v. từ đó ta mới ra quyết định chọn đất, đất này tốt hơn đất kia ở điểm gì, ưu nhược của mỗi vùng đất có thể chọnv.v.
Kỹ năng trọng yếu thứ 2 là chữa đất (healing the land), là mục đích mà các chuyên gia địa mạch đi theo, tức thay vì phải chạy theo các yêu cầu của chủ nhà khi xem hay sửa xong 1 miếng đất như ở nhà này có giàu không, có lên chức không v.v. thì các chuyên gia địa mạch sẽ chữa cho đất tại nơi cần được chữa, nó là việc đem lại lợi lạc trước tiên là cho môi trường sống của người chủ nhà sẽ sống thời gian dài tại không gian đó; và từ sự lợi lạc đó tự nhiên đáp trả 1 lợi ích nào đó với chủ nhà, nhỏ thì trong căn nhà đó, lớn hơn thì là 1 vùng đất, do đó nó là 1 việc tất cả đều có lợi và an lành hơn nhiều là chạy theo mục đích riêng của chủ nhà vốn kích thích lòng tham và không mang tính lâu dài. Trong thực tế, không có vùng đất nào là tốt từ đầu đến cuối cả đặc biệt là ở thành phố do mật độ xây dựng nhiều, môi trường ô nhiễm, cọc khoan quá nhiều v.v., thì với kĩ năng này, các chuyên gia địa mạch khoanh vùng các điểm xấu lại và tiến hành chữa lại chúng để mảnh đất tổng thể là cân bằng lại, để tạo môi trường địa mạch tốt hơn cho các sinh vật sống trên đó. Cách chữa có nhiều cơ chế: gồm cơ chế hấp phụ, cơ chế chuyển hóa, cơ chế cưỡng ép, v.v. Và tất cả các cơ chế đấy đều nằm trong 1 kỹ thuật được gọi là địa châm.

Sơ đồ vòng tròn đá Stonehenge- các loại đá, vị trí của từng viênKhông có mô tả ảnh.
Kỹ thuật Địa châm có thể phân loại như sau:
1. Xét về thời gian tác động: Có 2 loại 1 là cắm tạm thời xuống đất và 2 là cắm vĩnh viễn xuống đất. Loại cắm tạm thời có vẻ ít phổ biến hơn: ở loại này, các cọc được chế tạo đặc biệt: 1 cọc bằng thanh đồng rỗng có kích thước chiều dài gần 1m, bên trong chứa rất nhiều các loại vật liệu đặc biệt (khoảng >20tr/ cọc); các chuyên gia địa mạch cắm vào để ổn định 1 thời gian rồi sau đó rút ra để cắm vào chỗ khác cho tiết kiệm do chi phí mỗi cọc quá lớn.
Loại 2: loại vĩnh viễn cắm xuống phát huy vai trò lâu dài hơn, vật liệu không cần thiết phải ở ngưỡng đặc biệt nhất nên chi phí cho mỗi 1 cọc không đắt như loại 1, tuy nhiên do cắm vĩnh viễn nên hiệu quả lâu dài và ổn định hơn.
2. Về hình dạng của kim châm: có 2 loại, 1 là kim dạng cọc như trên đã nói là ống đồng rỗng dài gần 1m; 2 là dạng cục hình vuông nhỏ hơn và chi phí rẻ hơn nhiều. Bản chất là ở dạng trụ thì tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng lớn (từ hóa của Trái Đất lên 1 vật hình trụ sẽ mang tính bất đồng nhất cao nhất), do đó nó được dùng để áp chế là chính trong khi các cục hình vuông (tỉ lệ giữa chiều dài và rộng bằng nhau do đó từ hóa của trái đất lên cục này dễ đồng nhất hơn) dùng lành hơn, linh động hơn và mang tính chuyển hóa nhiều hơn.

Ứng dụng với những công trình nhỏ như nhà ở, quy tắc lập trận vẫn phải tuân theo đầy đủ các quy tắc đã có từ xa xưa.

Không có mô tả ảnh.

