Vector thuỷ động lực cho vùng ven sông Hồng- Thuỷ pháp nhằm xác định các đới năng lượng cao

Đã rất nhiều bài đăng trước tôi nói về các kiến thức cơ bản về địa mạch, về thiên văn, và tại bài trên là các thông số đầu vào quan trọng liên quan đến thuỷ pháp. Ví dụ tại hình trên, khi chúng ta nhìn vào dòng 2 của đoạn code do tôi viết về thuỷ pháp, thì các dòng lực nó phụ thuộc đầu tiên là vị trí của dòng nước chảy trên vị trí nào của Trái Đất, do Trái Đất quay ngược chiều và có hình elip, do đó các dòng nước khi chảy đủ dài sẽ chịu tác động của lực xoáy mà Bắc Bán cầu sẽ ngược lại với Nam bán cầu. Do Việt Nam ở Bắc bán cầu, do đó tôi viết phần mềm chỉ dành cho Bắc bán cầu mà nếu áp dụng tại Nam bán cầu sẽ bị đảo ngược kết quả.
2. Nhìn vào tổng thể, 1 đoạn code quan trọng nhất là các thông số đầu vào, khi phân tích bất cứ 1 khúc sông nào, sẽ có các thông số đầu vào sau bắt buộc phải có:
F= (vận tốc dòng chảy, vĩ độ thuỷ đến, vĩ độ thuỷ đi, chiều dài dòng sông và bán kính khúc sông) với các đơn vị quy về m và seconds.
3. Các phương trình khai triển của các thông số đầu vào tôi không cung cấp, bởi chỉ cần có các thông số đầu vào tại mục 2 cũng đủ để những người nghiên cứu phong thuỷ lâu năm cũng định hình được các vị trí nào của khúc sông sẽ hội lực hay tán lực. Và khi kết hợp được các điểm tụ cốt lõi của dòng sông với kiến thức của địa mạch mà tôi đã nói nhiều lần tại các bài trước đây, chúng ta có kết quả là tìm được nhiều vị trí khả quan để ứng dụng cho cả dương trạch và âm trạch.
4. Nói về các phương trình, các kiến thức khoa học thì thuỷ pháp vô cùng sâu xa và phức tạp, nói nhiều dòng cũng không hết, do đó tôi ngắt quãng và nói tiếp về phần tâm linh của thuỷ pháp mà theo kinh nghiêm của tôi sẽ như sau:
Những kỹ thuật điều khí liên quan đến thuỷ pháp:
Không giống như các pháp điều khí của địa mạch, các pháp điều khí của thuỷ pháp nó có vị trí đặt gốc lưỡi, cách bắt ngón tay, cách vào khí khác.
– Vận tốc di chuyển của người cảm khí: Thường thì khi cảm nhận các dòng thuỷ, vận tốc của người cảm nhận phải nhanh hơn so với cảm đất, đất thì cần chậm, đi chậm hơn vận tốc đi bộ bình thường mà thuỷ thì phải nhanh( đi nhanh hơn vận tốc đi bộ bình thường).
– Vị trí đặt lưỡi: Cảm thuỷ thường có xu hướng đảo lưỡi, chứ không cố định lưỡi như địa mạch, với xu hướng đảo lưỡi và hướng về phía trong của đỉnh đầu.
– Bộ phận cảm nhận thuỷ khí: Do thuỷ là các dòng lực ngang, khác với địa lực từ dưới đất lên và thiên lực từ trên rót xuống, do đó với thuỷ phải cho khí qua 2 tai. Và thường thì cảm nhận sẽ tốt nhất khi khí hậu lạnh, trời khô ráo.
– Cách bắt quyết khi cảm khí: Trong huyền thuật cổ đại, các ngón tay được phân ra dựa theo đặc tính hành của chúng. Mỗi ngón tay đại diện cho 1 hành, và cách kết nối các ngón tay tạo ra sự kết hợp của ít nhất 2 hành trong bất cứ trường hợp nào. Với trường hợp của thuỷ pháp: Nên sử dụng các quyết liên quan đến các ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái tại các đoạn thuỷ hung hiểm và các ngón nhẫn, út tại các đoạn cát thuỷ. ví dụ khi gặp các đoạn thuỷ có xạ, hung thuỷ thì gần như người thầy bắt buộc phải bắt quyết liên quan đến 3 ngón đó để phòng thân, và do thuỷ có lực ngang nên thường sẽ để tay tại vị trí trung tâm của khí phần ngực là huyệt đản trung.
– Cách ứng phó với âm, hung lực: Thuỷ có sự khác biệt lớn so với địa, thuỷ có tính vui vẻ, hoà đồng, nhanh và nhẹ nhàng, nếu làm sai thì vẫn có sự tha thứ, khác hẳn so với địa lực vốn có tính nghiêm khắc, chắc chắn, làm sai thì hậu quả rất nặng mà không có sự tha thứ. Do đó, người cảm về thuỷ lực cũng không có nhiều những cấm kỵ như người cảm về địa lực, chỉ cần nhớ cách bắt quyết, cách đặt lưỡi, và tương tác 1 cách nhẹ nhàng khi đến đoạn thủy là cát, và cần tập trung cao độ hơn khi đến đoạn thủy là hung.
– Các phương pháp chuyển hóa khí:
Trong khi địa mạch có rất nhiều pháp để cải thiện dòng địa khí, thì thuỷ mạch rất là khó để chỉnh, nó phụ thuộc hoàn toàn vào địa thế, hình dạng, vận tốc dòng sông tự nhiên, chế độ hoạt động thủy văn theo mùa v.v. chứ con người không hoán cải được nhiều, do đó với thuỷ pháp nó hiệu quả nhất ở khâu đầu tiên của phong thuỷ là khâu chọn đất, còn địa pháp lại hiệu quả đều ở tất cả các khâu từ chọn đất đến cải tạo đất.

