Vài lời nói với học trò về lạc thư

Bạn Minh hỏi: Thưa thầy mối liên hệ giữa âm dương với ngũ hành, và ngũ hành với bát quái là gì ạ?
Trả lời: Chúng ta có lẽ đều đã được nghe câu : “Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái” rất là nhiều rồi. Nó được giải nghĩa bởi nhiều người, qua nhiều thế hệ rồi, tuy nhiên thầy sẽ giải nghĩa câu nói này theo 1 cách riêng để trả lời câu hỏi của em.
Đầu tiên, cần phải nhìn vào bảng lạc thư để đối sánh với các câu nói ở trên, và hãy nghĩ về lạc thư theo 2 góc nhìn, bởi cách suy nghĩ của 2 nền văn minh là Ấn Độ- phương tây (phương tây giống ấn độ đều dùng tứ hành nay gộp chung là ấn độ) và Trung Quốc, chỉ có sự đa dạng góc nhìn thì mới có sự hiểu rõ hơn về đặc thù huyền thuật của mỗi quốc gia. Cả 2 nền đều coi cái vô (trung quốc) hay hành akasha ( tính không) đều nằm ở trung tâm của lạc thư- tức số 5. Từ số 5 này mới tạo ra được các phiến số khác phủ khắp hệ thống cơ số đếm thập phân mà chúng ta dùng 1,2,3,4,6,7,8,9. Tuy nhiên, trong hệ thống thập phân, thì phải hiểu là cả hai hệ thống đều ghép cặp số hết, và họ ghép cặp như sau: Từ số 5 đẻ ra 2 cánh giống như chữ vạn mà ta vẫn thấy trong ký hiệu của Phật giáo. Cánh chữ vạn thứ nhất sẽ có số là : 1-6-4-9 không tách rời- đại diện cho dương. Cánh chữ vạn thứ hai sẽ có số là: 2-7-3-8 không tách rời đại diện cho âm. Lúc này nó ứng với câu Thái cực sinh lưỡng nghi của đạo giáo.
Tiếp theo sẽ là câu lưỡng nghi sinh tứ tượng: thì vẫn dựa theo logic về sự phân chia: lúc này số 1-6-4-9 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách ra thành 2 số: 1-6 không tách rời và 4-9 không tách rời, bản chất dương lúc này đã tách ra làm 2 và đạo giáo gọi là thái dương và thiếu dương. Còn số 2-7-3-8 không tách rời lúc trước đã có sự phân tách thành 2 số: 2-7 và 3-8 gọi là thái âm và thiếu âm. Câu lưỡng nghĩ sinh tứ tượng là cái gốc của khai triển các pháp, là cái cấu trúc lõi huyền thuật mà cả 2 nền trung hoa và ấn độ còn rất giống nhau, bởi ấn độ sử dụng toàn là tứ tượng pháp hết mà chúng ta gọi là tứ đại, thân tứ đại đất nước gió lửa đều là nằm ở câu nói này. 1-6 hành khí vayu, 2-7 hành đất prithvi, 3-8 hành nước jal, và 4-9 hành lửa agni. Ví dụ: chúng ta thấy qua 1 phép điều khí thuần hoả của người Ấn sẽ thấy sự vận dụng của triết lý tứ đại như sau: Lưỡi đặt tại huyệt ngân giao tức tại vị trí hoả, 2 ngón tay trỏ tượng trưng cho dương khí, và ngón cái tượng trưng cho dương hoả chạm vào nhau tạo thành dương quyết, và lưng thẳng, đầu gập cằm tì vào ngực tạo ra khoá (bandha)dương là 3 điểm (tam hợp) khoá dương trong 1 lần điều khí.
Lúc này, em đã thấy mối liên kết giữa học thuyết âm dương với học thuyết về ngũ hành- hoặc tứ hành của ấn độ. Đừng ngại về sự khác biệt đôi chút về ngũ hành và tứ hành, bản chất của chúng đều được tạo ra từ sự quan sát bầu trời của người xưa, nhưng vì người ấn họ nhìn bầu trời theo kiểu cái gì giống nhau thì gộp lại là 1, và họ nhìn nghiêng bầu trời còn người trung quốc lại gộp kiểu cái gì thiếu thì sẽ cặp với cái thừa, và nhìn thẳng bầu trời; do 2 kiểu nhìn khác nhau với cùng 1 sự vật là các vì sao trên bầu trời mà có sự lệch, còn bản chất là như nhau không khác biệt. Do đó, câu lưỡng nghi sinh tứ tượng lại có thể trở thành 1 chuỗi những phương trình để miêu tả tính chất quỹ đạo di chuyển của các hành tinh trên bầu trời sao cho trùng khít với hệ thống lý luận huyền thuật của cả ấn độ và trung quốc, mỗi hệ thống giống nhau từ đầu đến cuối vài trăm dòng code phương trình, lúc cuối chỉ chỉnh thêm vài dòng code phương trình là miêu tả được sự khác biệt của 2 phía.
Tiếp theo, câu tứ tượng sinh bát quái: lúc này theo logic thì cặp số 1-6 sẽ tách thành số 1 và số 6 tức quái khảm và quái càn; số 2-7 tách thành số 2 và số 7 tức quái khôn và quái đoài; số 3-8 tách thành số 3 và số 8 tức quái chấn và quái cấn, số 4-9 tách thành số 4 và số 9 tức quái tốn và quái ly. Sự tách này lúc này đã phân chia ranh giới rõ ràng, như lạc thư qua mỗi con số đều có ranh giới phân chia thành bảng lạc thư 3 hàng 3 cột, với số 5 ở giữa. Lúc này, là con đường riêng của huyền thuật trung quốc, ấn độ họ không tách thêm từ tứ đại nữa, họ dừng ở số 4 là cái nền tảng phân chia vậy là đủ, còn các sự phân chia nhỏ hơn thì đều sẽ quy về tứ đại hết như hệ thống 27, 108, 120 cũng sẽ quy về 4. Còn trung quốc họ chia thành số 8, do đó lúc này câu hỏi của em về sự liên kết giữa ngũ hành với bát quái nằm ở đâu, thì câu trả lời như ở trên có lẽ em đã hiểu.
Lưu ý để em hiểu thêm: Cái khái niệm hành thì người trung quốc dù coi trọng hành thổ, hành thổ là trung tâm của mọi hành thì họ vẫn có xu hướng đếm số hành thổ là 1 trong 5 hành; còn với người ấn, họ đẩy cao vai trò của hành thổ- hay hành không lên đến mức nó vượt ngưỡng vai trò để gọi là 1 hành giống như 4 hành còn lại- đã là không rồi thì không có gì có thể miêu tả, không thể miêu tả được- do đó không đếm được- và thậm chí khi đến các môn cao cấp hơn khi sử dụng các bộ tam hợp hay bộ tứ xung vào tính toán thì cũng phải bỏ các thông số liên quan đến số 0 và 5 tương ứng với hành thổ ra mới dùng được- vậy nay ngũ hành chỉ còn lại tứ hành. Việc nghiên cứu cái gốc rễ của âm dương ngũ hành của cả trung quốc hay ấn độ hay phương tây (phương tây giống ấn sử dụng tứ hành) nhằm làm em có tính linh động và vững vàng hơn với mọi ý kiến có thể xảy đến trong con đường học tập huyền thuật của mình, giới huyền thuật có tính tranh cãi và đố kỵ vô cùng nhiều, nên em cần có sự linh động để ứng phó với mọi vấn đề sẽ đến với em.
Please follow and like us:

Viết một bình luận