3. Phân loại dựa theo hình dạng của phác đồ đặt cọc
Có rất nhiều các hình dạng được áp dụng như thất tinh trận, trận theo chu kỳ vòng tròn, trận hình chữ nhật, trận mặt trời, ngôi sao david, trận quả trứng là những loại phổ biến nhất. So sánh với cơ thể con người thì giống với lối châm theo huyệt đạo, kinh lạc cố định, bệnh nào thì có phác đồ chuẩn tắc có sẵn rồi.
Loại thứ 2 là: xấu đâu tác động đó, hình dạng của trận là hình dạng của năng lượng xấu tại vùng đất đó trong thực tế. So sánh với cơ thể con người thì giống với lối châm cứu á thị huyệt, đau đâu châm đấy, mỗi người khác nhau thì sẽ châm ở vị trí khác nhau.
Khi đã lựa chọn được 3 bước trên, thời gian, hình dạng của kim, hình dạng trận cần lập cho vùng đất đó, thì đến kĩ thuật cao cấp nhất của kỹ thuật địa châm, đó là định hình tâm trận.
4. Phân loại dựa vào sự định hình của tâm trận
-Trận đồ có tâm chính giữa và hữu hình
-Trận đồ vòng tròn có tâm chính giữa nhưng vô hình
-Trận đồ vòng tròn không có tâm chính giữa mà có cọc hữu hình đặt lệch so với tâm vô hình.
Trận đồ có tác dụng lan xa hơn được hay không , đất có chữa được hiệu quả nhất hay không cũng nhờ sự định hình tâm trận này, nó là tinh hoa của 1 chuyên gia phong thủy địa mạch. Khi tất cả các kỹ thuật về địa mạch đã thực hiện xong cho 1 khu đất, thì coi như là hoàn thiện xét về mặt địa, trong thực tế tức là nền móng của công trình xây dựng, còn việc thiết kế kiến trúc ra sao, đặt hướng thế nào, chất liệu là gì để tăng lực cho địa dựa vào lực của mặt trời, tức bản chất là tạo mối liên kết giữa lực địa từ dưới lên và thiên từ trên xuống- nói theo ngôn ngữ phương đông là âm dương hòa hợp, âm dương cân bằng thì sẽ viết vào những bài khác- dựa trên những tài liệu của những nhà khảo cổ thiên văn học mà tôi đã tham khảo.

 

 

Mê cung, 1 cách mô tả về lạc thư bậc cao riêng của các quốc gia phương Tây

Không có mô tả ảnh.

