Thảo luận về Đại ngũ hành Pancha maha bhoota

Đại ngũ hành Pancha maha bhoota( tiếng Phạn : पञ्चभूत , पञ्चमहाभूत) là 5 nguyên tố cơ bản gồm: Vayu hành khí, Agni hành hỏa, Jal hành nước, Prithvi hành đất và hành không Akasha. Trong lịch sử, có sự thay đổi trong góc nhìn là có 4 hành gồm hành đất nước gió lửa còn hành tổng hợp akasha- do sự trừu tượng, và có gì đó vượt trên 4 hành còn lại mà không được xét là một hành nữa, mà nó được sử dụng như 1 nguồn lực vô hình vượt trội hơn 4 hành còn lại, tạm gọi là hành không, tiếng anh dịch là Space. Trong khi các giai đoạn trước thời đức phật sử dụng pancha maha bhoota 5 hành, thì phật giáo sử dụng 4 hành gọi là tứ đại đất nước gió lửa, như bánh xe kết nối tứ hành. 1 ví dụ được mô tả như sau về sự vận hành của tứ đại: Mỗi bước chân là chu kỳ dịch chuyển của tứ đại, hành khí là sự khởi đầu, động lực để bước chân lên, tiếp đến hành lửa bốc cao là lúc chân giơ cao nhất so với mặt đất, hành nước lạnh, đi xuống là lúc chân bắt đầu đi xuống, hành đất hứng chịu là lúc chân chạm vào mặt đất; cứ lặp lại chu kỳ như thế mỗi bước chân, mỗi hơi thở đều có tứ hành trong đó. Và qua mỗi chu kỳ, hành không akasha lại được tích lại thêm 1 chút.
Tiếng anh dịch hành không là space hay không gian, nhưng chúng ta cần hiểu không gian ở đây không phải là không gian của không có gì; mà ngược lại akasha là không gian của cái tồn tại. Ví dụ như chúng ta có thể nghĩ rằng cơ thể chúng ta có hình dạng như thế này là do hành akasha của bản thân chúng ta có hình dạng đúng như thế, chúng ta có 5 ngón tay bởi chúng ta có quyền được tồn tại 5 ngón tay.
Cái điểm tương đồng lớn nhất của ngũ hành Ấn độ với ngũ hành của Trung Quốc đó là sự tương đồng của akasha và sự tương đồng của hành thổ khi nhìn theo cấu trúc của lạc thư. Càng tìm hiểu sâu hơn về nó, tôi nhận thấy sự xuất hiện của lạc thư trong tất cả các nền văn minh trên thế giới đặc biệt ở Trung Quốc, Ấn độ, Lưỡng Hà và châu âu. Tôi vẫn nhớ tôi đã ngạc nhiên vô cùng khi nhìn cách phân tích lạc thư của người da đỏ, sự tính toán và ghép cặp của chỉ 9 con số trong lạc thư thành các bộ số hàng chục và hàng trăm là góc nhìn vô cùng lạ nhưng cũng cho thấy mỗi bảng lạc thư- vốn là cái gốc của mọi môn phái huyền học còn vô cùng nhiều cái để nghiên cứu. Trở lại với câu truyện về đại ngũ hành, hành akasha tương ứng với hành thổ và tương ứng với số 5 của lạc thư- tức tại trung cung của lạc thư. “Vạn vật quy thổ”, hay “thập toàn- 10 cái đẹp” của văn hóa Trung Quốc chính là đồng nghĩa với akasha.
Một vấn đề quan trọng mà vì sao tôi phải liên tục nói về ngũ hành, bởi người Ấn sử dụng ngũ hành để tu luyện rất nhiều, và có sự logic chặt chẽ, chắc chắn về cấu trúc và trùng khít với các con số vận hành trong lạc thư.
Chữ “khởi thủy” là 1 từ tương đối quen thuộc, tuy nhiên ứng với sự khởi phát đầu tiên là hướng Bắc số 1 trong lạc thư mới ứng với chữ này, và cặp 1-6 tức hành khí vayu chính là sự khởi đầu, sự tạo động lực đầu tiên cho lối tu tập tâm linh dựa vào ngũ hành. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng, hành khí 1-6 vayu là hành khởi đầu, có tính chất dễ thay đổi nhất trong các hành, do đó tập trung vào tập hành khí vayu dễ đạt được thành tựu nhất trong giai đoạn ban đầu, lối tập vayu có thể tương ứng với lối điều khí pranayama trong yoga. Con đường huyền học sẽ dễ hơn nhiều nếu tập trung vào hành khí, và để từ đó – chúng ta có hành tiếp theo là hành lửa Agni. Hành lửa Agni nó giống như niềm tin vậy, và niềm tin đó chỉ có khi người đó đã có chút thành tự về mặt khí, lúc đó mới có niềm tin mà tập tiếp. Nhiều người không tin tâm linh bởi bản thân cả đời chưa bao giờ biết tập khí là gì, và có người không tin tâm linh bởi tập khí mãi mà chẳng thấy gì…. lúc đó có thể coi việc phát triển mỗi hành khí ban đầu đã không làm được thì họ coi như không có duyên và không cần phải tin vào các lực tâm linh nữa.
