Cách sử dụng con lắc trong nghiên cứu lý khí và phương trình T=2pi* (l/g)^0,5

Qua các bài trước, chúng ta nhận thấy các dạng trận đồ đặc trưng với các hình dạng khác nhau. Bài này, chúng ta xét thêm 1 yếu tố cần phải hiểu rõ, đó là khoảng cách của các khối đá. Để hiểu được những ngóc ngách sâu xa của vấn đề này, ta cần phải hiểu về đơn vị đo của thời cổ đại. Hệ thống huyền thuật của thế giới hiện nay có thể coi là chia làm 2 dạng tính toán, dạng 1 là đơn vị đo do người sumerian sử dụng tương ứng với đơn vị mét ngày nay. Và dạng đơn vị đo thứ hai có thể lấy đại diện là người Ai cập, người Bắc âu với công trình stonehenge với đơn vị megalithic yard. Trong khi nền tảng của việc phân chia theo 360 hay hệ lục thập phân là của người sumerian thì người Bắc Âu sử dụng hệ phân chia 366. và từ đó nó liên quan đến việc có cơ sở gì mà người bắc âu lại sử dụng đơn vị đo megalithic yard hay người sumerian sử dụng đơn vị mét…… cái lý do ẩn sau đó nó chính là cách sử dụng con lắc kết hợp với phân tích quỹ đạo thiên văn để tạo ra cách sử dụng con lắc đó.
………………………………………
Cách sử dụng con lắc có vẻ bí ẩn này tôi nhận ra là nó rất đơn giản và đã nằm ngay trong công thức mà tất cả chúng ta đã học trong môn vật lý cấp 3: gọi là dao động điều hòa của con lắc. Công thức là: T=2pi* (l/g)^0,5
với T là chu kỳ, l là chiều dài sợi dây, và g là gia tốc trọng trường đã biết có độ lớn xấp xỉ 9,81 m/s^2(phụ thuộc vào vị trí của các nền văn minh ở xích đạo hay ở các vĩ độ cao mà giá trị này có thể thay đổi một chút đến giá trị kích thước chuẩn)
chỉ với công thức quen thuộc này, chúng ta nhận ra cách người xưa biến tất cả kiến thức thiên văn vốn để đo thời gian (thời gian con lắc chạy n chu kỳ) thành đơn vị đo chiều dài (l) với gia tốc trọng trường coi như là không đổi. Mà từ công thức về chiều dài, sẽ tính ra được công thức về trọng lượng khi nền văn minh nào cũng lấy chiều dài chuẩn x3x3 thành 1 khối, và đổ nước đầy khối đó là ra khối lượng chuẩn – giống như cách người sumerian từ đơn vị dm đã tạo ra dm3 và ra đơn vị 1 kg=1 lít nước đổ đầy 1 dm3.
……………………………..
Vậy người xưa tính toán thiên văn thế nào để ra được các đơn vị nền tảng này:
Đầu tiên, cần xác định hành tinh nào là đối tượng tính thời gian, sau đó vẽ lại quỹ đạo hành tinh đó, sau đó xét vận tốc của hành tinh đó đang ở chu kỳ nào (khi nhìn từ trái đất, sẽ có thời điểm hành tinh đi nhanh, hành tinh dừng lại và hành tinh nghịch hành (retrograde)), bỏ các giai đoạn dừng lại và nghịch hành, xác định thời điểm vận tốc hành tinh chạy nhanh nhất, và đếm khoảng thời gian khi hành tinh đi được hết 1 độ trong 366 độ vòng tròn đã phân chia( bắc âu) hoặc 1 độ trong 360 độ(sumerian). Lúc này, để hành tinh nhanh đó đi hết được độ phân chia của 1 độ đã cho trước, trong 1 khoảng thời gian đếm được cho trước, thì chỉ còn tham số độ dài l của dây con lắc đóng vai trò quyết định. Tham số độ dài l đó chính là độ dài tiêu chuẩn quyết định đến toàn bộ các kỹ thuật huyền học sẽ áp dụng cho nền văn minh đó.
Lúc này, công thức trở thành: l=g*((T/2)/pi)^2
và chỉ việc căn chỉnh độ dài của con lắc, người cổ đại xác định được đơn vị chuẩn tắc của thiên văn đối ứng với độ dài, trọng lượng, thể tích áp dụng cho tất cả mọi lĩnh vực kiến trúc xây dựng, đo lường buôn bán, huyền thuật, lý khí, phong thủy, tâm linh v.v. giống như cách chúng ta đang sử dụng đơn vị đo lường mét, lít, kilogram trong cuộc sống vậy.
Các hành tinh được áp dụng trong công thức trên: Kim tinh, mặt trăng và mặt trời.
các con số quan trọng xuất hiện sau khi thực hiện các công thức trên theo cm khi ốp quỹ đạo hình tinh: 83cm; 52cm;100cm; 41,5cm; 30cm. và các bước cộng hưởng harmonic của chúng.
……………………………..
Chia 2 nhưng lại là 1: 2 nền văn minh cổ đại trên có công thức liên thông với nhau dựa trên con số tỉ lệ 5/ (pi+phi). Nó là công thức liên thông quan trọng biến cách phân chia 366 thành 360; biến 2 con số tối quan trọng của tự nhiên pi và phi thành con số 5, một con số quan trọng và cân bằng trong tự nhiên.
…………………………………
qua bài này, không giống như các bài trước nói lên tầm quan trọng cực lớn của địa mạch, bài này tôi nói lên tầm quan trọng cực lớn của thiên văn, trong quá trình định hình các môn lý khí cổ đại của các nền văn minh. Thời đại ngày nay con người thích những cái tính toán được hơn, do đó các môn lý khí như phong thủy lý khí- với nền tảng là thiên văn học- có lẽ là cái mà chúng ta dễ phân tích rộng rãi hơn môn địa mạch- 1 môn tuyệt hay nhưng khó truyền ra ngoài.
Please follow and like us:

Viết một bình luận