Kiến trúc cổ đại và thiên văn học

Các công trình cổ đại thường có 1 kiến thức rất đồ sộ về hệ thống thiên văn, phong thủy, huyền thuật, ẩn giấu tầng tầng lớp lớp trong quá trình chọn lựa, thiết kế, xây dựng nên. Thường thì các công trình được xây dựng 1 là phải dựa vào lực địa, không thì phải dựa vào lực thiên, 3 thì có thể dựa vào lực thủy. 1 trong 3: thiên, địa, thủy thường phải chọn lấy 1. Trong bài viết này, các công trình trên có xu hướng chọn địa mạch làm vị(tất cả các công trình trên đều chọn tại nơi đất rất mạnh, coi như đây là yếu tố tất nhiên và phần ‘ĐỊA’ không được đề cập trong bài viết này), còn hướng— thì sẽ chọn ‘THIÊN’. Vậy thiên pháp trong các công trình này được thể hiện như thế nào, dựa trên quy luật gì, tôi đã dày công cố gắng tìm hiểu các công trình trọng yếu, nổi tiếng, tuy còn thiếu nhiều nhưng cũng là các công trình trọng điểm của nền văn minh nhân loại, và bản thân dân tộc Kinh chúng ta cũng vẫn sử dụng các kiến thức này 1 cách mềm dẻo, ẩn tàng- nằm trong câu: xây nhà ba gian, làm nhà hướng nam, và địa mạch Tý- Ngọ hoặc tam hợp của nó.

Chúng ta sẽ thống nhất 1 số định nghĩa trong bài viết này rằng các công trình trọng điểm tâm linh trên thế giới sẽ gồm 2 điểm cần phải quan tâm khi xét về yếu tố ‘THIÊN’: 1. Điểm trung tâm của công trình trung tâm đó- hay gọi theo cách của tôi là điểm trọng yếu.(thường là trung tâm của nhà, đỉnh của vòm, hoặc nơi trống thoáng chính giữa công trình- đại diện cho không akasha- âm- chủ- nội lực)

2. Điểm để tạo sự kết nối thiên văn- hay gọi đơn giản theo cách của tôi là điểm thiên văn.(thường là 1 hoặc 2 hoặc cả 4 cột của công trình- đại diện cho tứ đại đất nước gió lửa- dương- khách- ngoại lực)

Điểm trọng yếu và điểm thiên văn khi nối lại sẽ tạo ra chiều dài và chiều rộng của quần thể đó, mà nó tạo ra 1 tỉ số. Tỉ số này là tỉ số linh động vì công thức tính ra nó phụ thuộc vào vĩ độ của các công trình tâm linh trên. Nó khác với tỉ số cố định như phi, pi, e. v.v.

Đầu tiên, Với angkor wat,Angkor wat đại diện cho đế chế khmer sử dụng hệ thống kiến trúc, phong thủy vastu và tâm linh văn hóa hindu. Do đó, hướng của đền thờ thần Vishnu có hướng chính tây theo thiên văn (true west).  Ta có: Điểm trọng yếu là điểm chính giữa của tòa tháp trung tâm của đền. Điểm thiên văn là tòa tháp phía bên trái của đền nhìn ra, phần cửa phía tây của đền.

Với đế chế la mã, tòa constantinope có điểm trọng yếu là chính giữa vòm của tòa nhà. Điểm thiên văn là cạnh tường hướng tuất của cửa vào chính hướng mùi, điểm thiên văn còn lại lại nằm ở góc tường của tòa ở hướng dần.

Khi nhìn về nền văn minh của người hindu, như đền taj mahan ở trên, ta thấy điểm trọng yếu là cửa chính của đền; điểm thiên văn là các ngã tư kết nối ở phần sân hướng nam của quần thể đền.

Người Việt Nam cũng có kiến thức như vậy, với mô hình căn bản nhất nhưng bị lệch đi vài độ, còn tỉ số thì vẫn tương ứng với công thức chung áp dụng cho các vị trí có vĩ độ ở Bắc bán cầu. Với điểm trọng yếu là giữa của điện kính thiên, và điểm thiên văn là 4 cột ở góc của điện. Mô hình điểm trọng yếu ở chính giữa và 4 cột ở 4 góc nhà là mô hình căn bản nhất, đơn giản và lâu đời nhất.

Vơí thánh địa Mecca của người hồi giáo, chúng ta có điểm trọng yếu là phiến đá đen black stone kaaba, điểm thiên văn là rìa tường hướng tuất của thánh địa. Thánh địa mecca được thiết kế như 1 dải quạt từ hướng bắc đến hết tây bắc, và chuôi quạt là điểm trọng yếu phiến đá đen là 1 thiết kế rất đặc biệt, thiết kế dải quạt hình tam giác là rất hiếm thấy.

Với toà vatican, chúng ta nhận thấy điểm trọng yếu là obelisco nằm ở giữa quảng trường, điểm chính giữa của hình tròn. Điểm thiên văn là điểm kết thúc của 2 dãy nhà hình cánh cung, hướng chính là hướng đông(mão).

Với tòa washington capital của nước Mỹ, điểm trọng yếu nằm ở chính giữa của đỉnh vòm, điểm thiên văn là 2 góc tường phía Đông của tòa chính giữa.

 

 

Please follow and like us:

Viết một bình luận