Khi đã có chút hiểu biết về hành khí đủ để tin, và đã tin đủ để bắt đầu cảm nhận được sự yêu thương, và trân trọng vô cùng với các lực vô hình của tự nhiên- đó là lúc ta chạm đến hành nước Jal; hành nước Jal cũng có thể được miêu tả như cảm giác vui như trẻ con thích nghịch nước vậy . Và khi có sự yêu thương, trân trọng chúng ta có sự an toàn, vững chãi và nguồn sinh lực của hành đất Prithvi. Thường thì, trong phong thủy cổ vốn có 2 lối chính, 1 lối đại diện cho chú trọng vào hành khí vayu: tức có sự thay đổi tốt nhanh, có động lực để khởi 1 cái gì đó tuy nhiên không lâu bền, tượng trưng cho các lối thuộc thiên lực; và lối còn lại chú trọng vào hành đất Prithvi 2-7: thích sự vững chãi, an lành, giàu sinh lực một cách lâu bền nhưng do hành đất chậm chạp cần thời gian để có tác dụng, tượng trưng cho các lối thuộc địa lực. Và nếu như, người thày phong thủy có thể khiến cho những người được xem nhà hiểu về cách vận hành của khí vayu 16, và địa prithvi 37 thì qua quá trình sinh hoạt, sống trong căn nhà đó mà tự họ sẽ tạo thêm được qua quá trình tu tập và giao thoa với tự nhiên hành tổng lực akasha 5 hơn.
Vì có cấu trúc tương tự như lạc thư, chúng ta nhận ra hành vayu khí 16 ở ngực luân xa 4 với hành lửa Agni 49 ở luân xa 3 tạo ra cặp số 16-49 là 1 phía tức phía trên cơ thể; trong khi hành nước 38 và hành đất 27 tạo ra cặp số 27-38 ở phía dưới cơ thể; nó là cách phân thượng hạ của cơ thể cũng như phân âm dương; vì cách diễn giải của các lực trong ấn giáo có xu hướng giống bên châu âu tức coi có 3 lực là âm, dương, và sự hợp nhất âm dương tức số 5 akasha- sẽ khác với lối phân chia 2 lực âm, dương của người Trung Quốc, cũng như lối chia kinh mạch của người Ấn coi có 3 trục kinh lạc chính gọi là 3 nadi gồm nadi trung tâm shushumma, nadi bên trái ida và nadi bên phải pingala; cũng khác với với phân chia 2 mạch nhâm đốc của người Trung Quốc- do đó chúng ta chỉ cần nhớ bản chất như trên tôi đã phân tích, sự khác biệt là do góc nhìn- khi người ấn tính thêm 1 lực chính để phân biệt với âm, dương là sự phối trộn âm dương- gọi là bộ ba lực trinity.
Có lẽ với những ai đã tìm hiểu sâu về các môn phái phong thủy như phi tinh,bát trạch, liên thành v.v. thì chúng ta đã thấy sự trùng lặp bản chất của việc hình thành các bộ môn này với lối phân tích đại ngũ hành pancha maha bhoota dựa trên cấu trúc lạc thư như trên tôi đã viết. Với môn phái phong thủy tam hợp, thì tôi thấy chúng có điểm trùng nhiều khi xét theo 4 đại đất nước gió lửa hơn, bởi khi tứ đại đất nước gió lửa nhân ba và sắp xếp đều trong cấu trúc của 12 cung- thì chúng ta sẽ có được các tam hợp tứ hành gồm tam hợp hành hỏa dharma trikona tượng trưng cho tam hợp pháp, hay tam hợp hành nước moskva trikona tượng trưng cho tam hợp giác ngộ. các hành này xoay vần theo từ hành lửa đến hành đất đến hành khí và đến hành nước tạo ra chu kỳ khép kín giống như hình ảnh bên dưới là đồ hình chuẩn xác nhất về cấu trúc tứ hành.
Dù có như thế nào, trong các môn phong thủy từ cổ chí kim đến nay, từ phương Tây đến phương Đông, tứ hành được sử dụng để tính toán rất nhiều và cố gắng làm sao cho chúng ghép cặp, và tạo ra được sự hợp thập tức hợp nhất về hành không akasha. Tuy nhiên, khi đến hành không akasha rồi thì tính toán ra sao nữa thì tôi thấy không có sách nào nói đến- bởi vì akasha là hành không thể tính toán, mà chỉ có thể trải nghiệm qua việc tập luyện, cố gắng trải nghiệm, tương tác với nó, bởi nó đến từ không gian vũ trụ- tôi vẫn coi nó thuộc về hệ thiên nhiều hơn so với hệ địa, và do đó, tôi tạm gọi nó là “thiên không akasha”.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về Đại ngũ hành pancha maha bhoota, là góc nhìn tổng hợp của tác giả về vai trò của học thuyết đại ngũ hành ứng dụng trong mọi môn huyền học, có thể sai hoặc đúng với các bạn mong các bạn coi như là đọc cho vui.
Please follow and like us:

Viết một bình luận