Những bánh xe thiên cơ(tam nguyên cửu vận và nhị nguyên bát vận)

Trước đây, khi tìm hiểu về bản chất của tam nguyên cửu vận, thì điều tối quan trọng là cần phải xác minh được tính đúng đắn của lục thập hoa giáp. Và cách dễ dàng nhất là tìm ra quy luật vận hành của năm đầu tiên của lục thập hoa giáp là giáp tý, tôi vẫn hay gọi là người cầm đèn, dẫn 1 đàn theo sau gồm 59 hoa giáp còn lại. Giống như cách nghĩ của người sumerian, 60 là số chia hết được cho rất nhiều số: 2,3,6,10,12,15, 20, v.v. bản chất của lục thập vì có phép chia hết đó mà chia ra cái thì là tam hợp, cái là tứ xung v.v. tôi đã chứng minh được chúng từ khá lâu, từ khâu đầu là quan sát thiên văn, rồi khâu tiếp theo là lập các phương trình liên kết, và khâu cuối là code tận gốc vấn đề và tạo thành 1 modul tự nó vận hành; và để bảng giá cho công trình như vậy cũng khá cao, khoảng vài chục tỷ ở phần shop, cũng là để chẳng muốn bán nó cho bất cứ ai với giá cao như vậy. Nó là kiến thức bất khả bán. Tuy vậy chưa phải là hết, tam nguyên cửu vận muốn thật sự hoàn thiện cần 2 bánh xe thiên cơ lớn hơn chi phối con đường vận hành của thiên can địa chi, khi quan sát bầu trời trong nhiều năm, tôi nhận thấy cần phải có 2 vòng: 17 và 27 cho mỗi 60 năm để tạo ra vòng kiểm soát lớn cuối cùng khiến cho mọi hành vi biến đổi của bản chất thiên văn của lục thập hoa giáp sẽ đều nằm trong nó. Tôi nghĩ khi đến bước này cũng là bước khó có thể tiến thêm được nữa, tuy vậy cuộc đời còn nhiều cái lạ lắm…

Mới đây, tôi tìm ra quy luật của cách phân chia còn lại trong phong thủy huyền không, cách chia nhị nguyên bát vận. Không giống như tam nguyên cửu vận, nhị nguyên bát vận không đi tìm đến cái có thể chia hết cho nhau, các vận cũng không đồng đều là 20 năm, mà ví dụ như quái vận khôn là 18 năm; quái vận càn là 27 năm. Nhị nguyên bát vận cũng chẳng cần theo chặt quy tắc thiên văn cố định như tam nguyên cửu vận trên bầu trời, mà nhị nguyên bát vận, hệ thống phân chia thời gian của huyền không đại quái của Trung Quốc lại có tư tưởng khoáng đạt y như hệ thống lịch của người Maya và Aztec. Đôi khi tôi gọi sự khoáng đạt này là sự dũng cảm, vì tam nguyên cửu vận- chính ra có cái gốc gác của nền văn minh Ai Cập; và nhị nguyên bát vận- lại không thấy cái bóng dáng này, hay chính xác ra là thoát khỏi cái bóng của văn minh Ai Cập- bởi sự miêu tả các hành tinh không theo luật lệ gì theo lẽ thông thường, mà bản chất là: ”XUYÊN TOÀN BỘ THẤT TINH VỀ 1 MỐI’.

Muốn xuyên toàn bộ mà thoát khỏi cái bóng của nhật nguyệt, thì bước đầu là phân tích quy luật của nhật nguyệt đến chính xác vài số sau dấu phẩy; rồi sau đó phá con số này để tìm con số tương đối khác xâu chuỗi được thất tinh, nếu thêm la hầu kế đô sẽ là cửu tinh. ‘XUYÊN THẤU ĐƯỢC TOÀN BỘ CỬU TINH’ là cái mà xuất hiện trong nhị nguyên bát vận của huyền không đại quái, là bản chất của hệ thống phân chia thời gian này.

  • Tam nguyên cửu vận nói về cái lớn, về tứ chính, cái khó thay đổi, cái chia đều và theo chu kỳ, cái lấy chậm mà lớn, tĩnh làm trọng tâm, cái lấy cương để đấu với cương, hoặc nhu để đấu với nhu.
  • Nhị nguyên bát vận nói về cái nhỏ, về tứ ngung, cái có thể thay đổi luồn lách thích nghi với thời thế, cái lấy nhanh và dịch chuyển làm trọng tâm, cái lấy nhu để khắc cương.

 

Representación del calendario Maya por medio de engranes

Kiến thức cơ bản về huyền không đại quái

 

Vậy, yếu tố nào có thể kết nối 2 hệ thống phân chia thời gian khổng lồ này: nhị nguyên bát vận và tam nguyên cửu vận. Vẫn rất lạ là cuộc đời lại cho tôi 1 đáp án, đúng là có thật, 1 ngôi sao A duy nhất vốn tưởng là đóng vai phụ trên bầu trời, lại trở thành cầu nối để biến hệ thống tam nguyên khớp chặp với nhị nguyên. Ngôi sao A này tôi để các bạn tự tìm tòi, tôi đưa ra 1 gợi ý: trong nhị nguyên bát vận, quái vận Đoài có thời gian là 24 năm, quái vận Cấn có thời gian là 21 năm; 2 số năm này không có nhiều ý nghĩa thiên văn, nhưng khi phối quái Đoài và Cấn ra 45 năm, thì 45 năm có ý nghĩa thiên văn đấy. Nó là manh mối để tìm ra A là ngôi sao gì. Ngôi sao A, với chỉ là 1 ngôi sao lẻ loi trên bầu trời, lại là chất gắn kết hệ thống bánh xe thiên cơ khổng lồ chi phối tam nguyên cửu vận và nhị nguyên bát vận chạy song song và vẫn khớp nhau; nó không phải là 1 ngôi sao luôn tạo ra cát lợi, mà cát và họa song hành, làm tốt thì được tốt, làm xấu chắc chắn phải gặp họa.

Bài viết này nói về những điều rất khó của thiên pháp, mong các bạn đọc như với tâm thế thể hiện niềm vui về sự lạ kỳ không thể tưởng tượng được về vẻ đẹp của tạo hóa.

 

 

Góc nhìn về sự sắp xếp các cột trong Karnak temple khi kết hợp ma phương 9×9

Thường thì, các ma phương 3×3 hay cao hơn đã được âm thầm ẩn tàng trong các nền văn minh tối cổ như Ai Cập hay thậm chí cổ hơn nữa, chỉ có khác là cách phân tích, cách tìm ra quy luật của chúng có đôi phần khác biệt so với những cái còn lưu giữ được đến ngày nay. Tôi chắc chắn rằng lạc thư hay ma phương 3×3 hay các  bậc cao hơn đã được sử dụng nhiều tại khắp lục địa Âu-Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hồi giáo và Châu Âu, tuy nhiên với nền văn minh Ai Cập cổ đại, tôi không có nhiều tư liệu để chứng minh chúng, khi nhìn vào kiến trúc của đền thờ Karnak còn sót lại, tôi nghĩ rằng cần phải áp dụng thử các kỹ thuật phân tích lạc thư vốn có còn sót lại vào sự sắp xếp của các cột đá trong đền thờ Karnak để tìm ra các quy luật khả dĩ có thể tồn tại, và nội dung của kỹ thuật này như sau:

Từ việc sử dụng lường thiên xích cho các ma trận bậc cao hơn 3 và là số lẻ, ta có với ma phương 9×9 sẽ được tính như sau:

1.Từ ma phương 9×9 ta có:

37 78 29 70 21 62 13 54 5
6 38 79 30 71 22 63 14 46
47 7 39 80 31 72 23 55 15
16 48 8 40 81 32 64 24 56
57 17 49 9 41 73 33 65 25
26 58 18 50 1 42 74 34 66
67 27 59 10 51 2 43 75 35
36 68 19 60 11 52 3 44 76
77 28 69 20 61 12 53 4 45

2. Tiến hành modulus các dãy số trên cho 9,ta có:

1 6 2 7 3 8 4 9 5
6 2 7 3 8 4 9 5 1
2 7 3 8 4 9 5 1 6
7 3 8 4 9 5 1 6 2
3 8 4 9 5 1 6 2 7
8 4 9 5 1 6 2 7 3
4 9 5 1 6 2 7 3 8
9 5 1 6 2 7 3 8 4
5 1 6 2 7 3 8 4 9

3. Vì các cột trong đền karnak có quy luật, mỗi bên có thể chia làm 3 phần: Phần chính gồm 9×6 cột, tiếp theo là 1 dãy cột có 7 hàng, và dãy cột lớn ở trung tâm có 6 hàng, do không biết đâu là trên hay dưới trong 1 ma phương, ta có tổng hợp 4 lựa chọn sau:

1 6 2 7 3 8 4 9
6 2 7 3 8 4 9 5
2 7 3 8 4 9 5 1
7 3 8 4 9 5 1 6
3 8 4 9 5 1 6 2
8 4 9 5 1 6 2 7
4 9 5 1 6 2 7
9 5 1 6 2 7
5 1 6 2 7 3

Tổng của bảng này là 334

6 2 7 3 8 4 9 5
2 7 3 8 4 9 5 1
7 3 8 4 9 5 1 6
3 8 4 9 5 1 6 2
8 4 9 5 1 6 2 7
4 9 5 1 6 2 7 3
5 1 6 2 7 3 8
6 2 7 3 8 4
2 7 3 8 4 9

Tổng của bảng này là 338. Với lối xếp các số theo cột kiểu từ trên xuống dưới, ta có hiệu số của 2 bên trái phải là 338-334=4.

