Nguyên lý tam hợp của thiên văn

Định luật 9. Tính chất tam hợp của các hành tinh
khi 2 hành tinh có sự khác biệt về trọng lượng đủ lớn: khoảng trên 25 lần thì lực hấp dẫn của chúng sẽ đủ lực để tạo ra các điểm quan trọng mà tại đó, khi các mảnh thiên thạch di chuyển vào sẽ bị tích tụ lại tạo ra các đám mây thiên thạch gọi là các điểm Lagrange point. Trong hình hiển thị 5 điểm lagrange point từ L1 đến L5. Trong đó, L1,L2,L3 luôn luôn là điểm thẳng hàng với đường nối 2 hành tinh, điển hình là Mặt Trời và Mộc tinh. Và 2 điểm quan trọng nhất là điểm L4,L5 luôn luôn tạo 1 góc 60 độ so với đường thẳng nối 2 hành tinh. Trong hệ mặt trời, 2 điểm L4,L5 nổi tiếng nhất có tên gọi là Trojan đến từ sự tương tác lực hấp dẫn giữa mặt trời và mộc tinh, 2 sao lớn nhất trong hệ mặt trời. Ngoài ra, còn nhiều điểm L4,L5 quan trọng khác nên được xét đến như giữa trái đất với mặt trăng v.v.
Để hiển thị được mô hình các điểm lagrange một cách đơn giản nhất, có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình python để chạy như sau:
#khai báo thư viện hỗ trợ
from __future__ import print_function, division
from PyAstronomy import pyasl
import numpy as np
import matplotlib.pylab as plt
# tạo trục tọa độ x,y
x, y = np.linspace(-1.5, 2, 300), np.linspace(-1.6, 1.6, 300)
xx, yy = np.meshgrid(x, y)
# lập trong hệ mặt phẳng nên z=0
z = 0
# mô hình hóa nên sử dụng tỉ lệ trọng lượng 2 hành tinh =q
q = 0.2
#giá trị q có thể thay đổi để tạo ra các phiên bản mô hình hóa dựa trên giá trị trọng trường thật của bất kỳ hành tinh nào cần tính trong hệ mặt trời. ví dụ về ảnh tại phần comment có đưa về phiên bản mô hình khi q =0.05 (Tức tỉ lệ trọng lượng giữa hành tinh lớn hơn và nhỏ hơn là 20 lần)
p = pyasl.rochepot_dl(xx, yy, z, q)
# xác định vị trí các điểm Lagrange points
l1, l1pot = pyasl.get_lagrange_1(q)
l2, l2pot = pyasl.get_lagrange_2(q)
l3, l3pot = pyasl.get_lagrange_3(q)
l4, l5 = pyasl.get_lagrange_4(), pyasl.get_lagrange_5()
l4pot = pyasl.rochepot_dl(l4[0], l4[1], l4[2], q)
l5pot = pyasl.rochepot_dl(l5[0], l5[1], l5[2], q)
# tạo ra khung hình kích thước 15×15 pixel
fig= plt.figure(figsize = (15, 15))
# Vẽ các dòng lực có cùng mức giá trị bằng hàm matplotlib.pyplot.contour với color g=green, b=blue,r =red
plt.contour(p, [l5pot*1.02, l3pot, l2pot, l1pot], colors=[‘g’, ‘c’, ‘b’, ‘r’], extent=[-1.5, 2, -1.6, 1.6])
# Lập các điểm từ L1 đến L5 lên khung hình
plt.text(l1, 0, ‘L1′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l2, 0, ‘L2′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l3, 0, ‘L3′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l4[0], l4[1], ‘L4′, horizontalalignment=’center’)
plt.text(l5[0], l5[1], ‘L5′, horizontalalignment=’center’)
# Lưu dữ liệu vào desktop với tên : anh.jpg
plt.savefig(“C:/Users/Administrator/Desktop/”+ ‘anh.jpg’)
#hiển thị kết quả
plt.show()
——————————–
Tính chất tam hợp của thiên, hay của địa đều được ứng dụng nhiều trong phong thủy, cũng như trong các môn nhân mệnh như chiêm tinh, tử vi mà tôi sẽ giải thích nhiều hơn trong các bài sau
Please follow and like us:

Viết một bình luận