Phân tích loan đầu bằng mô hình hóa các cấu trúc elip của hệ thống trầm tích do sông

Lấy ví dụ với đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam, khi các bạn ở trên máy bay, và nhìn qua ô cửa sổ- hoặc có thể nhìn qua google maps nếu không đi máy bay, sẽ thấy rất nhiều làng mạc hiện nay phát triển có xu hướng của hình elip- đặc biệt với các làng mạc cổ chưa bị đô thị hóa nhiều. Đây là 1 phương pháp khá hay mà tôi vẫn thường áp dụng khi nhìn bản đồ để phân tích mạch.
Cơ sở của nó là: trong quá trình sinh tồn của các cộng đồng người tìm đất sinh sống tại các vùng đồng bằng ngập lụt theo mùa trong quá khứ, họ sẽ tìm đến các vùng đất cao nhất có thể ở đó. Vấn đề là chẳng phải tự nhiên đất có chỗ cao chỗ thấp, chúng phải có luật, phải có lý do vì sao chỗ này cao chỗ kia thấp đặc biệt là đất đồng bằng có độ dốc chỉ vài độ.
Lý do này hoàn toàn có thể xác định được dựa vào kiến thức địa chất trầm tích học. Phần lớn sự phân chia cao thấp của đồng bằng nhìn theo quy mô rộng lớn là do hệ thống đứt gãy mẹ ở 2 bên cánh tạo nền để hình thành các bồn trũng tại vị trí trung tâm của chúng, góc nhìn lớn này tôi sẽ giải thích tại 1 bài khác vì nó thuộc mảng kiến tạo học. Còn sự xuất hiện của hình elip trong địa hình đến từ hoạt động động lực của sông, với quy mô nhỏ hơn và linh động hơn so với hoạt động kiến tạo đứt gãy. Nơi mà: động lực của dòng nước chi phối đến sự tạo hình thù của các dải đất.
Nó theo luật:
1.Động lực dòng chảy lớn thì sẽ cuốn các hạt trầm tích nhỏ như bùn, sét chỉ để lại các hạt nặng như cát, sỏi.
Động lực dòng chảy nhỏ thì sẽ chẳng đủ động lực để cuốn đi vật liệu gì, khiến ở đó chúng lắng đọng các trầm tích mịn như sét, bùn.
2. Động lực dòng chảy lớn khi để lại các hạt cát, chúng có xu hướng hình thành các đụn cát lớn- và đặc biệt là hay có hình dạng “thấu kính, elip”.
Động lực dòng chảy nhỏ thì có xu hướng san bằng các hình dạng thấu kính này.
3. Một dòng sông bao giờ cũng có thể phân đới ra nơi nào có động lực dòng chảy mạnh hơn nơi khác, do đó có thể phân tích thành phần của 1 dòng sông theo động lực dòng chảy, ví dụ: tướng cát lòng sông cổ, tướng đê cát dòng sông cổ, tướng lòng bùn sét bãi bồi lòng sông v.v.
…………………………………………..
Khi dựa vào kiến thức địa chất, và động lực dòng chảy và nhìn thấy các hình khối elip trên mặt đất; và nếu ta nhìn vào cách các công trình kiến trúc đã xây dựng trên đó: đình ở đâu, chùa ở đâu, nghĩa trang ở đâu, hệ thống đường đi có men theo đường bờ của đê ven sông không, chỗ nào xiên chỗ nào thẳng, thì ta đã có 1 thông tin rất rõ nét, rất quan trọng về động lực của vùng đất đó. Do đó, trận đồ hình elip, vốn có thể thiết lập riêng, hay thực tế là phạm vi để xây dựng những ngôi làng đầu tiên trong đặc thù địa chất vùng đồng bằng châu thổ có yếu tố Sông nổi bật, là 1 trận đồ rất cần phải học kỹ.
Please follow and like us:

Viết một bình luận