2 7 3 8 4 9 5
7 3 8 4 9 5 1
7 3 8 4 9 5 1 6
7 3 8 4 9 5 1 6 2
3 8 4 9 5 1 6 2 7
8 4 9 5 1 6 2 7 3
4 9 5 1 6 2 7 3 8
9 5 1 6 2 7 3 8 4
5 1 6 2 7 3 8 4 9

Tổng của bảng là 388

1 6 2 7 3 8 4
6 2 7 3 8 4 9
2 7 3 8 4 9 5 1
7 3 8 4 9 5 1 6 2
3 8 4 9 5 1 6 2 7
8 4 9 5 1 6 2 7 3
4 9 5 1 6 2 7 3 8
9 5 1 6 2 7 3 8 4
5 1 6 2 7 3 8 4 9

Tổng của bảng là 379. Hiệu số của 2 bên trái phải với lối từ dưới lên trên là: 388-379= 9

Dù hiệu số của 2 cách sắp xếp này ở trường hợp trên hay dưới, ta có 2 con số: 4 và 9. 4-9 theo nền văn minh vệ đà khi sử dụng ma phương 3×3 thì tổ hợp 4-9 là hành lửa agni, tương ứng với mặt trời, ngọn lửa, là Pháp (dharma), là hành khởi của hệ thống chiêm tinh. Với nền văn minh Trung Quốc, ma phương 3×3 gọi là lạc thư thì 9 là hành hỏa.  Cuối cùng, thì dù ở nền văn minh tối cổ như Ai Cập hay các nền văn minh khác khai phá muộn hơn một chút, 4-9 vẫn là con số của ngọn lửa, sử dụng cho mục đích tôn thờ ngọn lửa, như những câu đầu tiên trong kinh Rig Veda cũng là tôn thờ ngọn lửa, sự khởi đầu của hệ thống tâm linh trong Rig Veda không phải tự nhiên nói đầu tiên là về lửa đại, bởi lửa khác với các đại còn lại  bởi sự đơn giản, thuần khiết và quan trọng là khơi dậy những rung động mạnh mẽ nhất về sức sống- the life vibration- vui vẻ với cuộc sống, và muốn sống; lửa đại là liều thuốc mạnh hơn cả đất đại hay nước đại khi dùng để chữa các bệnh về tâm lý, về sự mất đi cái rung động sức sống bên trong 1 cá nhân, khiến cho họ cạn kiệt mục đích sống, khiến cho ngày nay tỉ lệ liên quan đến tự tử tăng cao, dù đôi khi lý do chẳng phải vì lo cơm ăn áo mặc như xưa. Tôi nghĩ về những bộ lạc ngày xưa, khi kiếm được thức ăn, họ vui vẻ chạy vòng quanh nhảy múa trên đống lửa ở giữa, với thức ăn đang được nướng ở trên, không nên nghĩ rằng đó không phải là 1 pháp, đó chính là pháp. Khi ngọn lửa trở thành trung tâm của sự kết nối giữa người với người, nó có tác dụng chữa lành cả thể chất, tâm lý và tâm linh của những người trong vòng tròn đó.

 

Kiến trúc cổ đại (p3)- karnak temple – đền thờ thần Amun-Ra của Ai Cập cổ đại

Karnak Temple là một khu đền đài cổ của Ai Cập nằm ở thành phố Luxor, bên bờ phía đông của sông Nile ở miền nam Ai Cập. Đây là một trong những khu đền đài tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới, được xây dựng trong suốt hơn 1500 năm.

Khu đền đài rộng hơn 100 hecta và bao gồm nhiều đền đài lớn, nhà thờ, cửa chính, tượng đài và các công trình khác, tất cả đều được dành tặng cho việc thờ phượng các vị thần và nữ thần của Ai Cập cổ đại. Đền chính tại Karnak được dành tặng cho vị thần Amun-Ra, vị thần cao nhất của Ai Cập cổ đại, và là trung tâm hoạt động tôn giáo ở thành phố Thebes (hiện nay là Luxor) trong hơn 2000 năm.

 

Sơ đồ phân tích toán học và thiên văn đền thờ karnak- (phân tích bởi Duy Tuấn)

Note: sự xuất hiện của góc 27,54, 108 khi modulus cho 9 ta có số trọng tâm là 9. Và tuy là con số toán học, chúng lại trùng hợp với các quy luật thiên văn tại vĩ độ của công trình tâm linh trên tại vĩ độ 25.7 độ Bắc, khá gần với vĩ độ của Hà Nội 21 độ Bắc.

Obetlisk tại đền thờ Karnak

Sơ đồ phân tích thủy động lực do sông Nin tương tác với đền.

Thần Amun-Ra là một trong những vị thần quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại, là vị thần bảo vệ cho các vị vua pharaon, được tôn kính và thờ phượng trong suốt hơn 2000 năm. Theo truyền thuyết, Amun-Ra được xem như là vị thần cao nhất, vị thần của mặt trời, được tôn kính là vị thần ban tặng sự sống và sinh sản. Trong hình dạng của một người đàn ông có đầu vịt, mặt trời đăng trên đầu, Amun-Ra được thờ phượng ở khắp nơi trên đất nước Ai Cập cổ đại.

Mô hình vector thủy lực thể hiện cho sự hội tụ của 2 vùng tả ngạn và hữu ngạn sông nin đổ về Luxor.

tác giả có sử dụng chatgpt để code hóa tính toán cho vĩ độ trên, nhưng kết quả ra sai số +-3 độ so với con số 27 độ, do đó cần thêm thời gian để chatgpt có thể tự động code chính xác các phương trình phân tích toán học và thiên văn ứng dụng cho khoa học cổ đại.

Kiến trúc cổ đại (p2)- nền văn minh maya

Dù ở phía bên kia bán cầu, các công trình kiến trúc tâm linh của lục địa châu Mỹ vẫn giữ được những quy luật gốc khi họ đã xây dựng hoàn toàn vào các quy luật thiên văn, toán học như tỉ lệ phi… tương tự như các nền văn minh La mã, Ấn Độ, Khmer và Trung Quốc. Nếu có thể nói rõ hơn về sự giống nhau, thì kim tự tháp Chichen Itza giống hệt kiến trúc byzantine là Hagia sophia mosque khi quy luật thiên văn được đặt vào biến thể cửa chính và góc tường phía đối diện tạo ra 1 góc khoảng 120 độ(góc độ trên có thể biến thiên và phụ thuộc vào biến số vĩ độ của công trình).

Kiến trúc cổ đại và thiên văn học

Các công trình cổ đại thường có 1 kiến thức rất đồ sộ về hệ thống thiên văn, phong thủy, huyền thuật, ẩn giấu tầng tầng lớp lớp trong quá trình chọn lựa, thiết kế, xây dựng nên. Thường thì các công trình được xây dựng 1 là phải dựa vào lực địa, không thì phải dựa vào lực thiên, 3 thì có thể dựa vào lực thủy. 1 trong 3: thiên, địa, thủy thường phải chọn lấy 1. Trong bài viết này, các công trình trên có xu hướng chọn địa mạch làm vị(tất cả các công trình trên đều chọn tại nơi đất rất mạnh, coi như đây là yếu tố tất nhiên và phần ‘ĐỊA’ không được đề cập trong bài viết này), còn hướng— thì sẽ chọn ‘THIÊN’. Vậy thiên pháp trong các công trình này được thể hiện như thế nào, dựa trên quy luật gì, tôi đã dày công cố gắng tìm hiểu các công trình trọng yếu, nổi tiếng, tuy còn thiếu nhiều nhưng cũng là các công trình trọng điểm của nền văn minh nhân loại, và bản thân dân tộc Kinh chúng ta cũng vẫn sử dụng các kiến thức này 1 cách mềm dẻo, ẩn tàng- nằm trong câu: xây nhà ba gian, làm nhà hướng nam, và địa mạch Tý- Ngọ hoặc tam hợp của nó.

