Từ tịnh tiến số tự nhiên đến lạc thư

Có lẽ để mọi người hiểu rõ hơn về con đường kết nối của toán học đến huyền học, thì 1 phương pháp tương đối đơn giản là đưa ra mối liên hệ sâu xa giữa 1 bên là bảng đếm số mà học sinh lớp 1 cũng đếm được: đó là đếm số từ 1 đến 108. Và hai là: bảng ma phương 3×3 lạc thư, nền tảng của mọi môn phong thủy hay các môn huyền học khác không chỉ của trung hoa mà cả ấn độ, lưỡng hà và phương tây. Các yantra cổ đại của ấn độ rất hay khi hệ thống bảng của họ có 1 nửa dưới thể hiện cho lạc thư, nửa trên lại thể hiện cho số tự nhiên với ranh giới là đường chéo 258 trong bảng lạc thư- ứng với trục Cấn- khôn của la bàn phong thủy 24 sơn. Điều đó có ý nghĩa gì, điều đó muốn nói lên rằng hệ số đếm tịnh tiến như vậy khi cộng lại với nhau tức mod 9, (1 bài viết khá lâu trước đó tôi nói là mod 10 là lạc thư và mod 9 là hà đồ) tại phần nửa trên của các yantra là thể hiện cho hà đồ, hà đồ là thể hiện các số tịnh tiến như đếm số của học sinh lớp 1 vậy, nửa dưới là lạc thư. Từ đó, tôi nhận ra rằng chắc chắn có dấu vết khi thiết lập bảng ma trận 3×3 cho số tự nhiên và tìm manh mối logic về lạc thư chuyển hóa ra sao khi cho số tự nhiên chạy liên tục từ 1 đến vô cùng. Các ảnh bên dưới thể hiện từng bước 1 cho sự biến đổi từ ma trận 3×3 số tự nhiên khi biến chuyển thành hình thoi (pháp toán học cổ đại có 1 pháp gọi là kim cương hóa ma trận,nó đơn giản thôi tức là nhìn nghiêng 1 góc 45 độ 1 hình vuông thì trật tự các số xếp thành hình thoi) sau đó 4 số chẵn âm 2,4,6,8 đứng yên; 4 số dương lẻ 13 79 xoay vần ngược nhau 180 độ. Sau đó, ép 4 số dương lẻ 1379 này vào sao cho thành hình vuông thì chúng ta có gì: lạc thư xuất hiện. Tuy nhiên, ta không thể hiện số lạc thư thông thường, ta phải thực hiện phép đảo ngược 45 độ lại 1 lần nữa để ra bảng của hình 5, đó là bảng ta sẽ sử dụng để truy tìm tính quy luật số học của cột lạc thư so với quy luật tịnh tiến đếm số ở cột hà đồ.
Cái hay nhất của nó là, khi ta cho chạy số từ 1 đến 9 thì xuất hiện nền lạc thư. Khi cho chạy tiếp từ số 10 đến 18 mod 10, ta thấy xuất hiện số 0, ta gọi là số 0 sinh ra đầu tiên tại vị trí tây bắc của ma phương 3×3. Tiếp tục tịnh tiến số, ta thấy số 0 sẽ chạy theo đúng đường lường thiên xích. Đến số tự nhiên 90, con số 0 đã chạy đến cuối con đường của nó. Đến số 99, số 0 biến mất, chỉ còn lại cái nền cũ là lạc thư. Và đến số 108, số 0 hồi sinh trở lại. Các con số lớn hơn 108 thể hiện vòng lặp lại của số 0, cho nên đến số 108 là dừng cho 1 chu trình sinh diệt của số 0. Ý nghĩa toán học của sự tịnh tiến số tự nhiên (hà đồ) cuối cùng lại có sự trùng khít với chu kỳ sinh ra, phát triển, chết đi và lại sinh ra (theo quỹ đạo lường thiên xích) của 1 con số đại diện là số 0 đôi khi tôi thấy như cuộc đời của 1 con người vậy. Trong phật giáo có nói đến 108 vị phật, 108 nỗi khổ của đời người. Trong văn hóa lưỡng hà, 108 thể hiện cho 108 pada vùng trời dùng cho vedic astrology; trong các trận đồ bánh xe năng lượng của văn minh maya có 36 số x3 cũng bằng 108. Nó là 1 con số có lẽ còn nhiều ý nghĩa hơn thế về mặt huyền học mà tôi chưa hiểu hết được, nhưng về mặt toán học, mối liên kết này đã khiến tôi suy ngẫm khá lâu, cũng đã viết bài về con số này khá lâu nhưng không giải thích, nay tôi giải thích kĩ cho mọi người cùng hiểu và suy ngẫm tiếp.
Please follow and like us:

Viết một bình luận