Hệ thống hóa các cấp địa mạch

Từ hồi bước chân vào cánh cửa đại học với chuyên ngành địa chất, tôi đã bị đất cuốn hút bởi vẻ đẹp của nó, về những tính chất vật lý hay hóa học của từng loại đất đá, tức là những tính chất hữu hình và đo đạc được cho đến khí phát triển hơn khi bị cuốn hút bởi những tính chất vô hình là năng lượng địa mạch. Đối với tôi, nhữ’ng tính chất vô hình nếu không hệ thống hóa được thì nó là vô giá trị”, chẳng đáng giá 1 xu, bởi tôi không thể giải thích được vì sao lại có những mạch tôi biết được đó, với hướng và độ rộng như thế lại tồn tại, sao nó lịa có rung động theo mùa do đó từ lâu rồi tôi cố gắng đi tìm về 1 hệ thống giải thích được cho hệ thống vô hình của địa mạch này, và tôi coi nó là vô giá, tiền bao nhiêu cũng không đáng so với những kiến thức hệ thống hóa này. Tất nhiên, những cái tinh hoa nhất thì phải giữ không bao giờ nói với ai được nhưng những cái đại ý chính để những người anh em bạn bè có cùng sở thích về đất có thể tham khảo lại có thể chia sẻ được. Bởi đa số các anh em là đi theo hệ thống phương đông như âm dương, ngũ hành, hà đồ lạc thư v.v. trong khi tôi lại theo hệ thống địa chất và vật lý, nên có thể 1 số khái niệm anh em sẽ không hiểu thì mong anh em sẽ tra cứu google các khái niệm đó để hiểu rõ hơn.
Nội dung của hệ thống hóa đia mạch tôi đưa ra theo trình tự từ những lực vĩ mô cho đến vi mô như sau:
1. Quy mô cấp lục địa (Cấp 1)
Các vùng núi phía tây bắc và 1 phần bắc trung bộ việt nam là dải nối cuối cùng của các hệ thống núi khu vực tây tạng, nó được để cập đến trong các mô hình kiến tạo của Tapponier với thuyết thúc trồi; nhìn vào trước đó vào kỷ Trias là giai đoạn mà lãnh thổ việt nam nằm trong vùng biển nông, đặc trưng bởi các thành tạo đá vôi tuổi Trias giữa xuất hiện khắp nơi từ ninh bình, hà nam, chạy dọc lên hòa bình v.v. và rất nhiều vùng đất khác nữa. Vậy vì sao vùng biển này giờ lại biến thành những ngọn núi cao, đó là do vào giai đoạn Eocen mảng Ấn Độ lao với vận tốc cực nhanh va vào mảng Châu Á khiến toàn bộ nơi này với môi trường có địa hình thấp như biển, ao hồ bị ép mạnh và trồi lên thành 1 khối lớn chạy gần như cắt ngang lục địa Châu Á, lực ép trồi khiến cho toàn bộ vùng nam á như Nepal, bhutal, bắc ấn độ nâng lên và có các dãy núi cao nhất thế giới. Tại phần rìa ngoài bên phải của đới đụng độ, có 2 lực chính xuất hiện, 1 lực đi theo hướng Tây- Đông là phần tạo ra các con sông Hoàng Hà và Trường Giang ngày nay của Trung quốc; lực ép thúc 2 theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đi qua khu vực Vân Nam Trung Quốc và đi tới nước ta theo hệ đứt gãy sông Hồng, hệ thống năng lượng địa mạch theo như những gì tôi thấy, xét trên độ sâu của các đứt gãy theo quy mô lớn này thì sẽ theo trục Mão- Dậu, Tân- Ất và Tuất- Thìn với lãnh thổ miền Trung Trung quốc và theo trục Càn- Khôn với lãnh thổ phía Tây Nam trung quốc, miền Bắc và Bắc trung bộ Việt Nam. Tôi phân loại hệ mạch này là hệ địa mạch cực sâu, không thể bị con người làm cho thay đổi, và là nguồn địa mạch mẹ phân bố các dòng khí đi lên các cấp bậc mạch nhỏ hơn.
2. Quy mô cấp khu vực (cấp 2)
Về tổng thể, các đứt gãy cấp 2 trong chuyên ngành kiến tạo học thường có vai trò như các đứt gãy tạo bồn, để hình dung dễ hiểu nếu như cả 1 lưu vực sông hồng như 1 cái chậu, phần biên của chậu đến đâu thì chứa được nước đến đó thì các đứt gãy cấp 2 này chính là phần đó. Nó là 1 loạt các đứt gãy tại lưu vực sông Hồng như đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy sông Lô, đứt gãy sông Chảy. Những đứt gãy này hoạt động trong 1 giai đoạn địa chất rất dài, làm cho vùng đất đó liên tục bị sụt xuống, sụt đến đâu thì được dòng sông vận chuyển trầm tích (các loại đất đá, vật chất hữu cơ v.v.) nhiều đến đó khiến cho bề dầy trầm tích tại các vùng này tăng cao hơn rất nhiều so với các vùng đất khác. Những đứt gãy này là phổ biến hơn so với các đứt gãy cấp 1 là ranh giới của 1 mảng kiến tạo; hay lộ ra trên bề mặt do đủ lớn để giữ lại dấu vết địa chất đến ngày nay; và hệ thống năng lượng địa mạch theo như những gì tôi thấy, xét trên độ sâu của các đứt gãy theo quy mô lớn này thì sẽ theo trục Mão- Dậu với lãnh thổ miền Trung Trung quốc và theo trục Càn- Khôn với lãnh thổ phía Tây Nam trung quốc, miền Bắc và Bắc trung bộ Việt Nam.
3. Quy mô cấp vùng (cấp 3)