Chúng ta sẽ thống nhất 1 số định nghĩa trong bài viết này rằng các công trình trọng điểm tâm linh trên thế giới sẽ gồm 2 điểm cần phải quan tâm khi xét về yếu tố ‘THIÊN’: 1. Điểm trung tâm của công trình trung tâm đó- hay gọi theo cách của tôi là điểm trọng yếu.(thường là trung tâm của nhà, đỉnh của vòm, hoặc nơi trống thoáng chính giữa công trình- đại diện cho không akasha- âm- chủ- nội lực)

2. Điểm để tạo sự kết nối thiên văn- hay gọi đơn giản theo cách của tôi là điểm thiên văn.(thường là 1 hoặc 2 hoặc cả 4 cột của công trình- đại diện cho tứ đại đất nước gió lửa- dương- khách- ngoại lực)

Điểm trọng yếu và điểm thiên văn khi nối lại sẽ tạo ra chiều dài và chiều rộng của quần thể đó, mà nó tạo ra 1 tỉ số. Tỉ số này là tỉ số linh động vì công thức tính ra nó phụ thuộc vào vĩ độ của các công trình tâm linh trên. Nó khác với tỉ số cố định như phi, pi, e. v.v.

Đầu tiên, Với angkor wat,Angkor wat đại diện cho đế chế khmer sử dụng hệ thống kiến trúc, phong thủy vastu và tâm linh văn hóa hindu. Do đó, hướng của đền thờ thần Vishnu có hướng chính tây theo thiên văn (true west).  Ta có: Điểm trọng yếu là điểm chính giữa của tòa tháp trung tâm của đền. Điểm thiên văn là tòa tháp phía bên trái của đền nhìn ra, phần cửa phía tây của đền.

Với đế chế la mã, tòa constantinope có điểm trọng yếu là chính giữa vòm của tòa nhà. Điểm thiên văn là cạnh tường hướng tuất của cửa vào chính hướng mùi, điểm thiên văn còn lại lại nằm ở góc tường của tòa ở hướng dần.

Khi nhìn về nền văn minh của người hindu, như đền taj mahan ở trên, ta thấy điểm trọng yếu là cửa chính của đền; điểm thiên văn là các ngã tư kết nối ở phần sân hướng nam của quần thể đền.

Người Việt Nam cũng có kiến thức như vậy, với mô hình căn bản nhất nhưng bị lệch đi vài độ, còn tỉ số thì vẫn tương ứng với công thức chung áp dụng cho các vị trí có vĩ độ ở Bắc bán cầu. Với điểm trọng yếu là giữa của điện kính thiên, và điểm thiên văn là 4 cột ở góc của điện. Mô hình điểm trọng yếu ở chính giữa và 4 cột ở 4 góc nhà là mô hình căn bản nhất, đơn giản và lâu đời nhất.

Vơí thánh địa Mecca của người hồi giáo, chúng ta có điểm trọng yếu là phiến đá đen black stone kaaba, điểm thiên văn là rìa tường hướng tuất của thánh địa. Thánh địa mecca được thiết kế như 1 dải quạt từ hướng bắc đến hết tây bắc, và chuôi quạt là điểm trọng yếu phiến đá đen là 1 thiết kế rất đặc biệt, thiết kế dải quạt hình tam giác là rất hiếm thấy.

Với toà vatican, chúng ta nhận thấy điểm trọng yếu là obelisco nằm ở giữa quảng trường, điểm chính giữa của hình tròn. Điểm thiên văn là điểm kết thúc của 2 dãy nhà hình cánh cung, hướng chính là hướng đông(mão).

Với tòa washington capital của nước Mỹ, điểm trọng yếu nằm ở chính giữa của đỉnh vòm, điểm thiên văn là 2 góc tường phía Đông của tòa chính giữa.

 

 

Cơ sở toán học của hà đồ và lạc thư

Khi tìm hiểu sự khác nhau về số học giữa hà đồ và lạc thư, tôi nhận ra rằng chúng có liên hệ toán học với nhau tức cùng 1 gốc gác, nhưng do lạc thư có giới hạn bởi 9 con số nên phải dùng 1 cách tính toán khác để tính; trong khi hà đồ có giới hạn là 10 con số nên lại phải dùng cách tính khác.
Cái khác ở đây, nó chính là modulus.
Hiểu rằng 1 tập hợp các số liên tục trong chuỗi số thập phân khi modulus tức chia hết cho 1 số nào đó thì sẽ ra 1 tập hợp các số khác và tập hợp số này được đại diện bởi 1 là hàm chuỗi số F(x) tạo ra nó và 2 là modulus của nó.
Và:
1. Hà đồ (có 10 số) thì mod 9
2. Lạc thư (có 9 số) thì lại mod 10
Còn F(x) là 1 hình ảnh tôi post trên face của tôi lâu lắm rồi ko ai để ý. Từ Fx này với cách mod sẽ ra được đồ hình của lạc thư và hà đồ.
2 câu trên là phát hiện sau ko biết bao nhiêu năm tháng chỉ có ngồi nghĩ của tôi để ra mỗi 2 câu này, nhưng nó lại chứng minh cho sự phân bố các chuỗi số 1 cách chắc chắn, logic ko thể sai của hà đồ và lạc thư, tôi đã định giấu nó đến cuối đời cũng không nói, nhưng cuối cùng thì về mặt học thuật, có lẽ tôi nên nói bởi hà đồ và lạc thư là gốc gác căn bản nhất của mọi kiến thức về âm dương ngũ hành ứng dụng cho mọi lĩnh vực từ đông y đến khí, đến phong thủy- là những môn tôi coi là những công cụ để con người sử dụng cho hành trình giác ngộ của mỗi người.
Khi mod 9 thì sao và khi mod 10 thì sao, khi mod 9; các số 123456789 sẽ chạy chéo nhau; hay chính xác tạo ra hình số 8; về hình học thì nó gọi là hình torus(hình xuyến).
Còn khi mod 10 thì sao, nó tạo vòng xoáy spiral; 2 hình xuyến và xoáy này đều là cực kỳ quan trọng và có mặt phổ biến trong tự nhiên; truyền thuyết trung hoa vẫn là truyền thuyết; nhưng ẩn ý của nó:
1. hà đồ trên lưng ngựa là 1 động vật có chiều cao hơn so với bề ngang mô tả hình torus tức mặt cắt thẳng đứng tức mối quan hệ của thiên địa, miêu tả lực của trên dưới.
2. Lạc thư: các cụ ví von là con rùa, nhưng con rùa thì bề ngang lớn hơn chiều cao, nó tượng trưng cho việc miêu tả 4 phương 8 hướng 360 độ của không gian mặt phẳng nằm ngang.
Hãy tưởng tượng 1 cái chun có hình tròn, khi ta xoắn 1 đầu vào thì ra số 8; đầu ta xoắn thì bị đảo, đầu không xoắn thì giữ nguyên; thì đầu không xoắn là cặp số 16 và 38; trong khi đầu xoắn sẽ là 27 và 49.
Cho nên: “thủy mộc thì giữ nguyên, mà kim hỏa thì đảo chỗ”
cái kim hỏa của hà đồ miêu tả cho cái chun bị xoắn sẽ khác cái kim hỏa cho cái chun bình thường của lạc thư. Kể cả lạc thư từ ma phương 3×3 hay các ma phương bậc lẻ cấp cao hơn cũng thế thôi. ở hà đồ 27 thì đối nghịch với 16 còn ở lạc thư 49 mới là cái đối nghịch với 16.
Để ý về ma phương 3×3 lạc thư, tổng số hàng dọc, ngang và chéo bằng 15 là điều ai cũng biết; nhưng nó còn luật lệ của hàng chéo nữa; dân gian gọi là trục thiên môn địa hộ và trục còn lại là trục quỷ môn; 2 trục này áp dụng cho toàn bộ các ma phương cấp cao hơn lạc thư. 1 trong những quy luật đó là quy luật tam giác vuông của trục chéo thiên môn địa hộ. Nhìn trong lạc thư có số 3,4,5. ta thấy: 3 ^2+ 4^2 = 5^2 đó là luật của thiên môn địa hộ, Với trục còn lại là trục quỷ môn, nó là trục mà khi chỉ sử dụng các con số trong hệ thập phân nó sẽ ra số 2,5,8 nhưng khi chúng ta khai triển theo tịnh tiến cơ số 1 các số tự nhiên trong các ma phương >3 như 9×9; sau đó mod 10 ứng theo câu “lạc thư dùng mod 10” thì ra toàn ra số 5 cả, 1 loạt chữ số chỉ có số 5. Ứng dụng của 2 đường chéo này là nó fix chặt chẽ tất cả các con số theo 1 luật về số học không thể sai khác được, đường lường thiên xích chỉ là cái chúng ta nhìn thấy về đường đi của các con số, nó không phải số học, nó là hình học. Đường để tạo ra số học là phải chứng minh được và nó là 2 đường chéo. Ví dụ về quy luật tam giác vuông này ở ma phương 9×9, 40^2 + 9^2= 41^2.
Vậy, khi chứng minh được đồ hình lạc thư và hà đồ, thì một loạt các dụng pháp sau đó sẽ nở ra từ 2 hình trên, đầu tiên là tạo ra cơ sở số học của 24 sơn trong vòng tròn 360 độ chia ra 24 vùng có kích thước bằng nhau. Nhờ hà đồ ta tìm ra được luật của thiên nguyên long 147, nhân nguyên long 369, địa nguyên long 258.
Nhờ lạc thư ta tìm ra được tính âm dương của 24 sơn giống trong các môn huyền không hay dùng.
Trong 24 sơn này, có 2 luật để chúng nhóm thành 2 bộ khác nhau; sơn nhâm phối với sơn tí, và 1 loạt sau đó khi dùng thiên can phối địa chi thì tạo ra song sơn ngũ hành trong đó các sơn địa chi là chính, các sơn đi cạnh nó phà phụ,
cũng gọi là giang tây địa quái trong tam ban quái; luật số học ra toàn số 5 và 10 khi lấy số mã hóa của mỗi sơn trên cộng lại với nhau.
Luật thứ 2 là dùng sơn tí phối với quý tức địa chi phối với thiên can, thì ra luật của giang đông thiên quái.
Lại trong 24 sơn, có 12 sơn gọi theo 12 con giáp bởi nó có luật tam hợp và các luật khác của 12 con giáp, nếu dùng bằng số ví dụ như thân tí thìn; hợi mão mùi, dần ngọ tuất, tị dậu sửu tạo ra tứ đại cục, và từ đó là vòng trường sinh ra đời.
Luật số học của 24 sơn, ngoài pháp của người trung hoa, còn là pháp của người thuộc nền văn minh lưỡng hà và ấn độ, cả người do thái lẫn người châu âu; nó thể hiện trong việc mà tôi hay làm xưa nay là lập trận cân bằng địa mạch. Toàn dùng số 6, hay 12, hoặc là 9; bởi nó có luật như vậy, khi lập như vậy nó phối cả khí của mạch đất với lý khí toán học, nó ra lực mạnh hơn với vật liệu ít hơn, quan niệm của tôi là vậy; vì sao người cổ đại châu âu khi một số trận đồ của họ không đặt viên nào vào giữa; hay gọi là vô tâm trận, bởi có cơn bão nào mà ở giữa nó có gió đâu, bão xoáy ở 4 phương trừ tâm của nó; đôi khi khí của mạch đất lại cũng như vậy, nó tuân theo luật của lạc thư, sự cân bằng được hay không ăn nhau ở cái điểm xoáy giữa đó.
Tất cả những điều viết bên dưới về tam ban, thiên quái địa quái, giang đông giang tây giang nam bắc, âm dương và tính thiên địa nhân nguyên long của 24 sơn, song sơn ngũ hành, tứ đại cục đều sẽ sai hết nếu như hà đồ và lạc thư bị sai, quan điểm học thuật của tôi là như vậy. Hà đồ và lạc thư là 2 góc chiếu của 1 đối tượng, vì là 2 góc chiếu khác nhau nên chúng phải có sự khác nhau, nếu không đã bị hòa làm 1 rồi. Luật toán học gốc, tôi xin phép ko công bố chi tiết, bởi toán học tuy khó, nhưng khi lộ ra là coi như mất hết, bài này đăng lên tức là lớp học từ nay khó được tổ chức nữa, nó đã nói gần nửa của những cái sẽ dậy rồi, những học trò cũ cứ dựa theo bài này mà tự tìm nguyên lý. Ai không hiểu thì không cần comment tôi không giải thích đâu, viết đến đây là quá dễ hiểu rồi.