1. Trích đoạn đoạn code sử dụng cho phân tích thuỷ pháp

import tkinter as tk
from tkinter import *
import math

root = Tk()
root.title(“PHẦN MỀM THỦY PHÁP DÙNG CHO BÁN CẦU BẮC- DUY TUẤN “)

vantoc_Label = Label(root, text=”Nhập vận tốc dòng chảy(m/s) : “, width=30, height=5, highlightbackground=”purple”)
vantoc_Label.grid(row=0, column=0, padx=5, pady=1)
vantoc = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vantoc.grid(row=0, column=1, padx=5, pady=1)

vido_Label = Label(root, text=”Nhập vĩ độ thủy đến-Hà Nội nhập 21:”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
vido_Label.grid(row=1, column=0, padx=5, pady=1)
vido = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vido.grid(row=1, column=1, padx=5, pady=1)

vido1_Label = Label(root, text=”Nhập vĩ độ thủy đi-Hà Nội nhập 21.5:”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
vido1_Label.grid(row=2, column=0, padx=5, pady=1)
vido1 = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
vido1.grid(row=2, column=1, padx=5, pady=1)
l_Label = Label(root, text=”Nhập chiều dài dòng sông(m):”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
l_Label.grid(row=3, column=0, padx=5, pady=1)
l = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
l.grid(row=3, column=1, padx=5, pady=1)
r_Label = Label(root, text=”Nhập bán kính độ cong khúc sông(m):”, width=30, height=5, highlightbackground=”blue”)
r_Label.grid(row=4, column=0, padx=5, pady=1)
r = Entry(root, highlightbackground=’yellow’, width=15)
r.grid(row=4, column=1, padx=5, pady=1)

submit= Button(root, text=”OK”, width=30, height=5, highlightbackground=”orange”,
command= lambda: thuyphap(vantoc.get(), vido.get(), vido1.get(),l.get(),r.get()))
submit.grid(row=5, column=1, padx=5, pady=1)
def thuyphap(vantoc,vido,vido1,l,r):

…………………….Hết trích

 

 

2. Trích đoạn phân tích thuỷ động lực cho vùng bất kỳ (hạ lưu sông Hồng)

 

Please follow and like us:

Viết một bình luận