Từ các đứt gãy cấp 2 theo trục Càn- Khôn mà ta có thể thấy tại vùng núi và trung du, sẽ xuất hiện các hệ thống đứt gãy chân chim nhỏ hơn đi theo các hướng khác nhau. Nó thường được hình thành vào các pha sau của giai đoạn Eocen 50 triệu năm trước, ví dụ như giai đoạn Miocen giữa, muộn hoặc Pliocen 5 triệu năm trước. Vì hình thành sau, và gốc đứt gãy thường nằm trên cánh trượt của đứt gãy cấp 2, các loại đứt gãy này thường có xu hướng phá hủy bồn trầm tích, khiến cho tính liên tục của các vật chất trong bồn bị biến dạng, thay đổi, xoay trượt, loại hình này xuất hiện ở hầu khắp vùng đồng bằng sông hòng nhưng đặc trưng nhất là khu vực thanh hóa, nghệ an với các dãy núi bị xoay trượt so với trục Càn- Khôn Tây bắc đông nam.
4. Quy mô cấp 4
Hệ thống các đứt gãy dạng này tiếp tục có biên độ nhỏ hơn so với cấp 3, tiến tới các trạng thái tồn tại ở dạng khe nứt (tức có sự nứt toác ra nhưng không có biên độ dịch trượt của các tầng đất); đây là cấp trung gian giữa hệ thống đứt gãy vĩ mô ở phía trên với hệ thống vi mô ở phía dưới.
5, Quy mô cấp vi mô (sử dụng cho nhà ở)
Các đứt gãy siêu nhỏ tiếp tục xuất hiện với biên đô dịch trượt nhỏ hơn, dần dần chuyển sang các hình thức biến dạng dẻo, các khe nưt không nhìn thấy rõ được nữa nhưng quan trọng là chúng vẫn có các động lực dòng được truyền lên từ các đứt gãy cấp 4, do đó nó vẫn ảnh hưởng đến địa mạch, do các lực này tương tác vào các tầng đất trên cùng như tầng pleistocen độ sâu trung bình 30-70m đến holocen độ sâu 0-10m là các tầng đất bở rời do đó không còn thấy các dấu hiệu của đứt gãy, biên độ dịch trượt nữa. Hệ thống này do đó không thể nhìn thấy được mà phải dựa vào các hệ thống vĩ mô cao hơn ở phần trên để suy luận và hệ thống háo. Đây là hệ thống quan trọng nhất trong tất cả các hệ thống địa mạch, bởi nó ở gần mặt đất nhất và là lực tương tác của địa vào trực tiếp con người, nó giống như các hệ thống trước là rễ và thân, lá cây thì hệ thống này là quả để ăn vậy. Ở quy mô cấp này, bắt đầu 1 chuyên gia phong thủy địa mạch sẽ phân tích và phân bố tính chat địa mạch cấp 5 trong 1 căn nhà, bởi độ rộng của nó theo chu kỳ khoảng vài mét đến vài chục mét phù hợp với diện tích 1 căn nhà trong giai đoạn hiện nay; phân được nơi tập trung năng lượng mạch cao nhất trong nhà theo quy mô từng phòng từ đó chọn ra phòng nào có vai trò quan trọng như phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ sẽ ở nơi mạnh nhất, sân vườn, phòng để đồ, phòng vệ sinh ở nơi yếu nhất trong nhà.
6. Quy mô cấp siêu nhỏ
Ở cấp 6 này, nó không phải là phân định mạch nữa mà là phân định tâm mạch, là tinh túy của 1 mạch đã chạy 1 con đường dài từ lòng đất để đến được đây, nó được ví như tủy sống so với xương sống vậy. Đây là cấp độ cao của 1 chuyên gia địa mạch, để xác định được nó rất khó, nhưng nó có vai trò quan trọng đối với các mục đích cũng vi tế không kém, như 1 mạch này chạy tại trung tâm của bát hương tại trung tâm của 1 bàn thờ, hay đặt 1 ngôi mộ với mạch này đi theo đúng hướng rót vào đúng tai của người mất; hay tại nơi trung tâm của tủy sống của 1 người đang tu tập. Những mạch như vậy lại rất dễ bị tổn thương, dễ vô tình bị phá hủy, bị thay đổi vị trí và lực, bị thay đổi từ cực tốt sang cực xấu do bị chặn và do nhiều nguyên nhân khác mà tôi không thể kiểm soát thống kê hết, nhưng đây là những mạch cần nhất mà con người cần bảo vệ. Hay đối nghịch với những mạch tốt lại là mạch xấu có cấp tương tự khi chém vào bàn thờ lại gây ra vô số chuyện khó giải thích, chém vào đầu người lúc ngủ có thể gây mất ngủ, trầm cảm, điên loạn, khó tập trung, không có sức lực sinh khí. v.v. và những mạch như vậy cần có biện pháp để làm giảm tác hại của chúng.
Tất cả các dạng mạch trên về hệ thống đều có liên quan đến nước, có các động lực cấp 2,3 tạo lực khiến đất bị xung yếu và sụt lún thì nước mới tụ về để ra con sông hồng; có các đứt gãy cấp 3,4 thì mới có các khe nứt lớn để nước thấm vào; các đứt gãy cấp 5,6 thì bản chất gần như hòa làm 1 với nước trong môi trường động lực đất bở rời, các lực ở trạng thái biến dạng dẻo và nó làm nên 1 bức tranh toàn cảnh có lớn có nhỏ, có chính có phụ, có trước có sau của 1 nguồn năng lượng vô cùng khổng lồ nhưng cũng thật vi tế của đất. Tôi viết những dòng này bởi tôi cũng khá may mắn khi được học các kiến thức hệ thống về địa chất, cũng như có cơ may trải nghiệm những dòng năng lượng vi tế không nói bằng lời từ đất đổ lên và nó giúp tôi trưởng thành rất nhiều, tôi thấy trân trọng và biết ơn với những trải nghiệm đó.