Thảo luận về Đại ngũ hành Pancha maha bhoota

Đại ngũ hành Pancha maha bhoota( tiếng Phạn : पञ्चभूत , पञ्चमहाभूत) là 5 nguyên tố cơ bản gồm: Vayu hành khí, Agni hành hỏa, Jal hành nước, Prithvi hành đất và hành không Akasha. Trong lịch sử, có sự thay đổi trong góc nhìn là có 4 hành gồm hành đất nước gió lửa còn hành tổng hợp akasha- do sự trừu tượng, và có gì đó vượt trên 4 hành còn lại mà không được xét là một hành nữa, mà nó được sử dụng như 1 nguồn lực vô hình vượt trội hơn 4 hành còn lại, tạm gọi là hành không, tiếng anh dịch là Space. Trong khi các giai đoạn trước thời đức phật sử dụng pancha maha bhoota 5 hành, thì phật giáo sử dụng 4 hành gọi là tứ đại đất nước gió lửa, như bánh xe kết nối tứ hành. 1 ví dụ được mô tả như sau về sự vận hành của tứ đại: Mỗi bước chân là chu kỳ dịch chuyển của tứ đại, hành khí là sự khởi đầu, động lực để bước chân lên, tiếp đến hành lửa bốc cao là lúc chân giơ cao nhất so với mặt đất, hành nước lạnh, đi xuống là lúc chân bắt đầu đi xuống, hành đất hứng chịu là lúc chân chạm vào mặt đất; cứ lặp lại chu kỳ như thế mỗi bước chân, mỗi hơi thở đều có tứ hành trong đó. Và qua mỗi chu kỳ, hành không akasha lại được tích lại thêm 1 chút.
Tiếng anh dịch hành không là space hay không gian, nhưng chúng ta cần hiểu không gian ở đây không phải là không gian của không có gì; mà ngược lại akasha là không gian của cái tồn tại. Ví dụ như chúng ta có thể nghĩ rằng cơ thể chúng ta có hình dạng như thế này là do hành akasha của bản thân chúng ta có hình dạng đúng như thế, chúng ta có 5 ngón tay bởi chúng ta có quyền được tồn tại 5 ngón tay.
Cái điểm tương đồng lớn nhất của ngũ hành Ấn độ với ngũ hành của Trung Quốc đó là sự tương đồng của akasha và sự tương đồng của hành thổ khi nhìn theo cấu trúc của lạc thư. Càng tìm hiểu sâu hơn về nó, tôi nhận thấy sự xuất hiện của lạc thư trong tất cả các nền văn minh trên thế giới đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn độ, Lưỡng Hà và châu âu. Tôi vẫn nhớ tôi đã ngạc nhiên vô cùng khi nhìn cách phân tích lạc thư của người da đỏ, sự tính toán và ghép cặp của chỉ 9 con số trong lạc thư thành các bộ số hàng chục và hàng trăm là góc nhìn vô cùng lạ nhưng cũng cho thấy mỗi bảng lạc thư- vốn là cái gốc của mọi môn phái huyền học còn vô cùng nhiều cái để nghiên cứu. Trở lại với câu truyện về đại ngũ hành, hành akasha tương ứng với hành thổ và tương ứng với số 5 của lạc thư- tức tại trung cung của lạc thư. “Vạn vật quy thổ”, hay “thập toàn- 10 cái đẹp” của văn hóa Trung Quốc chính là đồng nghĩa với akasha.
Một vấn đề quan trọng mà vì sao tôi phải liên tục nói về ngũ hành, bởi người Ấn sử dụng ngũ hành để tu luyện rất nhiều, và có sự logic chặt chẽ, chắc chắn về cấu trúc và trùng khít với các con số vận hành trong lạc thư.
Chữ “khởi thủy” là 1 từ tương đối quen thuộc, tuy nhiên ứng với sự khởi phát đầu tiên là hướng Bắc số 1 trong lạc thư mới ứng với chữ này, và cặp 1-6 tức hành khí vayu chính là sự khởi đầu, sự tạo động lực đầu tiên cho lối tu tập tâm linh dựa vào ngũ hành. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng, hành khí 1-6 vayu là hành khởi đầu, có tính chất dễ thay đổi nhất trong các hành, do đó tập trung vào tập hành khí vayu dễ đạt được thành tựu nhất trong giai đoạn ban đầu, lối tập vayu có thể tương ứng với lối điều khí pranayama trong yoga. Con đường huyền học sẽ dễ hơn nhiều nếu tập trung vào hành khí, và để từ đó – chúng ta có hành tiếp theo là hành lửa Agni. Hành lửa Agni nó giống như niềm tin vậy, và niềm tin đó chỉ có khi người đó đã có chút thành tự về mặt khí, lúc đó mới có niềm tin mà tập tiếp. Nhiều người không tin tâm linh bởi bản thân cả đời chưa bao giờ biết tập khí là gì, và có người không tin tâm linh bởi tập khí mãi mà chẳng thấy gì…. lúc đó có thể coi việc phát triển mỗi hành khí ban đầu đã không làm được thì họ coi như không có duyên và không cần phải tin vào các lực tâm linh nữa.
Khi đã có chút hiểu biết về hành khí đủ để tin, và đã tin đủ để bắt đầu cảm nhận được sự yêu thương, và trân trọng vô cùng với các lực vô hình của tự nhiên- đó là lúc ta chạm đến hành nước Jal; hành nước Jal cũng có thể được miêu tả như cảm giác vui như trẻ con thích nghịch nước vậy . Và khi có sự yêu thương, trân trọng chúng ta có sự an toàn, vững chãi và nguồn sinh lực của hành đất Prithvi. Thường thì, trong phong thủy cổ vốn có 2 lối chính, 1 lối đại diện cho chú trọng vào hành khí vayu: tức có sự thay đổi tốt nhanh, có động lực để khởi 1 cái gì đó tuy nhiên không lâu bền, tượng trưng cho các lối thuộc thiên lực; và lối còn lại chú trọng vào hành đất Prithvi 2-7: thích sự vững chãi, an lành, giàu sinh lực một cách lâu bền nhưng do hành đất chậm chạp cần thời gian để có tác dụng, tượng trưng cho các lối thuộc địa lực. Và nếu như, người thày phong thủy có thể khiến cho những người được xem nhà hiểu về cách vận hành của khí vayu 16, và địa prithvi 37 thì qua quá trình sinh hoạt, sống trong căn nhà đó mà tự họ sẽ tạo thêm được qua quá trình tu tập và giao thoa với tự nhiên hành tổng lực akasha 5 hơn.
Vì có cấu trúc tương tự như lạc thư, chúng ta nhận ra hành vayu khí 16 ở ngực luân xa 4 với hành lửa Agni 49 ở luân xa 3 tạo ra cặp số 16-49 là 1 phía tức phía trên cơ thể; trong khi hành nước 38 và hành đất 27 tạo ra cặp số 27-38 ở phía dưới cơ thể; nó là cách phân thượng hạ của cơ thể cũng như phân âm dương; vì cách diễn giải của các lực trong ấn giáo có xu hướng giống bên châu âu tức coi có 3 lực là âm, dương, và sự hợp nhất âm dương tức số 5 akasha- sẽ khác với lối phân chia 2 lực âm, dương của người Trung Quốc, cũng như lối chia kinh mạch của người Ấn coi có 3 trục kinh lạc chính gọi là 3 nadi gồm nadi trung tâm shushumma, nadi bên trái ida và nadi bên phải pingala; cũng khác với với phân chia 2 mạch nhâm đốc của người Trung Quốc- do đó chúng ta chỉ cần nhớ bản chất như trên tôi đã phân tích, sự khác biệt là do góc nhìn- khi người ấn tính thêm 1 lực chính để phân biệt với âm, dương là sự phối trộn âm dương- gọi là bộ ba lực trinity.
Có lẽ với những ai đã tìm hiểu sâu về các môn phái phong thủy như phi tinh,bát trạch, liên thành v.v. thì chúng ta đã thấy sự trùng lặp bản chất của việc hình thành các bộ môn này với lối phân tích đại ngũ hành pancha maha bhoota dựa trên cấu trúc lạc thư như trên tôi đã viết. Với môn phái phong thủy tam hợp, thì tôi thấy chúng có điểm trùng nhiều khi xét theo 4 đại đất nước gió lửa hơn, bởi khi tứ đại đất nước gió lửa nhân ba và sắp xếp đều trong cấu trúc của 12 cung- thì chúng ta sẽ có được các tam hợp tứ hành gồm tam hợp hành hỏa dharma trikona tượng trưng cho tam hợp pháp, hay tam hợp hành nước moskva trikona tượng trưng cho tam hợp giác ngộ. các hành này xoay vần theo từ hành lửa đến hành đất đến hành khí và đến hành nước tạo ra chu kỳ khép kín giống như hình ảnh bên dưới là đồ hình chuẩn xác nhất về cấu trúc tứ hành.
Dù có như thế nào, trong các môn phong thủy từ cổ chí kim đến nay, từ phương Tây đến phương Đông, tứ hành được sử dụng để tính toán rất nhiều và cố gắng làm sao cho chúng ghép cặp, và tạo ra được sự hợp thập tức hợp nhất về hành không akasha. Tuy nhiên, khi đến hành không akasha rồi thì tính toán ra sao nữa thì tôi thấy không có sách nào nói đến- bởi vì akasha là hành không thể tính toán, mà chỉ có thể trải nghiệm qua việc tập luyện, cố gắng trải nghiệm, tương tác với nó, bởi nó đến từ không gian vũ trụ- tôi vẫn coi nó thuộc về hệ thiên nhiều hơn so với hệ địa, và do đó, tôi tạm gọi nó là “thiên không akasha”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về Đại ngũ hành pancha maha bhoota, là góc nhìn tổng hợp của tác giả về vai trò của học thuyết đại ngũ hành ứng dụng trong mọi môn huyền học, có thể sai hoặc đúng với các bạn mong các bạn coi như là đọc cho vui.

Quân mã trên bàn cờ – lạc thư mở rộng theo cấp số lẻ lớn hơn 3

Hệ lạc thư mở rộng gồm 5×5,7×7,9×9 hay 27×27 và lớn hơn nữa đều tuân theo nguyên tắc duy nhất ứng với cách di chuyển của con mã trên bàn cờ.

Từ lạc thư hay ma phương 3×3, dựa trên 1 quy luật tính toán duy nhất áp dụng cho tất cả các ma phương có số lẻ và bậc cao hơn như 5×5,7×7; Lúc này, ta xét ma phương 9×9. Bao giờ cũng sẽ có 3 ô sát nhau tính từ trung tâm tạo ra 1 tam giác vuông pytago. Với điểm trung tâm tức cột 5 và hàng 5 ta có số 41; thì 2 ô bên cạnh có số 40 và số 9; ta sẽ có công thức: 9×9+40×40= 41×41= 1681. Và trong bảng ma phương trên, hãy ghi chú ra 3 con số quan trọng: 9,40,41.
Tương tự như vậy, với ma phương 3×3 lạc thư: ta sẽ có tam giác vuông từ 3 con số quan trọng: 3,4,5

