Nhật ký phong thủy địa mạch (P3)- Kiến trúc cổ đại và công nghệ tàng hình

Tôi được tiếp cận với những kiến thức về kiến trúc cổ đại qua 1 bài viết của 1 kỹ sư quân sự radar người Anh, ông đã nói về các kỹ thuật xây dựng từ vài nghìn năm trước có những tính chất rất giống với cách chúng ta phát triển công nghệ tàng hình cho máy bay quân sự ngày nay. Về mặt nguyên lý, người xưa đã sử dụng các loại đá trộn lẫn vào nhau để xây những tòa tháp cao và đặt chúng tại những vị trí đất có năng lượng cực cao (tây gọi là vortex, các điểm xoáy năng lượng, ta thì gọi là huyệt), các tòa tháp này với chiều cao đã được tính toán trước có chức năng phát tán nguồn năng lượng địa mạch lan ra xa hơn thông thường (sau vài năm thì tôi biết được rằng chiều cao này tương thích với dải tần radio vũ trụ phát ra từ chòm cung thủ Sagittarius A)- mà việc biết được tần số với độ dài bước sóng lại liên quan đến phương trình lamda= v/f sau đó vài nghìn năm lịch sử, về vật liệu để xây dựng lại là sự phối trộn giữa các loại đá có đặc tính thuận từ với các loại đá có tính nghịch từ. Các loại đá có thể cắt thành những khối lớn, 1 số loại lại được đập nhuyễn ra trộn với 1 số chất gắn kết để tạo thành xi măng- tức về nguyên lý vẫn phải tuân theo tính chất từ trường của loại đá.
Khi tiếp cận đến giai đoạn này, tôi nhận thấy đây là 1 lối phong thủy hệ thiên cực kỳ cổ đại và nó đã có hệ thống từ lâu nhưng vẫn trong vòng bí mật (dòng địa chỉ quan tâm đến địa mạch, dòng thiên theo lối này lại là cách xây dựng các công trình sao cho thu được tốt nhất năng lượng từ cả hệ địa và hệ thiên), 1 số câu hỏi từ đó khiến tôi phải suy nghĩ và tìm lời giả đáp:
1. Bản chất các bộ phận cấu thành tòa tháp- tương ứng với tất cả các dòng kiến trúc cổ đại đến từ Bắc Âu đến Tây Tạng, Trung Đông đến Đông Á v.v. đều xây dựng các tòa tháp tại các vị trí đối với họ là linh thiêng, thì các bộ phận riêng biệt của tòa tháp sẽ phản ứng thế nào với các dạng sóng điện từ trường đến từ các chòm sao (thiên) và từ địa mạch trái đất (địa). Ví dụ tháp bắc âu liên quan đến chòm sagittarius A?
2. Làm thế nào để chế tạo ra vật liệu có các đặc trưng tương tác với sóng điện từ như sau: Phản xạ sóng điện từ, Hấp thụ sóng điện từ, tán xạ sóng điện từ, tập trung sóng điện từ trong vật liệu?
3. Cách thiết kế kiến trúc như thế nào để tạo ra sự phản xạ hay hấp thụ sóng hiệu quả nhất?
4. Các đơn vị cổ đại từ các nền văn minh vì sao lấy kích thước của hoàng gia cổ đại ai cập làm đơn vị chuẩn?
Phải mất vài năm loay hoay đi tìm lời giải đáp, tôi gần như không tìm ra lời giải đáp, cho đến khi vô tình đọc về công nghệ tàng hình máy bay trong khoa học quân sự thì có thể cho tôi vài nguyên lý cốt lõi. Về mặt nguyên lý, máy bay muốn tàng hình thì các chùm sóng radar phát ra từ hệ thống phòng không khi tương tác vào máy bay phải bị hấp thụ càng nhiều càng tốt, bởi nếu phản xạ thì hệ thống phòng không sẽ phát hiện ra được máy bay đó, do đó vật liệu được phủ bên ngoài máy bay sẽ là loại vật liệu hấp thụ sóng điện từ chứ không thể là vật liệu phản xạ sóng điện từ được.
Bỏ qua các công nghệ phát radar chủ động với cường độ bằng nhưng ngược pha với hệ thống phòng không để triệt sóng, thiết kế sao cho ít góc phản xạ nhất có thể để giảm độ phản xạ thì công nghệ tàng hình mà tôi có thể tiếp cận được là: vật liệu hấp thụ sóng radar và kiến trúc để hấp thụ sóng radar. Sóng điện từ do có 2 thành phần là phần điện trường và phần từ trường do đó trong loại vật liệu hấp thụ sóng này sẽ gồm 2 loại vật liệu chính, 1 là loại dẫn điện cao 2 là loại có độ thẩm từ tốt; để nâng cao được hiệu suất hấp phụ thì tỉ lệ giữa 2 loại vật liệu này sẽ phải được tính toán- 2 loại vật liệu chính lại được phối trộn với 1 số các vật liệu phụ khác để làm tăng đặc tính hấp thụ sóng gọi chung là chất trộn- được bao bọc trong 1 loại vật liệu khác không dẫn điện gọi là chất mang, thường được làm từ nhựa có đặc tính chịu nhiệt, cơ học cao.
Lớp vật liệu trên máy bay này, hay lớp tường bao bọc các công trình cổ đại có năng lượng cao, tôi đều nhận thấy có 1 tính chất chung: Đó là chuyển năng lượng của sóng điện từ thành nhiệt, với hiệu ứng của thời đại ngày nay thì mạnh hơn nhiều và mang tính nhân tạo- khi phải thiết kế hệ thống quạt làm mát trong máy bay quân sự vì sóng radar từ hệ thống phòng không đối phương tạo ra nguồn phát sóng rất mạnh, các vật liệu hấp thụ sóng vì chuyển hóa quá nhiều sóng điện từ mà sinh ra nhiệt năng lớn. Còn với các công trình cổ đại là thu khí một cách tự nhiên, đến bao nhiêu nhận bấy nhiêu, hay có thể gọi là tạo ra nguồn sinh khí, dương khí có nhiệt tính 1 cách tự nhiên từ việc hiểu sự vận hành của trái đất và vũ trụ- tôi coi đây cũng chính là 1 phần bản chất của phong thủy , khi chúng ta tính toán tiếp sự tương tác của các trường sóng điện từ với đối tượng là nước và không khí. Có lẽ rằng, khi nghiên cứu một ngưỡng sâu nào đó , thì tôi nhận thấy không còn ranh giới giữa khoa học cổ đại và khoa học hiện đại, không còn ranh giới giữa phương đông và phương tây, và khi khoa học quân sự càng phát triển thì lại càng là 1 nguồn tài liệu quý giá để tìm hiểu về khoa học cổ đại chăng!
Please follow and like us:

Viết một bình luận