Không có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.

Bản đồ đứt gãy chính cấp 1,2 phần Nam, Đông Nam và Đông Á

Không có mô tả ảnh.

Mô phỏng thí nghiệm khi mảng lục địa ấn độ va vào mảng châu á khiến vùng đông nam á xoay theo trục tây bắc- đông nam (trục càn khôn) và vùng trung quốc theo trục Ất- Tân, Mão- DậuKhông có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.mặt cắt địa chấn, thể hiện các đứt gãy sâu cấp độ 2 và 3,4 trong trầm tích kainozoi với độ sâu tối đa 16km, mô phỏng các thành tạo đá móng tuổi Mesozoi như jura,trias, creta và các hệ tầng Eocen, oligocen, Miocen sớm giữa muộn, Pliocen và đệ tứ

Không có mô tả ảnh.Mô hình hóa các đường hướng địa động lực theo các thời kỳ 0-15 triệu năm và 15-30 triệu
Không có mô tả ảnh.Mô hình hóa các đường hướng địa động lực theo các thời kỳ 30-40triệu năm và 40-45 tri

Duy Tuấn , Hà Nội 19/2/2019

Hệ thống các bài tập dành cho bộ môn phong thủy địa mạch

Việc xem 1 mảnh đất chưa bao giờ là đơn giản, đặc biệt khi không có hệ thống các bài tập rèn luyện thích hợp thì rất có hại cho người biết môn này.Tôi vẫn nhớ hồi còn bé tí đã có mối lương duyên với các bài tập yoga và khí từ cuốn sách rất cổ mà giờ tìm lại thì không thấy đâu bán nữa, từ hồi lớp 5, trong thời khóa biểu hồi đó, bên cạnh những môn toán, tiếng việt, thì đã có những bài tập như trồng cây chuối, ngọn nến, hay thở luân phiên,v.v. những bài tập từ tuổi thơ dù lúc chăm lúc lười nhưng 20 năm nay vẫn cứ theo tôi, bởi tôi thấy những bài tập đó là quá hiệu quả nên thích tập, nó khiến bản thân mình thấy vui, thấy cần khi mình yếu thì tập nó là khỏe lại, những bài tập đó có rất nhiều mục đích, từ thể chất như khỏe hơn, tinh thần minh mẫn dễ chịu hơn, cho đến cả về tâm linh như chống đỡ được ngoại tà cho chính mình, chữa được các bệnh về tâm linh kiểu tẩu hỏa thể nhẹ cho người khác(cái này thì không nên làm nhiều). Vậy nó phải có 1 hệ thống phát triển đồng đều, đầy đủ các mặt của 1 con người mà tôi gọi tóm lại là thể, khí và hồn. Có tất cả các dạng bài tập để tập: về thể tức thể chất; về khí là cách điều khí, cân bằng khí, xả khí hút khí trong cơ thể; về hồn là các bài làm vững mạnh hồn của chính mình, khiến nó tràn đầy, khiến nó vững chãi, nó đối ngược lại với cái cảm giác trống rỗng không có tí sinh lực nào của 1 vài người bệnh trước đây tôi chữa, những người trong hoàn cảnh nghĩ quẩn, muốn quyên sinh cũng có, mà tôi đều thấy đặc điểm chung là hồn trống rỗng, như không còn là mình nữa. Quy trình tập, dù ngắn hay dài, đều phải có các bước đi từ thấp là về thể, sau đó là về khí, sau đó về hồn, bởi tập thể xong thì nó hỗ trợ cho tập khí, tập khí xong thì hỗ trợ cho tập hồn cuối cùng là bài tập phân tán toàn bộ hocmon có ích cơ thể tiết ra khi tập ra toàn bộ cơ thể.
Tôi nêu 1 ví dụ về các bước tập như sau:
1. Về thể: thực hiện các động tác khởi động, chào mặt trời, trồng cây chuối là tư thế chí dương, ngọn nến tiếp theo sau đó là tư thế chí âm để cân bằng, các động tác gập và ngửa cột sống, và đặc biệt 1 bài tập thời cổ đại là chạy chân đất theo vòng tròn phương tây gọi là cycle barefoot walking. Yêu cầu là các động tác cần phối hợp nhuần nhuyễn với hơi thở, ngửa thì thở vào, gập thì thở ra.