Vài lời nói với học trò về lạc thư

Bạn Minh hỏi: Thưa thầy mối liên hệ giữa âm dương với ngũ hành, và ngũ hành với bát quái là gì ạ?
Trả lời: Chúng ta có lẽ đều đã được nghe câu : “Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái” rất là nhiều rồi. Nó được giải nghĩa bởi nhiều người, qua nhiều thế hệ rồi, tuy nhiên thầy sẽ giải nghĩa câu nói này theo 1 cách riêng để trả lời câu hỏi của em.
Đầu tiên, cần phải nhìn vào bảng lạc thư để đối sánh với các câu nói ở trên, và hãy nghĩ về lạc thư theo 2 góc nhìn, bởi cách suy nghĩ của 2 nền văn minh là Ấn Độ- phương tây (phương tây giống ấn độ đều dùng tứ hành nay gộp chung là ấn độ) và Trung Quốc, chỉ có sự đa dạng góc nhìn thì mới có sự hiểu rõ hơn về đặc thù huyền thuật của mỗi quốc gia. Cả 2 nền đều coi cái vô (trung quốc) hay hành akasha ( tính không) đều nằm ở trung tâm của lạc thư- tức số 5. Từ số 5 này mới tạo ra được các phiến số khác phủ khắp hệ thống cơ số đếm thập phân mà chúng ta dùng 1,2,3,4,6,7,8,9. Tuy nhiên, trong hệ thống thập phân, thì phải hiểu là cả hai hệ thống đều ghép cặp số hết, và họ ghép cặp như sau: Từ số 5 đẻ ra 2 cánh giống như chữ vạn mà ta vẫn thấy trong ký hiệu của Phật giáo. Cánh chữ vạn thứ nhất sẽ có số là : 1-6-4-9 không tách rời- đại diện cho dương. Cánh chữ vạn thứ hai sẽ có số là: 2-7-3-8 không tách rời đại diện cho âm. Lúc này nó ứng với câu Thái cực sinh lưỡng nghi của đạo giáo.
Tiếp theo sẽ là câu lưỡng nghi sinh tứ tượng: thì vẫn dựa theo logic về sự phân chia: lúc này số 1-6-4-9 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách ra thành 2 số: 1-6 không tách rời và 4-9 không tách rời, bản chất dương lúc này đã tách ra làm 2 và đạo giáo gọi là thái dương và thiếu dương. Còn số 2-7-3-8 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách thành 2 số: 2-7 và 3-8 gọi là thái âm và thiếu âm. Câu lưỡng nghĩ sinh tứ tượng là cái gốc của khai triển các pháp, là cái cấu trúc lõi huyền thuật mà cả 2 nền trung hoa và ấn độ còn rất giống nhau, bởi ấn độ sử dụng toàn là tứ tượng pháp hết mà chúng ta gọi là tứ đại, thân tứ đại đất nước gió lửa đều là nằm ở câu nói này. 1-6 hành khí vayu, 2-7 hành đất prithvi, 3-8 hành nước jal, và 4-9 hành lửa agni. Ví dụ: chúng ta thấy qua 1 phép điều khí thuần hoả của người Ấn sẽ thấy sự vận dụng của triết lý tứ đại như sau: Lưỡi đặt tại huyệt ngân giao tức tại vị trí hoả, 2 ngón tay trỏ tượng trưng cho dương khí, và ngón cái tượng trưng cho dương hoả chạm vào nhau tạo thành dương quyết, và lưng thẳng, đầu gập cằm tì vào ngực tạo ra khoá (bandha)dương là 3 điểm (tam hợp) khoá dương trong 1 lần điều khí.
Lúc này, em đã thấy mối liên kết giữa học thuyết âm dương với học thuyết về ngũ hành- hoặc tứ hành của ấn độ. Đừng ngại về sự khác biệt đôi chút về ngũ hành và tứ hành, bản chất của chúng đều được tạo ra từ sự quan sát bầu trời của người xưa, nhưng vì người ấn họ nhìn bầu trời theo kiểu cái gì giống nhau thì gộp lại là 1, và họ nhìn nghiêng bầu trời còn người trung quốc lại gộp kiểu cái gì thiếu thì sẽ cặp với cái thừa, và nhìn thẳng bầu trời; do 2 kiểu nhìn khác nhau với cùng 1 sự vật là các vì sao trên bầu trời mà có sự lệch, còn bản chất là như nhau không khác biệt. Do đó, câu lưỡng nghi sinh tứ tượng lại có thể trở thành 1 chuỗi những phương trình để miêu tả tính chất quỹ đạo di chuyển của các hành tinh trên bầu trời sao cho trùng khít với hệ thống lý luận huyền thuật của cả ấn độ và trung quốc, mỗi hệ thống giống nhau từ đầu đến cuối vài trăm dòng code phương trình, lúc cuối chỉ chỉnh thêm vài dòng code phương trình là miêu tả được sự khác biệt của 2 phía.
Tiếp theo, câu tứ tượng sinh bát quái: lúc này theo logic thì cặp số 1-6 sẽ tách thành số 1 và số 6 tức quái khảm và quái càn; số 2-7 tách thành số 2 và số 7 tức quái khôn và quái đoài; số 3-8 tách thành số 3 và số 8 tức quái chấn và quái cấn, số 4-9 tách thành số 4 và số 9 tức quái tốn và quái ly. Sự tách này lúc này đã phân chia ranh giới rõ ràng, như lạc thư qua mỗi con số đều có ranh giới phân chia thành bảng lạc thư 3 hàng 3 cột, với số 5 ở giữa. Lúc này, là con đường riêng của huyền thuật trung quốc, ấn độ họ không tách thêm từ tứ đại nữa, họ dừng ở số 4 là cái nền tảng phân chia vậy là đủ, còn các sự phân chia nhỏ hơn thì đều sẽ quy về tứ đại hết như hệ thống 27, 108, 120 cũng sẽ quy về 4. Còn trung quốc họ chia thành số 8, do đó lúc này câu hỏi của em về sự liên kết giữa ngũ hành với bát quái nằm ở đâu, thì câu trả lời như ở trên có lẽ em đã hiểu.
Lưu ý để em hiểu thêm: Cái khái niệm hành thì người trung quốc dù coi trọng hành thổ, hành thổ là trung tâm của mọi hành thì họ vẫn có xu hướng đếm số hành thổ là 1 trong 5 hành; còn với người ấn, họ đẩy cao vai trò của hành thổ- hay hành không lên đến mức nó vượt ngưỡng vai trò để gọi là 1 hành giống như 4 hành còn lại- đã là không rồi thì không có gì có thể miêu tả, không thể miêu tả được- do đó không đếm được- và thậm chí khi đến các môn cao cấp hơn khi sử dụng các bộ tam hợp hay bộ tứ xung vào tính toán thì cũng phải bỏ các thông số liên quan đến số 0 và 5 tương ứng với hành thổ ra mới dùng được- vậy nay ngũ hành chỉ còn lại tứ hành. Việc nghiên cứu cái gốc rễ của âm dương ngũ hành của cả trung quốc hay ấn độ hay phương tây (phương tây giống ấn sử dụng tứ hành) nhằm làm em có tính linh động và vững vàng hơn với mọi ý kiến có thể xảy đến trong con đường học tập huyền thuật của mình, giới huyền thuật có tính tranh cãi và đố kỵ vô cùng nhiều, nên em cần có sự linh động để ứng phó với mọi vấn đề sẽ đến với em.

CHÍ TÔN CA – BHAGAVAD GITA CHƯƠNG 2

Trích từ https://www.holy-bhagavad-gita.org/chapter/2

Chương 2: Sānkhya Yog

Yog của kiến ​​thức phân tích

Trong chương này, Arjun nhắc lại với Shree Krishna rằng anh ta không thể đối phó với tình hình hiện tại của mình, nơi anh ta phải giết những người lớn tuổi và giáo viên của mình. Anh ta từ chối tham gia vào một trận chiến như vậy và yêu cầu Shree Krishna làm thầy tâm linh của mình và hướng dẫn anh ta con đường hành động đúng đắn. Sau đó, Chúa tể tối cao bắt đầu truyền đạt kiến ​​thức thần thánh cho Arjun. Anh ta bắt đầu với bản chất bất tử của linh hồn, là vĩnh cửu và bất khả xâm phạm. Cái chết chỉ hủy hoại thể xác, nhưng linh hồn vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Giống như một người vứt bỏ quần áo cũ của mình và trang điểm cho những cái mới, linh hồn không ngừng thay đổi cơ thể từ kiếp này sang kiếp khác.

Sau đó, Chúa nhắc nhở Arjun rằng trách nhiệm xã hội của anh với tư cách là một chiến binh là chiến đấu để bảo vệ lẽ phải. Anh ta giải thích rằng việc thực hiện nghĩa vụ xã hội của một người là một hành động đạo đức có thể đưa anh ta đến thiên đàng, trong khi vô chủ chỉ dẫn đến sự ô nhục và nhục nhã.

Lúc đầu, Shree Krishna cố gắng thúc đẩy Arjun ở mức độ trần tục. Sau đó, anh ấy đi sâu hơn và bắt đầu giải thích cho Arjun về Khoa học Công việc. Anh ta yêu cầu Arjun thực hiện các công việc của mình mà không có bất kỳ ràng buộc nào với trái cây của họ. Khoa học làm việc mà không ham muốn phần thưởng này được gọi là yog của trí tuệ hay phật thủ. Ông cũng khuyên rằng nên sử dụng trí tuệ để kiểm soát mong muốn nhận được phần thưởng từ công việc. Bằng cách làm việc với ý định như vậy, các nghiệp tạo ra trói buộc sẽ được chuyển hóa thành các nghiệp phá bỏ trói buộc và có thể đạt được trạng thái vượt qua nỗi buồn.

Arjun tò mò muốn biết thêm về những người nằm trong ý thức thần thánh. Do đó, Shree Krishna mô tả cách những người đã đạt được siêu việt thoát khỏi sự ràng buộc, sợ hãi và giận dữ. Họ không bị xáo trộn và được trang bị trong mọi tình huống. Với các giác quan được khuất phục, họ giữ cho tâm trí của họ luôn luôn đắm chìm trong Đức Chúa Trời. Ông cũng giải thích sự tiến triển của những phiền não của tâm – chẳng hạn như tham, sân, si, v.v. và khuyên làm thế nào để vượt qua những phiền não này.

Sanjay nói: Nhìn thấy Arjun tràn ngập sự thương hại, tâm trí đau buồn và đôi mắt đầy nước mắt, Shree Krishna đã nói những lời sau đây.

Chúa tể tối cao nói: Arjun thân yêu của tôi, làm thế nào mà ảo tưởng này đã vượt qua bạn trong giờ nguy hiểm này? Nó không phù hợp với một người danh giá. Nó không dẫn đến những nơi ở cao hơn, mà là sự ô nhục.

