Trận đồ nên có tâm hay không? Góc nhìn từ phân tích 1 trận đồ thực tế

Các trận đồ đá cổ đại thường được nghiên cứu bởi các chuyên gia khảo cổ, lịch sử, văn hóa và thiên văn, thì thường sẽ phát hiện ra các quy luật của việc lập trận này sẽ tương ứng với cách tính thời gian, cách tính quỹ đạo của một số hành tinh trong hệ mặt trời như nhật nguyệt, mộc tinh thổ tinh kim tinh v.v., hoặc các định tinh quan trọng, cả ở các chòm trong đường hoàng đạo như aldebaran,altares, pegasus v.v. và ngoài đường hoàng đạo như chòm orion, bắc đẩu.
Vì các trận đồ này vốn đã được xây dựng ít cũng 3000 năm trước, do đó cần các thuật toán nghịch chuyển thiên văn để tìm lại vị trí tương đối của các định tinh vào đúng thời điểm đó để đặt vị trí các khối đá chính xác theo góc nhìn của người thời đó- do đó nó cần sự tham gia của nhóm toán học.
Từ các dữ liệu quan trọng đó, khi đã xác định lại được các hình dạng nguyên bản nhất của trận đồ,
Tôi đã sử dụng các thuật toán riêng biệt cho chạy bản đồ, và các dữ liệu khác như thành phần khoáng vật của các khối đá, địa tầng và kiến tạo của cuộc đất xung quanh, hình dạng của thế đất, đặc tính bồi đọng hay đào khoét của hệ thống sông ngòi, hướng vận hành của địa mạch vùng đất đó, để xác định vì sao người xưa đã đặt những công trình vòng tròn đá tại đó mà không phải ở nơi khác.
Ảnh trên ví dụ minh họa về 1 khu vực trong tổng số 50 khu vực tôi đang thí điểm thử nghiệm mô hình, cho thấy hướng chủ đạo của mạch đất vùng này là hướng Đông Bắc, và cột đá vòng trong(inner pillar)- không phải ở vị trí trung tâm trận, đặt tại vị trí phía Tây Nam(Tọa), và hướng về Đông Bắc (hướng). Người xưa đánh dấu vị trí tây nam này bằng một loại đá thạch anh, khác hẳn các khối đá granit còn lại; và tại hướng Đông Bắc có tổ hợp 4 khối đá chụm vào nhau thay vì 1 khối đá như chỗ khác. Với cách định hình rõ ràng về trục Đông Bắc- Tây Nam tức trục Cấn- Khôn này thì quan điểm của tôi là nó tương ứng với quỹ đạo của Mặt Trăng.
Phần lớn các trận đồ đá của vùng này(vùng tây nam nước Anh), từ đơn giản đến phức tạp đều không có tâm trận, không có khối đá nào đặt tại chính giữa cả; mà thường đặt lệch đi 1 khoảng cách nhất định mà khi tôi áp dụng thực tế theo nguyên lý của họ trong vài năm trở lại đây, tôi thấy đó là 1 nguyên lý rất hiệu quả khi tương tác với mạch đất mà không gây ra các phản ứng tiêu cực.
1 lưu ý quan trọng: Tất cả các bài từ 1 đến 6 đều là các dạng trận không phải hình tròn, chúng là các dạng trận đồ có sự xác định rõ ràng tọa và hướng- do đó đều được xếp vào dạng trận bắt buộc phải biết về địa mạch, nếu không biết chắc chắn mà sử dụng thì dễ gây ra rối loạn mạch- là 1 điều rất tai hại trong môn địa lý. Nếu như không biết địa mạch, thì bắt buộc phải sử dụng dạng trận hình tròn- theo 1 cách nào đó tôi gọi là an toàn, dễ dùng hơn nhiều so với các dạng trận tôi đã miêu tả từ phần 1 đến 6 này. Vì sao tôi lại nói về những dạng trận khó hơn đầu tiên, bởi vì chúng là những dạng trận nêu bật lên tầm tối quan trọng của địa mạch, nếu nắm chắc được những dạng trận này trước, thì ta mới thấy được cái hay của mạch đất.
Please follow and like us:

Viết một bình luận