2. Về khí: gồm các bài tập thở xả tà khí qua tứ chi đầu tiên, sau khi xả tà ra như xả rác, thì đến bài làm sạch lại các đường kinh bằng cách cân bằng trái phải cơ thể qua thở luân phiên trái phải; tiếp theo là thở theo lối thủy hỏa để cân bằng phần trên cơ thể với phần dưới cơ thể, đặc biệt Bài thở cuốn chiếu tức tư thế xác chết của yoga,Và 1 số bài khác tùy từng trạng thái cơ thể. Có thể sử dụng thêm các kiến thức của lập trận trong địa mạch nhằm tăng cường năng lượng địa khí nơi tập để hỗ trợ cho quá trình điều khí.
3. Về hồn: Trong bài này tôi sẽ nói rõ về phần này nhất, vì từ nhỏ đến giờ tôi coi bài này là hay nhất, là giai đoạn cuối của mỗi buổi tập và kết quả của buổi tập đó hiệu quả nhiều hay ít. Tôi nhận thấy trong tự nhiên có 1 loại lực khác với lực đất, nó không phân bố như đất, đất thì có chỗ mạnh có chỗ yếu theo mạch có đường đàng hoàng, khi tập tại nơi đất mạnh thì dùng phần lớn là các huyệt ở chân như dũng tuyền, đổ dọc tủy lên các huyệt dọc sống lưng( còn với vùng đất xấu thì thôi không nên tập môn gì liên quan đến thiền cả trừ tập thể lực) ; còn lực này nó khác, nó là lực của ánh sáng mặt trời được tích lại thành lá cây hay chất diệp lục, miễn có cây và ở khoảng cách phù hợp (trừ 1 số ít loại cây vô cùng âm, nếu hấp thu ở quá gần thì sẽ bị nhiễm âm) thì đều tập được do đó tôi thấy nó độ an toàn của nó cao hơn so với cách tập liên quan đến đất, các lực này ko dùng bộ huyệt ở chân được mà dùng các bộ huyệt của mắt, kiểu giống câu tục ngữ con mắt là cửa sổ tâm hồn là tôi thấy đúng thế luôn, chúng ta hấp phụ các lực đó (không phải là hút, hút là hút sinh khí của cây, còn hấp phụ là cây nhả ra đến đâu trong không gian ta tôn trọng đón nhận đến đấy).
Tôi coi không phải là khi phải có lực tà nào tác động thì chúng ta mới bị mất hồn, hớp hồn, sợ hồn xiêu phách lạc v.v.; tôi coi khi chúng ta bị những yếu tố khó khăn của cuộc sống tương tác vào và khiến chúng ta quên luôn cả mình, chúng ta thấy mình trống rỗng và chẳng thiết gì nữa, thấy trầm cảm, thấy phát điên thì chúng ta đã bị mất hồn thể nhẹ rồi; và lúc đó, khi nhìn vào lá cây, nhìn vào đó thì các huyệt của mắt được kích hoạt, lấy chính những cái đau đớn và khó khăn của cuộc sống kia mà làm động lực, vì hốc mắt là lõm nên có chức năng thu hồn rất mạnh hút lại những cái thuộc về mình, thu 1 lúc thì đầy dần, 1 lúc nữa thì tràn đầy, tràn đầy hồn thì tràn đầy khí, tràn đầy khí thì thấy cơ thể tràn đầy lực và có sức sống, nó lan ra đầy ắp thấy tức các ngón tay, tủy sống thì thấy thanh và sáng, tinh hần thấy hạnh phúc và yêu đời vậy 1 buổi tập đến giai đoạn này coi như là gần hoàn tất.
4. Phân tán lại hocmon: Là các cách dùng tay tương tác vào các bộ phận để phân tán lại nguồn năng lượng có được của cả buổi tập ra khắp cơ thể, thường thì đi theo 12 đường kinh và kết thúc buổi tập, bắt đầu làm việc tiếp.
1 buổi tập thường diễn ra trong 45 phút, thích nhất là lúc mặt trời lặn.