Hỡi Parth, không có lợi cho bạn để nhường nhịn sự bất ổn này. Hãy từ bỏ sự yếu đuối nhỏ nhen của trái tim và phát sinh, hỡi kẻ săn đuổi kẻ thù.

Arjun nói: Hỡi Madhusudan, làm sao tôi có thể bắn tên trong trận chiến vào những người như Bheeshma và Dronacharya, những người đáng để tôi tôn thờ, hỡi kẻ hủy diệt kẻ thù?

Thà sống trên đời này bằng cách ăn xin, còn hơn tận hưởng cuộc sống bằng cách giết chết những trưởng lão cao quý này, những người là thầy của tôi. Nếu chúng ta giết chúng, của cải và thú vui chúng ta tận hưởng sẽ bị nhuốm máu.

Chúng tôi thậm chí không biết kết quả nào của cuộc chiến này là thích hợp cho chúng tôi — chinh phục chúng hay bị chúng chinh phục. Ngay cả sau khi giết chúng, chúng tôi sẽ không muốn sống. Tuy nhiên, họ đã đứng về phía các con trai của Dhritarasthra, và bây giờ đứng trước chúng ta trên chiến trường.

Tôi bối rối về nhiệm vụ của mình, và bị bao vây bởi sự lo lắng và buồn bã. Ta là đệ tử của Ngài, và đã phục tùng Ngài. Xin vui lòng chỉ dẫn cho tôi những gì là tốt nhất cho tôi.

Tôi không thể tìm thấy cách nào để xua đuổi nỗi thống khổ đang làm cạn kiệt các giác quan của tôi này. Ngay cả khi tôi giành được một vương quốc thịnh vượng và vô song trên trái đất, hoặc giành được chủ quyền như các vị thần, tôi sẽ không thể xua tan nỗi đau này.

Sanjay nói: Sau khi nói như vậy, Gudakesh, kẻ trừng phạt kẻ thù, nói với Hrishikesh: “Govind, tôi sẽ không chiến đấu,” và trở nên im lặng.

Hỡi Dhritarashtra, sau đó, ở giữa cả hai đội quân, Shree Krishna mỉm cười nói những lời sau đây với Arjun đau buồn.

Chúa tể tối cao phán: Trong khi bạn nói những lời khôn ngoan, bạn đang than khóc vì điều đó không đáng để đau buồn. Người khôn ngoan không than thở cho người sống cũng không than cho người chết.

Chưa bao giờ có lúc nào ta không tồn tại, cũng không phải ngươi, cũng không phải tất cả những vị vua này; cũng như trong tương lai, bất kỳ ai trong chúng ta sẽ không còn nữa.

Cũng giống như linh hồn được hiện thân liên tục đi từ thời thơ ấu đến tuổi trẻ đến tuổi già, tương tự như vậy, vào thời điểm chết, linh hồn đi vào một cơ thể khác. Những người khôn ngoan không bị lừa dối bởi điều này.

Hỡi con trai của Kunti, sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng cảm giác làm nảy sinh những nhận thức thoáng qua về hạnh phúc và đau khổ. Đây không phải là vĩnh viễn, và đến và đi giống như mùa đông và mùa hè. Hỡi hậu duệ của Bharat, người ta phải học cách khoan dung với chúng mà không bị quấy rầy.

Hỡi Arjun, người cao quý nhất trong số những người đàn ông, người không bị ảnh hưởng bởi hạnh phúc và đau khổ, và vẫn vững vàng trong cả hai, sẽ đủ điều kiện để được giải thoát.

Nhất thời không có trường tồn, và vĩnh viễn không có chấm dứt. Điều này thực sự đã được quan sát và kết luận bởi những người tiên kiến ​​Chân lý, sau khi nghiên cứu bản chất của cả hai.

Điều đó lan tỏa toàn bộ cơ thể, biết rằng nó không thể phá hủy được. Không ai có thể gây ra sự tàn phá của tâm hồn không thể khuất phục được.

Chỉ có phần thân vật liệu là dễ hư hỏng; linh hồn hiện thân bên trong là không thể phá hủy, vô lượng và vĩnh cửu. Do đó, hãy chiến đấu, hỡi hậu duệ của Bharat.

Cả hai đều không có kiến ​​thức – người nghĩ rằng linh hồn có thể chết và người nghĩ rằng linh hồn có thể bị giết. Vì thực sự, linh hồn không giết được cũng như không thể bị giết.

Linh hồn không được sinh ra, cũng như không bao giờ chết; cũng không bao giờ tồn tại, nó không bao giờ ngừng tồn tại. Linh hồn không có sự sinh ra, vĩnh viễn, bất tử và vô tận. Nó không bị phá hủy khi cơ thể bị phá hủy.

Hỡi Parth, làm sao một người biết linh hồn là bất khả xâm phạm, vĩnh viễn, bất sinh và bất biến có thể giết bất cứ ai hoặc giết bất kỳ ai?

Tương tự như vậy, khi một người trút bỏ những bộ quần áo cũ và mặc những bộ quần áo mới, vào lúc chết, linh hồn trút bỏ cơ thể cũ nát và đi vào một cơ thể mới.

Vũ khí không thể xé nhỏ linh hồn, và lửa cũng không thể thiêu rụi nó. Nước không thể làm ướt nó, và gió cũng không thể làm khô nó.

Linh hồn là không thể phá vỡ và không thể đốt cháy; nó không thể được làm ẩm hoặc khô. Nó là vĩnh cửu, ở mọi nơi, không thay đổi, bất biến và nguyên thủy.

Linh hồn được cho là vô hình, không thể tưởng tượng được và không thể thay đổi. Biết được điều này, bạn không nên đau buồn cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng cái tôi là đối tượng của sự sinh và cái chết liên tục, hỡi Arjun vũ trang dũng mãnh, thì bạn cũng không nên đau buồn như thế này.

Cái chết là chắc chắn đối với người đã được sinh ra, và sự tái sinh là điều không thể tránh khỏi đối với người đã chết. Vì vậy, bạn không nên than thở về những điều không thể tránh khỏi.

Hỡi cành của Bharat, tất cả những sinh vật được tạo ra đều không biến đổi trước khi sinh ra, hiển hiện trong cuộc sống, và một lần nữa không biến đổi khi chết. Vậy tại sao lại đau buồn?

Một số nhìn thấy linh hồn là tuyệt vời, một số mô tả nó là tuyệt vời, và một số nghe thấy linh hồn là tuyệt vời, trong khi những người khác, ngay cả khi nghe, không thể hiểu được nó chút nào.

Hỡi Arjun, linh hồn ngự trong cơ thể là bất tử; do đó, bạn không nên than khóc cho bất cứ ai.

Bên cạnh đó, coi như bổn phận của một chiến binh, bạn không nên dao động. Thật vậy, đối với một chiến binh, không có sự tham gia nào tốt hơn là chiến đấu để bảo vệ lẽ phải.

Hỡi Parth, hạnh phúc là những chiến binh mà những cơ hội như vậy để bảo vệ lẽ phải không ai tìm thấy, mở ra cho họ những nấc thang dẫn đến thiên đàng.

Tuy nhiên, nếu bạn từ chối cuộc chiến chính nghĩa này, từ bỏ nghĩa vụ xã hội và danh tiếng của mình, bạn chắc chắn sẽ phải gánh chịu tội lỗi.

Mọi người sẽ nói về bạn như một kẻ hèn nhát và một kẻ đào ngũ. Đối với một người đáng kính, ô nhục còn tệ hơn cả cái chết.

Những vị tướng vĩ đại coi trọng bạn sẽ nghĩ rằng bạn bỏ chạy khỏi chiến trường vì sợ hãi, và do đó họ sẽ đánh mất sự tôn trọng của họ đối với bạn.

Kẻ thù của bạn sẽ bôi nhọ và làm bẽ mặt bạn bằng những lời lẽ không đẹp, làm mất uy lực của bạn. Than ôi, còn gì đau đớn hơn thế?

Nếu bạn chiến đấu, bạn sẽ bị giết trên chiến trường và đi đến thiên giới, hoặc bạn sẽ giành được chiến thắng và tận hưởng vương quốc trên trái đất. Vì vậy, hãy nảy sinh lòng quyết tâm, hỡi con trai của Kunti, và hãy sẵn sàng chiến đấu.

Chiến đấu vì nghĩa vụ, coi hạnh phúc và đau khổ như nhau, mất mát và đạt được, chiến thắng và thất bại. Hoàn thành trách nhiệm của mình theo cách này, bạn sẽ không bao giờ phải gánh chịu tội lỗi.

Cho đến nay, tôi đã giải thích cho bạn Sānkhya Yog, hoặc kiến ​​thức phân tích về bản chất của linh hồn. Bây giờ, hãy lắng nghe, hỡi Parth, như tôi đã tiết lộ về Phật giáo dục, hay Yog của trí tuệ. Khi bạn làm việc với sự hiểu biết như vậy, bạn sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp.

Làm việc trong trạng thái tỉnh táo này, không có tổn thất hoặc kết quả bất lợi, và thậm chí một chút nỗ lực cũng cứu một người khỏi nguy hiểm lớn.

Hỡi hậu duệ của Kurus, trí tuệ của những người đi trên con đường này là kiên quyết, và mục tiêu của họ là nhất tâm. Nhưng trí tuệ của những người không kiên quyết thì có nhiều nhánh.

Những người có hiểu biết hạn chế, bị thu hút bởi những lời hoa mỹ của kinh Veda, vốn ủng hộ các nghi lễ phô trương để nâng cao lên thiên giới, và cho rằng không có nguyên tắc nào cao hơn được mô tả trong đó. Họ chỉ tôn vinh những phần của kinh Vệ Đà làm hài lòng các giác quan của họ, và thực hiện các nghi lễ khoa trương để đạt được sự cao quý, sang trọng, thích thú và nâng cao lên các hành tinh trên trời.

Với tâm trí gắn bó sâu sắc với những thú vui trần tục và trí tuệ của họ hoang mang trước những điều đó, họ không thể có được sự kiên quyết để đạt được thành công trên con đường đến với Đức Chúa Trời.

Kinh Veda đề cập đến ba chế độ của bản chất vật chất, O Arjun. Vượt lên trên ba chế độ đến trạng thái ý thức tinh thần thuần túy. Giải phóng bản thân khỏi những nhị nguyên, vĩnh viễn cố định trong Chân lý, và không quan tâm đến lợi ích vật chất và sự an toàn, hãy nằm ở bản thân.

Dù mục đích gì thì một giếng nước nhỏ cũng được phục vụ một cách tự nhiên về mọi mặt bởi một hồ nước lớn. Tương tự như vậy, ai nhận ra Chân lý tuyệt đối cũng hoàn thành mục đích của tất cả các kinh Veda.

Bạn có quyền thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của mình, nhưng bạn không được hưởng thành quả của hành động của mình. Đừng bao giờ coi bản thân là nguyên nhân dẫn đến kết quả của các hoạt động của bạn, cũng như không chấp trước vào việc không hành động.

Hỡi Arjun, hãy kiên định trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, từ bỏ chấp trước vào thành công và thất bại. Sự bình an như vậy được gọi là Yog.

Hỡi Arjun, hãy tìm nơi nương tựa trong kiến ​​thức và sự sáng suốt của thần thánh, và từ bỏ những hành động tìm kiếm phần thưởng chắc chắn kém hơn những công việc được thực hiện với trí tuệ được thiết lập trong tri thức thần thánh. Khốn khổ là những người tìm cách tận hưởng thành quả của công việc của họ.

Một người thận trọng thực hành khoa học về công việc mà không có sự ràng buộc có thể thoát khỏi những phản ứng tốt và xấu trong cuộc sống này. Vì vậy, hãy phấn đấu Yog, đó là nghệ thuật làm việc một cách khéo léo (trong ý thức đúng đắn).

Người khôn ngoan được phú cho trí tuệ bình đẳng, từ bỏ chấp trước vào kết quả của hành động, thứ trói buộc người ta vào vòng sinh tử. Bằng cách làm việc trong ý thức như vậy, họ đạt được trạng thái vượt qua mọi đau khổ.

Khi trí tuệ của bạn vượt qua vũng lầy của ảo tưởng, bạn sẽ thờ ơ với những gì đã được nghe và những gì chưa được nghe (về những thú vị trong thế giới này và thế giới tiếp theo).

Khi trí tuệ của bạn không còn bị lôi cuốn bởi các phần hữu ích của kinh Veda và vẫn kiên định trong ý thức thần thánh, lúc đó bạn sẽ đạt được trạng thái Yog hoàn hảo.

Arjun nói: Hỡi Keshav, tư cách của một người nằm trong ý thức thần thánh là gì? Người chứng ngộ nói chuyện như thế nào? Anh ta ngồi như thế nào? Anh ta đi bộ như thế nào?

Chúa tể tối cao đã nói: Hỡi Parth, khi một người loại bỏ tất cả những ham muốn ích kỷ và thèm muốn của các giác quan đang dày vò tâm trí, và trở nên thỏa mãn trong nhận thức về bản thân, thì một người như vậy được cho là có vị trí siêu việt.

Người có tâm trí không bị xáo trộn giữa đau khổ, người không khao khát khoái lạc, và người không dính mắc, sợ hãi và giận dữ, được gọi là nhà hiền triết của trí tuệ vững vàng.

Một người không bị ràng buộc trong mọi điều kiện, không vui mừng trước vận may cũng như không chán nản trước hoạn nạn, anh ta là một nhà hiền triết với kiến ​​thức hoàn hảo.

Người có thể rút các giác quan ra khỏi đồ vật của chúng, giống như con rùa rút chân tay vào mai, được thiết lập trong trí tuệ thần thánh.

Người khao khát có thể hạn chế các giác quan khỏi các đối tượng thưởng thức của họ, nhưng hương vị đối với các đối tượng cảm giác vẫn còn. Tuy nhiên, ngay cả hương vị này cũng không còn đối với những người nhận ra Đấng tối cao.

Hỡi con trai của Kunti, các giác quan rất mạnh mẽ và hỗn loạn, đến nỗi chúng có thể cưỡng bức tâm trí của một người được ban tặng cho sự phân biệt đối xử là người thực hành tự kiểm soát.

Họ được thiết lập trong kiến ​​thức hoàn hảo, những người điều phục các giác quan của họ và giữ cho tâm trí của họ luôn đắm chìm trong Ta.

Trong khi suy ngẫm về các đối tượng của giác quan, người ta phát triển sự gắn bó với chúng. Sự dính mắc dẫn đến ham muốn, và từ ham muốn nảy sinh ra sân hận.

Sự tức giận dẫn đến sự suy xét, dẫn đến sự hoang mang về trí nhớ. Khi trí nhớ hoang mang, trí tuệ bị phá hủy; và khi trí tuệ bị phá hủy, người ta cũng bị hủy hoại.

Nhưng ai kiểm soát được tâm trí, không bị ràng buộc và chán ghét, ngay cả khi đang sử dụng các đối tượng của giác quan, sẽ đạt được Ân điển của Đức Chúa Trời.

Nhờ ân điển thiêng liêng mang lại sự bình an trong đó mọi phiền muộn chấm dứt, và trí tuệ của một người có tâm hồn tĩnh lặng như vậy sẽ sớm trở nên vững chắc trong Đức Chúa Trời.

Nhưng một người vô kỷ luật, không kiểm soát được tâm trí và các giác quan, không thể có trí tuệ kiên quyết cũng như sự suy ngẫm vững vàng về Đức Chúa Trời. Đối với người không bao giờ hiệp nhất tâm trí với Đức Chúa Trời, thì không có sự bình an; và làm sao một người thiếu hòa bình có thể hạnh phúc?

Giống như một cơn gió mạnh cuốn một chiếc thuyền ra khỏi đường đi trên mặt nước, ngay cả một trong những giác quan mà tâm trí tập trung vào đó cũng có thể khiến trí tuệ lạc lối.

Vì vậy, một người đã kiềm chế các giác quan khỏi đồ vật của chúng, Hỡi Arjun vũ trang hùng mạnh, đã được thiết lập vững chắc trong tri thức siêu việt.

Những gì tất cả chúng sinh coi là ngày là đêm của sự ngu dốt đối với người khôn ngoan, và những gì tất cả sinh vật coi là ban đêm là ngày đối với nhà hiền triết nội tâm.

Giống như đại dương vẫn không bị xáo trộn bởi dòng nước không ngừng từ các con sông hòa vào nó, cũng như vậy, nhà hiền triết không bị lay động bất chấp dòng chảy của các đối tượng mong muốn xung quanh mình sẽ đạt được hòa bình, chứ không phải người cố gắng thỏa mãn dục vọng.

Người đó, người từ bỏ mọi ham muốn vật chất và sống thoát khỏi cảm giác tham lam, sở hữu và chủ nghĩa vị kỷ, sẽ đạt được hòa bình hoàn hảo.

Hỡi Parth, đó là trạng thái của một linh hồn đã giác ngộ mà sau khi đạt được nó, người ta sẽ không bao giờ bị mê lầm nữa. Được thiết lập trong ý thức này ngay cả trong giờ chết, một người được giải phóng khỏi vòng quay của sự sống và cái chết và đạt đến Nơi ở tối cao của Thượng đế.